Cẩm nang du lịch Hội An

Nằm nghiêng mình bên dòng sông Thu Bồn hiền hòa, đến với phố cổ Hội An, du khách có thể thong dong bước trên con đường với hai bên là những căn nhà cổ mái lợp rêu phong hoặc thả mình lênh đênh trên dòng nước yên ả.

3166

Cẩm nang du lịch Hội An mục lục:

Tổng quan du lịch Hội An
Đi Hội An khi nào?
Đi đâu, chơi gì ở Hội An
Đến và đi lại Hội An bằng gì
Ăn gì và ăn ở đâu tại Hội An
Mua sắm và giá cả tại Hội An
Lưu ý khác khi du lịch Hội An


Tổng quan du lịch Hội An

Hội An là một thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam. Với yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, là nơi giao thương của những thuyền buôn đến từ Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ 17 và 18. Ngày nay du lịch Hội An luôn thu hút du khách trong và ngoài nước bởi sự cổ kính và êm đềm đến lạ.

Du lịch Hội An
Phố cổ Hội An – Ảnh: Internet

Trong suốt hai cuộc chiến tranh, Hội An may mắn không bị tàn phá và tránh xa được quá trình đô thị hóa nhanh chóng vào cuối thế kỷ 20. Là vùng đất hội tụ nhiều nền văn hóa nên Hội An cũng mang nhiều dấu ấn của các nề văn hóa khác nhau. Điều này được thể hiện trong các công trình kiến trúc như hội quán, đền miếu mang dấu tích của người Hoa, nằm bên những ngôi nhà truyền thống của người Việt và những ngôi nhà được xây theo kiến trúc Pháp.

Du lịch Hội An
Phố cổ Hội An – Ảnh: Internet

Bắt đầu từ những năm 1980, những giá trị kiến trúc và văn hóa của phố cổ Hội An dần được chú ý khiến nơi này dần dần trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn ở Việt Nam. Ngày nay, đến với Hội An bạn sẽ được chiêm ngưỡng những ngôi nhà cổ đã có từ hàng trăm năm trước, và tận hưởng không gian êm đềm, cổ kính đặc trưng của thành phố này.

Hãy cùng ChuduInfo bắt đầu khám phá Cẩm nang du lịch Hội An dưới đây, để tìm hiểu về các thông tin hữu ích cho chuyến đi của bạn.

Đi Hội An khi nào

Thời điểm du lịch Hội An lý tưởng nhất là vào tháng 2 đến tháng 4 hàng năm, lúc này ít mưa, thời tiết dễ chịu. Nếu đi vào mùa nắng khoảng tháng 7 – 9 hay mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 11, bạn cần chuẩn bị quần áo, đồ bơi, mũ nón, kem chống nắng, áo khoác. Nếu có thời gian, bạn nên sắp xếp đến thăm Hội An vào những ngày rằm, lúc này có hội thả đèn hoa đăng trên sông Hoài rất đẹp.

Cẩm nang du lịch Hội An – Mục Lục

Đi đâu, chơi gì ở Hội An – Cẩm nang Vui Chơi

Một số điểm tham quan ở Hội An
– Chùa Cầu
Tương truyền, chùa Cầu là chiếc cầu được các thương nhân Nhật Bản xây dựng vào đầu thế kỷ XVII mang theo nhiều huyền thoại. Về sau, cầu được các cư dân Hoa – Việt tu bổ và tôn tạo thành kiểu dáng kiến trúc như hiện nay. Cầu làm bằng gỗ, dài 18 mét và gắn liền với một ngôi chùa nhỏ, lợp ngói âm dương, dựng trên móng đá chắc chăn. Chùa thờ Bắc Đế Trấn Võ, là vị thần trị thủy nhằm cầu mong sự bình yên cho dân chúng và phố xá. Chùa Cầu đã trở thành biểu tượng văn hóa của Hội An và được chọn làm logo chính thức đại diện cho của Đô thị cổ Hội An.

Du lịch Hội An
Chùa Cầu – Ảnh: Internet

– Chùa Ông Hội An
Chùa Ông nằm ở số 24 đường Trần Phú, nơi đây còn được gọi là Quan Công miếu, công trình này được người Minh Hương và người Việt ở Hội An xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 17. Chùa Ông thờ vị tướng tài ba thời Tam Quốc là Quan Vân Trường (Quan Vũ), nhằm tỏ lòng thành kính và ca tụng tấm lòng nghĩa khí, tiết trung liệt của Ông.

Du lịch Hội An
Chùa Ông Hội An – Ảnh: Internet

– Hội quán Phúc Kiến
Hội quán vốn là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu, là bà chúa phù hộ cho tiền tài, sông nước và tiền của, tượng được vớt ở bờ biển Hội An vào năm 1697. Đây cũng là nơi hội họp đồng hương của những người Phúc Kiến. Đến đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc độc đáo tráng lệ, được chạm trổ tinh xảo.

Du lịch Hội An
Hội quán Phúc Kiến – Ảnh: Internet

– Hội quán Triều Châu
Hội quán được Hoa Kiều bang Triều Châu xây dựng vào năm 1845 để thờ Phục Ba tướng quân Mã Viện – vị thần giỏi chế ngự sóng gió giúp cho việc đi lại buôn bán trên biển được thuận buồm xuôi gió, đắc lợi. Hội quán có giá trị đặc biệt về kết cấu kiến trúc với bộ khung gỗ chạm trỗ tinh xảo, cùng những họa tiết, hương án trang trí bằng gỗ và những tác phẩm đắp nổi bằng sành sứ tuyệt đẹp.

Du lịch Hội An
Hội quán Triều Châu – Ảnh: Internet

– Hội quán Quảng Đông
Hội quán được Hoa Kiều Quảng Đông xây dựng vào năm 1885, thoạt đầu để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử, sau năm 1911 chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền của bang. Sự sử dụng hợp lý các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu lực, chi tiết trang trí đã đem lại cho Hội quán vẻ đẹp đường bệ, riêng có. Hàng năm vào ngày Nguyên Tiêu, vía Quan Công (24 tháng 6 Âm lịch) tại đây diễn ra lễ hội rất linh đình thu hút nhiều người tham gia.

Du lịch Hội An
Hội quán Quảng Đông – Ảnh: Internet

– Nhà thờ Tộc Trần
Nhà thờ Tộc Trần do một vị quan họ Trần (một dòng họ lớn từ Trung Hoa di cư đến Hội An vào những năm 1700) xây dựng năm 1802 theo những nguyên tắc phong thuỷ truyền thống của người Trung Hoa và người Việt. Tọa lạc trên một khu đất rộng khoảng 1500 m2, có nhiều hạng mục: nhà thờ tự ông bà và trưng bày các di vật liên quan đến dòng họ, nhà ở… Nhà thờ cổ tộc Trần Hội An là nhà thờ cổ mang phong cách nhà thờ tộc của người Việt từ ngàn xưa còn nguyên vẹn hình thể kiến trúc cổ.

Du lịch Hội An
Nhà thờ Tộc Trần – Ảnh: Internet

– Bảo tàng Lịch Sử – Văn Hóa
Bảo tàng được thành lập vào năm 1989, trưng bày những hiện vật gốc bằng gốm, sứ, đồng sắt, giấy, gỗ… và nhiều tư liệu có giá trị, phản ánh các giai đoạn phát triển của thương cảng Hội An từ thời thế kỷ thứ 2 sau Công Nguyên đến thế kỷ 15 nói riêng và văn hoá Đại Việt, Đại Nam từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19 nói chung.

Du lịch Hội An
Bảo tàng Lịch Sử – Văn Hóa – Ảnh: Internet

– Những ngôi nhà cổ
Mỗi một ngôi nhà cổ ở Hội An là một di tích trong quần thể kiến trúc phố cổ, là một “bảo tàng sống” đã được gìn giữ nguyên vẹn đến ngày nay. Hội An có rất nhiều ngôi nhà cổ lâu đời, trong đó nổi tiếng nhất là nhà cổ Tấn Ký, nhà cổ Đức An, Phừng Hưng, Diệp Đồng Nguyên.
Nhà cổ Tấn Ký được xây dựng cách đây gần 200 năm, mang kiến trúc đặc trưng của Hội An với nội thất chia làm nhiều gian, mỗi gian có chức năng riêng, được xây dựng bởi những loại vật liệu truyền thống.

Du lịch Hội An
Nhà cổ Tấn Ký – Ảnh: Internet

Nhà cổ Đức An là một ngôi nhà đã 180 năm tuổi, đến thăm nơi này bạn sẽ cảm nhận được những nét cổ kính, trầm mặc hiện hữu trong không gian ngôi nhà, trên từng đồ vật rất đỗi giản dị của gia đình như bộ bàn ghế, bộ tranh tứ bình, chiếc đèn dầu, chiếc giá để bút cũng đã hàng trăm năm tuổi. Hơn thế nữa, nơi đây còn là cơ sở liên lạc, hoạt động cách mạng vừa là nơi dừng chân bí mật của các đồng chí cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Hội An lúc bấy giờ.

Du lịch Hội An
Nhà cổ Đức An – Ảnh: Internet

Nhà cổ Phùng Hưng đã tồn tại hơn 100 năm, ngôi nhà có kết cấu độc đáo với phần gác cao bằng gỗ và các hành lang rộng bao quanh, thể hiện sự phát triển về kiến trúc và sự giao thoa giữa các phong cách kiến trúc Á Đông ở Hội An trong các thế kỷ trước đây.

Du lịch Hội An
Nhà cổ Phùng Hưng – Ảnh: Internet

– Xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An
Xưởng quy tụ hầu hết các ngành nghề thủ công truyền thống của Hội An và Quảng Nam như dệt chiếu, dệt vải, gốm, sơn mài… Vào thăm xưởng, du khách sẽ tìm thấy khung cảnh thanh bình êm ả của một hình ảnh làng quê Việt Nam; được tận mắt chứng kiến đôi bàn tay khéo léo và kỹ năng tuyệt vời của các nghệ nhân, tạo nên những sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo và đặc sắc. Du khách có thể tham gia một vài khâu trong quá trình sản xuất của các nghề và mua một vài sản phẩm về làm kỷ niệm.

Du lịch Hội An
Xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An – Ảnh: Internet

Một số điểm vui chơi tại Hội An
– Biển Cửa Đại
Cửa Đại là một bãi tắm đẹp, có bãi cát trắng mịn, nước trong xanh, sóng nhỏ và rất sẵn các quán hải sản tươi ngon với giá rẻ. Đến biển Cửa Đại vào buổi tối cũng rất tuyệt bởi lúc ấy bãi biển mênh mông, lung linh dưới những ngọn đèn dầu lãng mạn.

Du lịch Hội An
Biển Cửa Đại – Ảnh: Internet

Biển An Bàng
Đến biển An Bàng, bạn sẽ được cảm nhận sự trong lành tuyệt diệu khi thả bộ dọc theo triền cát, đón ánh mặt trời lên, ngắm nhìn vẻ đẹp tinh khôi lúc hừng đông trên mặt biển.

Du lịch Hội An
Biển An Bàng – Ảnh: Internet

Ngoạn cảnh sông Thu Bồn
Bạn có thể tham gia một tour đi ghe dọc sông Thu Bồn. Hai bên bờ sông có những cồn cát tuyệt đẹp, cảnh đồng ruộng, núi non đẹp như tranh vẽ. Đặc biệt, hoàng hôn trên sông Thu Bồn có thể khiến mọi du khách phải xao lòng.

Du lịch Hội An
Ngoạn cảnh sông Thu Bồn – Ảnh: Internet

Làng Bích họa Tam Thanh
Ngày 28.6, UBND Quảng Nam phối hợp với Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam và một số tổ chức phi chính phủ khánh thành Dự án giao lưu mỹ thuật cộng đồng Hàn – Việt tại xã Tam Thanh (TP Tam Kỳ).

Du lịch Hội An
Làng Bích họa Tam Thanh – Ảnh: Internet

Những bức tranh hiện lên trên những mảng tường rêu xiêu vẹo, có khi là nhà hoang, có khi là cái nhà tắm, có nơi chỉ là hàng rào. Trên đó là biển cả, là gương mặt của những người dân trong làng chài, phảng phất những nụ cười rạng rỡ, hiền khô. Người làng khi nhận để vẽ tranh tường chỉ nghĩ đơn giản là trang trí cho ngôi nhà vốn đã cũ của mình một màu mới.

– Làng Mộc Kim Bồng
Nghệ nhân làng mộc Kim Bồng từng tự hào với việc cha ông họ đã được vua chúa nhà Nguyễn mời ra kinh đô xây dựng và tôn tạo các công trình thành quách, lăng tẩm. Đến làng nghề này, du khách được tận mắt chiêm ngưỡng các khâu chế tác ra nhiều sản phẩm mỹ nghệ gỗ rất tinh xảo.

Du lịch Hội An
Làng Mộc Kim Bồng – Ảnh: Internet

– Tham quan đảo Cù Lao Chàm
Cù Lao Chàm gồm 7 hòn đảo nhỏ là Hòn Lao, Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô Con, Hòn Tai, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Lá, Hòn Ông. Cù Lao Chàm nổi bật về đa dạng sinh học với rừng tự nhiên, bãi biển đẹp, rạn san hô và nhiều loài thủy sản có giá trị.

Du lịch Hội An
Cù Lao Chàm – Ảnh: Internet

Hồ Phú Ninh
Nằm cách thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam tầm 7 km, hồ Phú Ninh được người dân yêu mến, gọi bằng cái tên thân thương “Hòn ngọc xanh”. Giữa tiết trời oi ả, nắng chói chang của miền Trung, hồ Phú Ninh hiện lên với không gian xanh mướt, thảm thực vật phong phú, núi non xinh đẹp, nhiều ốc đảo kỳ vĩ giữa mênh mông sóng nước.

Du lịch Hội An
Hồ Phú Ninh – Ảnh: Internet

Làng Gốm Thanh Hà
Vào thế kỷ 16, 17, Thanh Hà là một ngôi làng rất thịnh đạt, nổi tiếng về các mặt hàng gốm, đất nung được trao đổi, bán buôn khắp các tỉnh miền Trung Việt Nam. Nghề gốm của làng có nguồn gốc xuất xứ từ Thanh Hóa, sau khi tiếp thu được một số vốn liếng kỹ thuật thì đã hình thành làng gốm như ngày nay. Sản phẩm chủ yếu là các đồ dùng phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày như chén, bát, chum, vại, bình hoa, chậu cảnh, hình thù các con giống… mang nhiều kiểu dáng, màu sắc rất phong phú và đặc biệt nhẹ hơn so với các sản phẩm cùng loại của địa phương khác.

Du lịch Hội An
Làng Gốm Thanh Hà – Ảnh: Internet

Cẩm nang du lịch Hội An – Mục Lục

Đến và đi lại Hội An bằng gì

Di chuyển
– Phương tiện di chuyển khi du lịch đến Hội An
+ Máy bay: Hội An thuộc Quảng Nam nhưng sân bay gần nhất lại ở Đà Nẵng (Hội An cách Đà Nẵng khoảng 30 km) nên khi đến sân bay bạn có thể di chuyển bằng taxi để đến Hội An.
Về vé máy bạy, từ Tp. HCM hoặc từ Hà Nội đi Đà Nẵng có mức giá vé tương đương nhau dao động từ 400.000 – 1.000.000 đồng tùy vào hạng ghế. Bạn có thể tham khảo các hãng:
JetStar – Hotline: 19001550 – đặt mua tại website: www.jetstar.com
Vietnam Airline đặt mua tại website: www.vietnamairlines.com
VietJetAir – Hotline: 1900 1886. Đặt mua tại website: www.vietjetair.com
+ Tàu hỏa ( xe lửa): Tp.HCM hoặc Hà Nội đi Đà Nẵng có giá vé ngang nhau dao động khoảng từ 300.000 – 800.000 đồng tùy vào hạng ghế. (tham khảo đặt vé tại đây)
+ Xe khách: Xe khách đi Đà Nẵng giá vé từ khoảng 300.000 – 500.000 đồng.
– Lưu ý: Từ thành phố Đà Nẵng đi về Hội An có hai cách:
+ Bạn có thể đi theo quốc lộ 1 về phía Nam khoảng 27km đến đường Vĩnh Điện rồi rẽ trái thêm 10km là đến Hội An.
+ Con đường thứ hai gần hơn, vắng hơn, đi từ Trung Tâm Đà Nẵng qua cầu sông Hàn, vào tỉnh lộ Đà Nẵng – Hội An, đến Hội An khoảng 30km.

– Phương tiện di chuyển trong Hội An
• Hội An có đầy đủ các dịch vụ giao thông như xe bus, taxi, xe ôm, xích lô
• Giá thuê xe máy dao động khoảng 200.000 đồng/ngày.
• Nhưng thú vị nhất khi đến thăm Hội An vẫn là đi bộ hoặc thuê xe đạp vòng quanh khu phố để cảm nhận nét đặc biệt của nơi này. Giá thuê một chiếc xe đạp là khoảng 50.000 đồng/ngày.

Cẩm nang du lịch Hội An – Mục Lục

Ăn gì và ăn ở đâu tại Hội An – Cẩm nang Ăn Uống

Năm 2011, website du lịch nổi tiếng Tripadvisor đã bình chọn và công bố danh sách 10 điểm đến có ẩm thực hấp dẫn nhất châu Á, trong đó các món ăn của Hội An được xếp ở vị trí thứ 6. Sau đây là những món ăn nếu có dịp đến Hội An nhất định bạn không được bỏ qua.

Cơm gà Phố Hội
Cơm được nấu từ loại gạo ngon và dẻo, dùng nước luộc gà và lá dứa để nấu trên lò củi. Gà ta còn tơ, thịt mềm thơm, được luộc khéo sao cho lớp da vừa giòn vừa ngọt. Gà luộc xong được xé nhỏ rồi bóp với hành tây, hành phi, muối tiêu và rau răm. Cuối cùng là bày cơm ra đĩa, cho gà đã xé lên cơm, ăn với hành tây, đu đủ ngâm chua, nước mắm.

Du lịch Hội An
Cơm gà Phố Hội – Ảnh: Internet

Cao lầu
Cao lầu là món ăn có ảnh hưởng ít nhiều từ ẩm của người Hoa và món mì lạnh Udon của người Nhật. Tuy vậy, cao lầu Hội An vẫn mang đậm nét riêng của mình và duy chỉ có Hội An mới có món Cao Lầu ngon đúng nghĩa.

Du lịch Hội An
Cao lầu Hội An – Ảnh: Internet

Bánh hoa hồng
Bánh hoa hồng được làm bằng bột xay từ loại gạo nguyên hạt, dẻo thơm. Nhân bánh làm từ tôm đất giã nhuyễn ướp cùng tiêu, tỏi, hành, sả cùng những gia vị bí truyền. Sở dĩ bánh được gọi là hoa hồng bởi cách tạo hình độc đáo như một bông hoa hồng

Du lịch Hội An
Bánh hoa hồng Hội An – Ảnh: Internet

Bánh bèo Hội An
Bánh bèo Hội An có hương vị khác hoàn toàn so với những nơi khác. Bánh trong những chén nhỏ được sắp lên khay, khi khách đến chủ quán sẽ múc nhân bánh được làm từ tôm, thịt, tương ớt, hành thơm. Ăn bánh bèo Hội An nhất định bạn phải dùng cái siêu, vót bằng tre hình lưỡi dao. Kiểu ăn như thế cũng gợi lên sự hiếu kỳ và cũng là nét đặc biệt khiến bạn không thể quên.

Du lịch Hội An
Bánh bèo Hội An – Ảnh: Internet

Chè bắp
Chè bắp là một món ăn dân dã nổi tiếng ở Hội An bởi nó được nấu từ bắp Cẩm Nam ngon nức tiếng xứ Hội. Chè có vị ngọt thanh, thơm vị của bắp mới bẻ. Thời điểm thu hoạch bắp cũng là mùa chè rộ nhất, vào khoảng tháng 3 đến tháng 9 hàng năm.

Du lịch Hội An
Chè bắp Hội An – Ảnh: Internet

Mắm thính Hội An
Đến du lịch Hội An, du khách thường không thể bỏ qua khu chợ Hội An, nơi lưu giữ nhiều tinh hoa văn hóa một thời thương cảng xưa. Đặc biệt chợ Hội An là nơi họp mặt các loại mắm đặc sản chế biến từ những con cá, con tôm được đánh bắt từ biển Cửa Đại, Cù Lào Chàm…, trong đó có nhiều loại mắm thính. Hiện nay nghề làm mắm thính của cư dân vùng cửa biển Hội An được Trung tâm bảo tồn di sản Hội An đưa vào danh sách nghề truyền thống.

du lịch Hội An
Mắm thính chiên – Ảnh: Internet

Cẩm nang du lịch Hội An – Mục Lục

Mua sắm và giá cả tại Hội An – Cẩm nang Mua Sắm

Lưu ý khác khi du lịch Hội An
Lồng đèn
Trong số những món đồ thủ công mỹ nghệ được bày bán trong các cửa hàng ở Hội An, thì những chiếc đèn lồng lung linh nhiều màu sắc là điều gây ấn tượng với du khách hơn cả. Không phải quá lời khi nói rằng, nhắc đến đèn lồng thì hầu hết mọi người sẽ nghĩ ngay đến Hội An. Đèn lồng của Hội An có rất nhiều màu sắc và kích cỡ khác nhau, được làm dưới đôi tay tài hoa của những nghệ nhân địa phương.

Du lịch Hội An
Đèn lồng Hội An – Ảnh: Internet

Không chỉ được bày bán trong các cửa hàng, những chiếc đèn lồng còn xuất hiện khắp các con phố, bên ngoài các nhà hàng và nhà của người dân địa phương. Như một lẽ tự nhiên, những chiếc đèn lồng đã trở thành một phần không thể thiếu của nơi đây.
Lồng đèn Hội An có nhiều mẫu mã đa dạng với những kiểu dáng, màu sắc với giá cả khác nhau.
Địa chỉ mua tham khảo:
Bạn có thể dễ dàng mua được một chiếc đèn lồng tại các cửa hàng bán đồ lưu niệm dọc các con phố của Hội An hoặc chợ đêm Hội An.
– Ngoài ra, bạn có thể tới tham quan và mua tại cơ sở sản xuất đèn lồng Hội An Huỳnh Văn Ba (số 54 Nguyễn Thị Minh Khai) hay cơ sở Hà Linh số (72 Trần Nhân Tông, P. Cấm Châu).

Du lịch Hội An
Đèn lồng Hội An – Ảnh: Internet

Lụa/quần áo
Lụa tơ tằm Hội An có đặc điểm thoáng mát, nhẹ và mềm mại. Từ nguyên liệu này, các tiệm may mặc đã cho ra đời nhiều sản phẩm như quần áo, túi, khăn… với nhiều kiểu dáng và họa tiết tinh tế, đa dạng. Ngoài các mặt hàng có sẵn, bạn cũng có thể tự đặt theo thiết kế riêng của mình và nhận lại chỉ sau một ngày. Giá một chiếc khăn lụa trung bình là 150.000 đồng, còn riêng quần áo thì sẽ sẽ có giá từ một triệu đến hàng chục triệu đồng tùy loại.

Du lịch Hội An
Quần áo Hội An – Ảnh: Internet

Địa chỉ mua tham khảo:
– Yaly – 358 Nguyễn Duy Hiệu
– A Dong Silk – 40 Lê Lợi
– Lana – 130 Trần Phú

Du lịch Hội An
Lụa Hội An – Ảnh: Internet

Tượng Đồng Phước Kiều
Ở Hội An có một làng nghề chuyên làm đồ đồng Phước Kiều (xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) nổi tiếng. Bên cạnh tham quan, các bạn có thể mua cho mình những bức tượng đồng nhỏ làm quà lưu niệm. Mỗi bức có giá khoảng 130.000 – 350.000 đồng tùy theo kích cỡ. Hoặc mua những chiếc chiêng, chuông, con thú, trống đồng… cỡ nhỏ. Nhiều cửa hàng lưu niệm ở trung tâm Hội An cũng có bán tượng đồng này, nhưng mua được giá rẻ, tốt nhất bạn nên mua tại xưởng.

Du lịch Hội An
Tượng Đồng Phước Kiều – Ảnh: Internet

Gốm Thanh Hà
Làng gốm Thanh Hà nằm ngay bên bờ sông Thu Bồn, thuộc địa bàn phường Thanh Hà, thành phố Hội An, cách khu phố cổ khoảng 2km về hướng Tây.
Vào thế kỷ 16, 17, Thanh Hà là một ngôi làng rất thịnh đạt, nổi tiếng về các mặt hàng gốm, đất nung được trao đổi, bán buôn khắp các tỉnh miền Trung Việt Nam. Sản phẩm chủ yếu ở Thanh Hà là các đồ dùng phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày như chén, bát, chum, vại, bình hoa, chậu cảnh, hình thù các con giống… mang nhiều kiểu dáng, màu sắc rất phong phú và đặc biệt nhẹ hơn so với các sản phẩm cùng loại của địa phương khác.

Du lịch Hội An
Gốm Thanh Hà – Ảnh: Internet

Đến với làng nghề ngoài việc mua gốm, du khách còn được hướng dẫn để tự tay thực hiện các sản phẩm thủ công truyền thống tại đây.

Tranh ảnh nghệ thuật
Hội An là nơi tập trung một lực lượng lớn các họa sĩ, nhiếp ảnh gia nổi tiếng với những tác phẩm đẹp, mỗi bức có giá lên từ vài triệu lên tới vài chục triệu. Để mua tranh làm quà cũng như chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật bạn có thể ghé thăm:

Du lịch Hội An
Tranh ảnh nghệ thuật – Ảnh: Internet

– Phu Tam Photography – 99 Nguyễn Thái Học
– Art House Gallery – 692 Hai Bà Trưng
– T&G Art Gallery – 46 Nguyễn Thái Học
– Hoi An Art Craft Manufacturing Workshop – 9 Nguyễn Thái Học
– Hoi An Art Café – 30 Nguyễn Thái Học

Thiệp nổi
Thiệp nổi không bán trong những cửa hàng sang trọng mà tập trung chủ yếu tại vỉa hè trên các tuyến phố Hội An cũng như trong chợ đêm. Đây là món đồ được nhiều du khách yêu thích vì sự cầu kỳ và tinh tế. Điều đặc biệt của mỗi tấm thiệp là khi mở ra, một mô hình giấy sẽ nổi lên đầy sống động. Bạn có thể chọn nhiều hình khác nhau như chùa Cầu, hoa sen, con thuyền,…

Du lịch Hội An
Thiệp nổi – Ảnh: Internet

Bánh đậu xanh
Bánh đậu xanh Hội An tuy là bánh ngọt nhưng đặc biệt ở chỗ có nhân là mỡ lợn rán giòn, mặn mặn của vị muối. Bánh đậu xanh khô in hình chữ Vạn, được sấy rất kỹ và đóng gói cẩn thận, nên bánh để được lâu ngày. Nhiều lò bánh gia truyền thường lưu giữ những kỹ thuật, bí quyết khác nhau để tạo sự độc đáo riêng. Bánh được làm chủ yếu từ đậu xanh, rất tốt cho sức khỏe.
Có hai loại bánh đậu xanh là khô và ướt. Cả hai loại bánh này đều in bằng khuôn, hình tròn mỏng, nhỏ gọn trong lòng bàn tay. Bánh đậu xanh khô thì giòn tan, còn bánh đậu xanh ướt thì mềm mại.

Du lịch Hội An
Bánh đậu xanh – Ảnh: Internet

Địa chỉ mua tham khảo:
– Lò bánh đậu xanh bà Trinh – 62 Lê Lợi
– Chợ Hội An
Cẩm nang du lịch Hội An – Mục Lục

Lưu ý khác khi đi du lịch Hội An

– Nằm Top những nơi chụp ảnh tự sướng đẹp nhất thế giới, chính vì vậy bạn đừng quên mang theo máy ảnh, máy quay để ghi lại những khoảnh khắc không thể nào quên nơi đây
– Tới Hội An thường đi bộ trong các phố cổ, đặc biệt là vào ngày thứ 7 là ngày phố cổ không có động cơ di chuyển, với thời tiết nóng bức bạn nên mang theo chai nước bên mình nhé.
– Nên đến Hội An vào ngày rằm, 14 âm lịch, lúc này có Đêm phố cổ, cấm xe máy, đèn điện, nhà nhà đốt đèn lồng, có phố đi bộ, hát dân ca, hò xứ Quảng…

Về lưu trú: tại Hội An có khá nhiều khách sạn/ resort để bạn có thể khám phá và dừng chân tại Hội An.
+ Bạn thích ngắm bãi biển, thích mùi hương nhẹ nhàng của biển bạn có thể tham khảo resort gần biển.
Sunrise Premium Resort Hội An
Hoi An Beach Resort
Palm Garden Beach Resort & Spa

đặt phòng Hội An
Sunrise Premium Resort Hội An – Ảnh: Chudu24

+ Còn nếu bạn thích những tấm ảnh selfie cực lung linh nhưng không muốn đi xa, thì xem ngay những khách sạn/ resort siêu xinh ngay lòng Phố Cổ.
Khách sạn Maison Vy
Khách Sạn Royal Hội An, MGallery by Sofitel
La Residencia Luxury Boutique Hotel

khách sạn Hội An
Khách sạn Maison Vy – Ảnh: Internet

Hoặc bạn có thể tham khảo những khách sạn/resort khác tại Chudu24 với giá tốt nhất cho chuyến du lịch Hội An.

Cẩm nang du lịch Hội An – Mục Lục