Đi Hội An mua đèn lồng lung linh về làm quà

Đèn lồng là sản phẩm truyền thống của phố cổ. Khi đi Hội An, bạn sẽ choáng ngợp trước khung cảnh lung linh huyền ảo về đêm nhờ những chiếc đèn đủ loại màu sắc, hình dáng.

1809

Check-in bên những chiếc đèn lồng dường như đã trở thành xu hướng chung của mọi du khách đi Hội An. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp ánh sáng lunh linh huyền ảo thắp sáng phố cổ du lịch Hội An từ các chiến đèn lồng xinh xắn.

đi hội an
Sưu tầm

Sự Ra Đời Của Chiếc Đèn Lồng Hội An

Theo các bậc cao niên sống lâu tại Hội An. “Ông tổ” của nghề làm đèn lồng Hội An có tên là Xã Đường. Chuyên làm đầu lân và lồng đèn cho những đêm hội hay các cuộc thi đấu xảo, thi đèn kéo quân… Với việc đô thị cổ Hội An được công nhận di sản thế giới. Nghề làm đèn lồng sau thời gian mai một đã có cơ hội hồi sinh và thăng hoa. Tiếp thu kỹ thuật từ những chiếc đèn xưa. Người Hội An đã không ngừng cải tiến, mày mò sáng tạo. Để những chiếc đèn lồng về sau càng đa dạng về mẫu mã và phong phú về chất liệu.

Trên những tuyến đường ven sông Hoài thuộc khu phố cổ như: Trần Phú, Lê lợi, Bạch Đằng, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Thị Minh Khai,.. Bạn sẽ bắt gặp nhiều cửa hàng trưng bày và bán những chiếc Đèn Lồng xinh xắn với nhiều hình dáng khác nhau. Từ hình tròn, hình bầu, trái bí, hình thùng, hình quả đu đủ, hình dù..

Ngoài những sản phẩm đèn lồng theo cách truyền thống. Những nghệ nhân đèn lồng Hội An ngày nay còn nghiên cứu. Hơn thế còn sáng tạo nên những loại đèn lồng có thể xếp gọn để dễ mang đi xa… Hay những chiếc Đèn Lồng để bàn được làm từ chất liệu mây, tre thiên nhiên. Có dạng hình trụ, hình bầu dục trông thật đẹp mắt.

Để làm một chiếc đèn lồng, nguyên liệu chính là tre và vải lụa. Tre được chọn sẽ là những nan tre già. Được chẻ theo kích thước nhất định tùy theo hình dáng mỗi chiếc lồng đèn. Rồi chúng được nấu lên và ngâm nước muối trong 10 ngày để tránh bị mối mọt. Tiếp theo đem phơi khô trước khi vót mỏng để nan trẻ theo yêu cầu mỗi loại đèn.

Chọn vải cũng rất cầu kì. Vải bọc đèn lồng được chọn phải là loại vải xoa hoặc lụa tơ tằm tốt để có độ bền dai. Khi căng vải bọc đèn lồng không bị rách. Màu sắc vải lụa được phản chiếu bởi ánh sáng bên trong sao cho đẹp nhất. Tùy theo màu sắc của vải mà đèn sẽ mang những ánh sáng khác nhau. Từ màu đỏ may mắn, màu gấm huyết dụ kiêu sa, màu vàng tươi vui đến sắc xanh dịu ngọt.

Cơ Sở Sản Xuất Đèn Lồng Hội An – HÀ LINH:

  • Địa chỉ: 72 Trần Nhân Tông – Phường Cẩm Châu – TP Hội An.
  • Thời gian mở cửa: Từ 8h30- 16h30

Trong những cơ sở sản xuất đèn lồng truyền thống Hội An. Chỉ có mỗi cơ sở Hà Linh là cho phép du khách tham gia làm lồng đèn cùng với những người thợ. Và mang về sản phẩm do chính tay mình làm ra như một món quà kỷ niệm. Đây là sự trải nghiệm thú vị về cách thức sản xuất đèn lồng thủ công của người dân phố Hội.

Cơ Sở Sản Xuất Đèn Lồng Hội An – Huỳnh Văn Ba

  • Địa chỉ: 54 Nguyễn Thị Minh Khai – TP Hội An – Quảng Nam.
  • Điện thoại: 0510.910201 – 0510.241290 – 0935.360197.

Nghệ nhân Huỳnh Văn Ba là người tiên phong phục chế và tạo dáng lại chiếc đèn lồng. Hình thành chiếc đèn lồng khung tre bọc vải ngày nay. Tài năng của ông đã sớm được người Nhật để ý đến. Và Chính phủ Nhật đã từng mời ông sang Nhật để giới thiệu về cách làm lồng đèn tại Việt Nam.