Kinh nghiệm khi đi Trekking Phong Nha – Kẻ Bàng

100

Trekking là sự tổng hợp của niềm đam mê chinh phục thiên nhiên, yêu thích khám phá, thể thao, ưa mạo hiểm và hơn hết là cảm giác tìm lại chính mình. Mỗi chuyến trekking là mỗi lần bước chân một thử thách khác nhau nên càng đi càng có kinh nghiệm và trang bị được những kỹ năng vững vàng hơn. Mỗi cuộc hành trình du lịch Quảng Binh đều có những “món quà” và dĩ nhiên cả những khó khăn sẽ chờ ở phía trước.

Trekking không bỏ qua bất cứ địa hình nào, một chuyến đi sẽ thật sự thú vị nếu có tất cả dạng địa hình từ núi cao hiểm trở, rừng sâu, băng tuyết cho đến những con sông dài bất tận. Mục đích của trekking không chỉ để chinh phục mọi nẻo đường, tìm tòi địa hình mới mà người chơi còn muốn hòa mình với mẹ thiên nhiên, tìm niềm vui bằng chính sức lực bản thân, cùng hòa nhịp với cuộc sống người dân bản địa.

Để chuyến trekking du lịch Quảng Binh tại vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng thành công cần thiết phải có một người dẫn đường thành thạo tốt nhất là tìm một người dân địa phương dẫn đường hoặc thuê dịch vụ của công ty du lịch Thám Hiểm Phong Nha. Lần đầu trekking nên chọn lộ trình ngắn ngày, phù hợp với khả năng. Bạn có thể chọn tuyến có cường độ nhẹ là Trekking Thung Lũng Sinh Tồn – Hang Thủy Cung hay chọn tuyến trekking Hang Én với cường độ cao.

du lịch Quảng Binh

Các dụng cụ nên mang theo:

– Những vật dụng không nên thiếu trong ba lô của bạn Quần áo ấm, ủng lội nước và giày đi rừng, áo đi mưa, tất chân, khăn quàng cổ, mũ đội đầu, găng tay bảo hộ, đồ vệ sinh cá nhân (bàn chải, khăn mặt, dầu gội, xà phòng, kem đánh răng), một đôi dép lê, giầy đi mưa, dao cá nhân, đèn pin (tốt nhất là loại đèn đeo trán), một bộ bát (nhựa), đũa thìa và một ít đồ ăn vặt như kẹo, bánh, lương khô để ở vị trí dễ lấy nhất trong ba lô. Một bản copy về lịch trình chuyến đi hoặc bản đồ khu vực đi trekking.
– Du khách nên mặc quần áo kín, có khả năng chống nước hoặc nếu ngấm nước thì phải nhanh khô, nếu không sẽ rất khó di chuyển. Bạn nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, loại có nhiều túi đựng đồ. Mùa hè, nên mặc một áo phông bên trong và một áo khoác dài tay bên ngoài để đảm bảo bạn sẽ không bị xây xước do cây rừng cào phải cũng như bảo vệ bạn không bị cảm lạnh do vã mồ hôi và gặp gió rừng. Quần áo nên có nhiều túi để đựng đồ.
-Du khách nên đi giày vải mềm, có nhiều gai để bám đường chắc. Vớ giày chống vắt là rất cần thiết ở những khu ẩm thấp. Balô cũng phải là loại tốt và không ngấm nước để tránh việc balô sẽ nặng dần lên trong khi sức khỏe của du khách càng lúc càng giảm.
Balô nên có thắt lưng để áp chặt vào lưng. Du khách cũng tùy theo thể lực và mức độ khó khăn của chuyến đi mà chọn lựa dụng cụ mang theo. Ba lô của bạn có thể nặng từ 5 đến hơn 15 kg tùy thuộc vào thời gian, kế hoạch và số lượng người tham gia đi trekking. Do đó, bạn phải có một sức khỏe tốt, có luyện tập vận động thường xuyên trước chuyến đi.
– Các loại thuốc trị cảm, sốt, tiêu chảy, hạ sốt, kháng sinh, bông băng, thuốc đỏ, vitamin, thuốc bổ và kẹo Snicker (một loại kẹo cung cấp năng lượng rất cao) là không thể thiếu. Vaselin dùng chống nứt nẻ môi cũng rất cần thiết.
– Thức ăn nên là đồ khô như bánh mì, thịt hộp, ruốc, mì tôm và các loại bánh dinh dưỡng.
– Các đồ nghề khác (nếu có) rất thú vị như máy nghe nhạc Ipod hay MP3, máy định vị GPS, la bàn, máy ảnh, một cuốn sổ nhỏ và cây bút để ghi chép lại những kinh nghiệm quý báu trên đường.

Những điều cần ghi nhớ:

– Bảo vệ rừng, giữ vệ sinh môi trường để cho rừng núi ngày tươi xanh, xạch đẹp và du lịch được phát triển bền vững. Các bạn là những người khách du lịch có văn hoá không vứt rác trên dọc đường đi, khi có rác bạn nên cho vào túi hoặc ba lô đến mỗi điểm dừng chân bạn cho vào thùng đựng rác. Không khắc lên đá, khắc lên cây trên dọc đường đi. Không tự ý chặt cây, đốt lửa trong rừng đặc biệt vào mùa khô.
– Xem trước dự báo thời tiết để có những phương án chuẩn bị. Chuẩn bị giấy giới thiệu nếu khu vực đi trekking là vùng biên giới hoặc khu bảo tồn có sự quản lý riêng của các cơ quan chức năng chuyên ngành.
– Di chuyển theo cự ly để có thể hỗ trợ nhau trong trường hợp có sự cố, không nên tách ra đi một mình, nhất là khi vượt suối, qua vực, đi trên đường hiểm.
– Uống nước vừa phải, không nên uống quá nhiều dẫn đến chóng mệt mỏi.
– Không tùy tiện ăn hoa quả, lá cây trong rừng nếu không biết chắc chắn về công dụng của nó. Đi rừng rậm nhiệt đới phải có thuốc phòng chống côn trùng như muỗi, vắt. Thuốc DEP khá phổ biến với dân đi, giá cả rẻ, tuy vậy tác dụng trong thời gian ngắn và không phải lúc nào cũng hiệu quả.
– Khi dừng lại nghỉ không nên tháo balô ra mà hãy dùng chính balô làm điểm tựa lưng.
– Nên đến bản làng để ngủ đêm, có thể ngủ tại nhà dân địa phương, hoặc hạ trại gần nhà dân. Du khách cũng có thể nhờ dân địa phương nấu cơm, mua thức ăn, rau xanh cho bữa tối.
– Trong trường hợp cắm trại giữa rừng thì nên hạ trại khi trời còn sớm, hạ trại bên cạnh nguồn nước, đồ ăn cho bữa tối phải được chuẩn bị trước, đốt một đống lửa lớn và duy trì ngọn lửa suốt đêm.
– Khi đến một địa phương du khách nên lập tức bắt chuyện với người dân. Mỗi cung đường sẽ có những đặc điểm riêng về độ ẩm, nhiệt độ và hệ động thực vật.
Những câu chuyện về tai nạn bên đường sẽ là kinh nghiệm để du khách đối mặt với những khúc đường cheo leo, chông chênh… đồng thời tránh được những hành động vô ý mạo phạm đến người dân bản địa.