Cầu ngói Thanh Toàn – tọa độ check-in cho team đi Huế

Team đi Huế nếu đang truy tìm một góc nhỏ cực chất để check-in thì hãy tới ngay làng Thanh Toàn và chụp choẹt cùng cây cầu cổ mang đậm giá trị lịch sử nhé!

422

Cầu ngói Thanh Toàn là một điểm đến không thể bỏ qua khi đi Huế. Chỉ là một cây cầu nhỏ mang đầy dấu tích của năm tháng, nhưng cũng chính điểm đó mang lại sự thu hút rất riêng. Theo đánh giá, cầu ngói Thanh Toàn vào loại hiếm và có giá trị nghệ thuật cao nhất trong các loại cầu cổ của Việt Nam nói chung và du lịch Huế nói riêng.

đi huế
@trinhbaotran

Cầu ngói Thanh Toàn là chiếc cầu vồng bằng gỗ, có chiều dài 17m và chiều rộng 4m, hai bên thân cầu có hai dãy bục gỗ và lan can để ngồi tựa lưng. Trên cầu có mái che, lợp ngói ống tráng men chia làm 7 gian.

@andyserrano36

Làng Thanh Toàn được thành lập vào thế kỷ 16. Những di dân từ đất Thanh Hoá theo chúa Nguyễn Hoàng vào Thuận Hoá, có 12 vị tộc trưởng đã dừng chân lập nghiệp ở đây, tạo nên 12 họ khai canh của làng.

Một người cháu gái thuộc thế hệ thứ sáu của họ Trần là bà Trần Thị Ðạo đã cúng tiền cho làng xây dựng chiếc cầu gỗ để dân làng qua lại được thuận tiện. Ðây cũng là nơi cho lữ khách cùng người tha phương tạm dừng chân lỡ bước. Bà Trần Thị Ðạo là vợ một vị quan cao cấp dưới triều vua Lê Hiển Tông nhưng không có con. Bà muốn dùng tiền của mình để làm phúc cho dân làng, cho xứ. Bà được dân làng tôn sùng, thờ phụng. Năm 1776, vua Lê Hiển Tông đã ban sắc khen ngợi bà Trần Thị Ðạo. Năm 1925, vua Khải Ðịnh cũng ban sắc phong thần cho bà là Dực Bảo Trung Hưng Linh Phò và lệnh cho dân lập bàn thờ ngay trên cầu để thờ cúng bà.

@nghianc58
@nguyenvu0211
@enlife._
@sasa.sunnie
@sasa.sunnie

Chiếc cầu được xây dựng cách đây hơn hai thế kỷ, đã bao lần bị gió bão, lụt lội và chiến tranh tàn phá. Tuy nhiên, sau các lần hư hỏng, nhân dân xã đều chung nhau tu sửa, tôn tạo và gìn giữ nó. Đến nay, nơi này trở thành một tọa độ “hot” thu hút khách đi Huế ghé thăm và chụp hình check-in cùng chiếc cầu “lịch sử”.