Du lịch Nhật Bản – 6 cách ăn mì ramen độc đáo

Ramen là một trong những món mì nổi tiếng của du lịch Nhật Bản được nhiều người ưa thích. Từ đó mà vô số các kiểu ăn ramen được ra đời.

350

Nhắc đến du lịch Nhật Bản, bạn không thể kể đến món mì ramen “huyền thoại”. Trên thực tế, mì ramen có nguồn gốc từ Trung Quốc và xuất hiện ở Nhật khá muộn so với những món mì truyền thống khác. Nhưng thời gian trôi qua, món mì này đã được người dân đất nước mặt trời mọc biến thành một món ăn thuần túy Nhật Bản. Ngày nay, hầu hết các vùng của Nhật đều có món ramen đặc trưng của họ, sự khác biệt từ sợi mì, nước dùng, gia vị đến những món đi kèm.

du lịch nhật bản
@pure_folly

Shoyu trong tiếng Nhật có nghĩa là “xì dầu”, vậy nên điểm khác biệt của shoyu ramenso với các loại khác là nước dùng có màu nâu nhạt và mùi hương đặc trưng. Nước dùng này được làm từ thịt gà nấu với rau củ và xì dầu. Shoyu ramen thường dùng loại mì sợi nhỏ, đi kèm với menma (măng khô), hành lá, kamaboko (chả cá) rong biển, trứng luộc và chashu (một loại thịt xá xíu kiểu Nhật). Đây là loại ramen phổ biến nhất ở Tokyo.

@jw_blue

Tonkotsu dịch ra nghĩa là “xương lợn”. Nước dùng của loại ramen này khá đặc và có màu trắng nhạt, một số người còn nói nó ngậy như sữa. Màu sắc và độ sánh của nước dùng đến từ việc hầm xương lợn và mỡ ở nhiệt độ cao trong nhiều giờ, ở một số nơi thời gian nấu có thể đến 20 tiếng. Tonkotsu ramen thường đi kèm với thịt lợn, gừng đỏ muối chua và một số loại rau. Loại ramen này có xuất xứ từ cùng Kyushu, còn có tên gọi khác là Hakata.

@kokofortheworld

Nước dùng của món shio ramen được xem là loại lâu đời nhất và trên thực tế, shiocũng có nghĩa là “muối”. Loại nước dùng này trong, màu vàng nấu từ rất nhiều muối kết hợp với thịt gà hoặc cá, đôi khi xương lợn cũng được sử dụng. Shio ramen thường có nhiều rong biển, có thể thay thế chashu bằng mận ngâm hay kamaboko. Shio ramen có vị mặn đậm đà nên sẽ có thể không thích hợp với những người ăn nhạt đâu nhé!

@mdgoulding

Mặc dù tương miso đã có từ rất lâu, nhưng miso ramen mới xuất hiện từ những năm 1960 ở Hokkaido, một đảo lớn ở phía Bắc Nhật Bản. Nước dùng của món miso ramen này có vị hơi ngọt, mùi thơm hấp dẫn là sản phẩm của sự kết hợp mỡ gà hay nước dùng cá, hay đôi khi có cả mỡ lợn. Sợi mì của miso ramen thường dày, xoăn và hơi dai.

@eatingwithkirby

Sự đặc biệt của loại ramen này ở chỗ, nước dùng không chan lên mì mà tách riêng ra. Khi ăn, thực khách sẽ chấm mì vào bát nước dùng sánh đặc có mùi vị đậm đà. Sợi mì của tsukemen ramen thường dày hơn nhiều sợi mì ramen thông thường và phải là mì lạnh khi phục vụ. Do vậy, không giống với các loại ramen khác thường ăn khi trời lạnh, người Nhật thích ăn tsukemen ramen khi thời tiết nóng nực.

@anakjajan

Tuy không hoàn toàn là một loại ramen “chính thống”, nhưng mì ramen ăn liền quả thực là giải pháp hoàn hảo cứu giúp bạn vượt qua cơn đói một cách nhanh chóng mà lại rẻ tiền. Năm 1958, Momofuku Ando, người sáng lập ra thương hiệu mì ramen ăn liền Nissin nổi tiếng toàn cầu, đã tạo ra gói ramen ăn liền đầu tiên như một món ăn tiện lợi, có thể ăn mọi lúc mọi nơi. Tuy có sự khác biệt lớn trong cách sản xuất giữa các nước nhưng đối với người Nhật, mì ăn liền là một biểu trưng cho thương hiệu “made in Japan”, khi mà món ăn này phổ biến toàn thế giới.