Cung An Định lộng lẫy kiến trúc châu Âu nơi cố đô Huế

Mỗi lần đi Huế là một lần được học hỏi và khám phá thêm nhiều điều thú vị và mới mẻ. Giữa chốn cố đô triều Nguyễn lại có một cung điện mang đậm nét kiến trúc Âu châu thì quả là bất ngờ và đáng để đến tham quan.

687

Chắc hẳn ai cũng nghĩ rằng đi Huế sẽ chỉ được chiêm ngưỡng những cố cung thời Nguyễn mang đậm hồn Việt. Vậy nhưng, có một cung điện nằm bên bờ sông An Cựu được xây dựng theo lối kiến trúc châu Âu cực kì độc đáo vào thời vua Đồng Khánh.

Cung An Định tọa lạc ở số 97 đường Phan Đình Phùng, phường Phú Nhuận ngay trung tâm thành phố và khá gần các khách sạn Huế, thuận tiện cho việc tham quan của khách du lịch Huế.

Cung An Định là tòa nhà được vua Đồng Khánh cho xây dựng và đặt tên là phủ Phụng Hóa với ý nguyện làm quà cho con trai trưởng là hoàng tử Nguyễn Phúc Bửu Đảo (vua Khải Định). Từ năm Thành Thái 14 (1902), Phụng Hóa Công Nguyễn Phúc Bửu Đảo đã lập phủ, đặt tên là phủ An Định.

đi Huế
@marspham86
@caracat

Năm Khải Định 2 (1917), vua mới dùng tiền riêng cải tạo lại thành cung theo lối kiến trúc hiện đại. Đầu năm 1919, công việc xây dựng hoàn tất, cung vẫn giữ nguyên tên gọi. Từ ngày 28/2/1922, cung An Định trở thành tiềm để của Đông Cung Thái tử Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại về sau). Sau Cách mạng tháng Tám 1945, gia đình cựu hoàng Bảo Đại đã chuyển từ Hoàng cung qua sống tại cung An Định. Sau năm 1954, chính quyền Ngô Đình Diệm đã tịch thu cung An Định. Sau năm 1975, bà Từ Cung đã hiến cung An Định cho chính quyền cách mạng. Trong thời gian dài, cung An Định được sử dụng làm địa điểm văn hóa công cộng, sau đó là nơi kinh doanh các dịch vụ ăn uống nhưng không được trùng tu, bảo dưỡng nên đã xuống cấp khá nghiêm trọng. Đến nay, sau một quá trình trùng tu, bảo tồn, Cung An Định đã được khôi phục lại gần như nguyên trạng.

@cattuong269

Cung An Định quay mặt về hướng nam, phía sông An Cựu. Cung có địa thế bằng phẳng, tổng diện tích mặt bằng 23.463 m2, chung quanh có khuôn viên tường gạch, dày 0,5m, cao 1,8m trên có hàng rào song sắt bao bọc. Khi còn nguyên vẹn cung có khoảng 10 công trình. Từ trước ra sau là: Bến thuyền, Cổng chính, đình Trung Lập, lầu Khải Tường, nhà hát Cửu Tư Đài, chuồng thú, Hồ nước…

So với các công trình kiến trúc xây dựng cùng thời thì Cung An Định là một công trình bề thế được khởi công và hoàn thành sớm nhất. Mở đầu cho thời kỳ lịch sử mỹ thuật Huế tiếp xúc và chịu ảnh hưởng phương Tây, Cung An Định đồng thời cũng tạo được nét đặc sắc riêng khi kết hợp một cách hài hoà giữa hệ đề tài trang trí truyền thống như tứ linh, tứ quý, bát bửu, hoa văn cách điệu với các trang trí cột theo phong cách Roman, bắc đẩu bội tinh hay các thiên thần… mang phong cách châu Âu.

@caracatc
@maxspn
@tranquockhoinguyen
@nekotekiseikatsu
@laresidencehue
@nghianguyenarc
@vitd_ngan

Các công trình lớn nhỏ trong Cung An Định đều có mối quan hệ gắn bó với nhau trong một quan hệ tổng thể hài hoà mang nhiều ý nghĩa tạo nên bức tranh kiến trúc riêng, yên tĩnh nhưng hữu tình giữa lòng đô thị Huế.