Du lịch Hội An – chùa Cầu thờ vị thần nào?

Nhiều khách du lịch Hội An vẫn thường hay check-in tại chùa Cầu - ngôi chùa biểu tượng của phố cổ. Vậy bạn có từng thắc mắc liệu nơi đây thờ vị thần nào hay không?

4524

Chùa Cầu là một biểu tượng của du lịch Hội An. Nơi này còn vinh dự được xuất hiện trên tờ tiền polymer. Có thể nói, chùa Cầu là một phần linh hồn của phố cổ. Ai đi Hội An mà không check-in tại đây thì quả thật uổng phí.

du lịch hội an
minnguyet.dh

Chùa Cầu – giống như tên gọi – là ngôi chùa nằm trên chiếc cầu bắc ngang qua con lạch nhỏ trong khu đô thị cổ Hội An. Được xây dựng vào đầu thế kỷ 17 bởi các thương nhân Nhật Bản, đây là công trình duy nhất có gốc tích từ xứ sở Phù Tang trong lịch sử. Cầu Nhật Bản cũng là tên gọi khác của chùa Cầu.

Nhưng tại sao người Nhật lại xây cầu ở đây? Tương truyền, lai lịch của ngôi chùa này gắn liền với truyền thuyết quái vật Namazu (còn gọi là con Cù) – một thủy quái trong truyền thuyết của Nhật Bản. Con quái thú này có đầu nằm ở Ấn Độ, thân ở Việt Nam, còn đuôi thì chạy tuốt sang Nhật. Vậy nên mỗi lần nó cựa mình, thảm họa như lũ lụt, động đất… sẽ xảy ra.

paultesniere

Do đó, ngôi chùa được xây với ý nghĩa giống một thanh kiếm chắn ngang lưng Namazu, ngăn không cho nó cựa mình, giúp cuộc sống người dân của… cả 3 quốc gia bình yên hơn (tất nhiên là chỉ về mặt tâm linh).

Mãi đến năm 1653, người ta mới dựng thêm phần chùa. Khu vực này nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, và tên gọi chùa Cầu của du lịch Hội An ra đời từ đó.

pi.09_18

Đến nét đẹp về kiến trúc

moanhnt

Do người Nhật xây dựng, nhưng chùa Cầu lại mang đậm nét kiến trúc đặc biệt của Việt Nam.

Thứ đặc biệt đầu tiên nằm ở kết cấu của cây cầu. Chùa Cầu dài khoảng 18m và là một cây cầu ngói – tức là cầu được lợp mái ngói âm dương bên trên – một nét đặc trưng của kiến trúc Việt Nam.

Cầu có mái che khá độc đáo, ở giữa là lối qua lại kiểu cầu vòng, hai bên có hành lang hẹp để làm nơi nghỉ mát với bảy gian bằng gỗ. Đúng hơn, toàn bộ chùa và cầu đều làm bằng gỗ, được sơn son và trạm trổ nhiều hoạ tiết tinh xảo trong kiến trúc Việt – điển hình là rồng, đồng thời điểm xuyết đôi chút phong cách Nhật Bản.

Nhìn từ xa, cây cầu có dáng uốn cong mềm mại, vắt ngang qua sông Hoài (một nhánh của sông Thu Bồn). Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ. Nhiều giả thuyết cho rằng đó là những linh vật của người Nhật từ thời xa xưa, nhưng cũng có thể mang ý nghĩa cầu xây từ năm Thân, kéo dài đến năm Tuất. Điều này hiện vẫn chưa có kết luận chính xác.

Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu khi thăm Hội An thấy chùa Cầu đặc biệt nên đặt tên chiếc cầu là Lai Viễn, với ý nghĩa “bạn phương xa đến”. Ngày nay, khi du lịch Hội An chúng ta vẫn có thể được thấy 3 chữ Hán: Lai Viễn Kiều được chạm nổi trên một tấm bảng lớn trước cổng chùa.

Điểm đặc biệt của ngôi chùa này là trong chùa không thờ Phật mà thờ Bắc Đế Trấn Võ – vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui và hạnh phúc cho con người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm mong cầu mọi điều tốt đẹp.

Sưu tầm