Du lịch Tết Nguyên Đán: Khám phá những ngôi chùa/đền nổi tiếng linh thiêng khắp cả nước

1527

Du lịch Tết mọi người thường đi lễ đền, chùa để cầu chúc một năm mới bình an, may mắn, sung túc, đủ đầy. Nếu bạn còn băn khoăn về chuyến hành hương vào dịp Tết sắp đến, hãy lưu lại những đền, chùa ở cả 3 miền được nhiều người đi vào dịp đầu xuân trong bài viết dưới đây nhé!

I. Những ngôi chùa/đền ở miền Bắc được đi nhiều nhất trong dịp Tết Nguyên Đán

1/Chùa Bái Đính (Ninh Bình)

Chùa Bái Đính (Ninh Bình) là một quần thể chùa lớn được biết đến với nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác lập như: chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á… Có thể nói đây là ngôi chùa lớn nhất và sở hữu nhiều kỷ lục nhất ở Việt Nam.

Du lịch Tết
@rebecagallegog
Du lịch Tết
Hành lang La Hán dài nhất châu Á

Quần thể chùa Bái Đính gồm có một khu chùa cổ được xây dựng hơn 1000 năm trước và một khu chùa mới được xây dựng năm 2003.

Với vị trí đẹp trên sườn núi, giữa những thung lũng mênh mông hồ và núi đá, ở cửa ngõ phía tây vào cố đô Hoa Lư lại ngay gần danh thắng Tràng An nổi tiếng mà chùa Bái Đính đã trở thành một địa điểm được nhiều người lựa chọn để lễ Phật, du xuân trong dịp Tết Nguyên Đán.

Bái Đính – Tràng An được nhiều du khách lựa chọn là điểm đến trong dịp Tết Nguyên Đán

2/Chùa Yên Tử (Uông Bí – Quảng Ninh)

Chùa Yên Tử (Quảng Ninh) từ xưa đến nay vẫn luôn nổi tiếng là một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất Việt Nam. Chính vì vậy mà hàng năm, đặc biệt là vào dịp tết đến xuân về lại có hàng nghìn du khách thập phương cùng hướng về Quảng Ninh, lên chùa Yên Tử dâng hương, lễ Phật để cầu mong bình an trong suốt một năm.

Du lịch Tết

Trước đây, hành trình hành hương đến với chùa Yên Tử là một hành trình khá gian lan nhưng rất thú vị. Hiện nay thì đã có thêm cáp treo để việc tham quan chùa dễ dàng hơn.

Hành trình viếng thăm Yên Tử bắt đầu ở chùa Trình, từ chùa Trình bạn sẽ đi bộ, leo núi trên đoạn đường dài khoảng 6 km đã được gia cố bởi hàng nghìn bậc đá xếp, len lỏi theo lối mòn vượt qua bạt ngàn cây cỏ, dưới tán rừng trúc, rừng thông để đến với những ngôi chùa, địa điểm khác nhau trong quần thể chùa Yên Tử như chùa Giải Oan, vườn tháp Huệ Quan, chùa Yên Hoa… và cuối cùng ngôi chùa ở vị trí cao nhất là chùa Đồng với độ cao 1068m so với mực nước biển.

Du lịch Tết
Đường đi lên Yên Tử
Đứng trên đỉnh Yên Tử ngắm nhìn non sông tươi đẹp

Lễ hội Yên Tử được tổ chức hàng năm bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng và kéo dài hết tháng 3 (âm lịch).

3/Chùa Hương (Hà Nội)

Chùa Hương là một quần thể văn hóa tôn giáo bao gồm nhiều chùa, đền, đình thờ Phật và các vị thần trong tín ngưỡng của người dân Việt Nam nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội (ven bờ phải sông Đáy). Chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 60 km, chùa Hương là một địa điểm được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn là nơi sẽ ghé thăm mỗi dịp Tết Nguyên Đán.

Quần thể chùa Hương
Chùa Hương linh thiên thoát tục trong những ngày đầu xuân năm mới.
Chùa Hương mùa hoa gạo
Những đoàn thuyền nối đuôi nhau đi trẩy hội chùa Hương
Du lịch Tết
Động Thiên Tích

Lễ hội chùa Hương được bắt đầu vào ngày mùng 6 tháng giêng và thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch.

4/Chùa Keo (Thái Bình)

Chùa Keo (tên chữ: Thần Quang tự) là một ngôi chùa ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, Việt Nam. Đây là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam được bảo tồn hầu như còn nguyên vẹn kiến trúc 400 năm tuổi.

Du lịch Tết
Chùa Keo – Ngôi chùa cổ 400 năm

Hằng năm vào ngày mùng 4 tháng giêng Âm lịch, nhân dân làng Keo lại mở hội xuân ngay ở ngôi chùa mang tên làng. Trong ngày hội, người ta tổ chức lễ rước kiệu, hương án, long đình, thuyền rồng và tiểu đỉnh. Trong chùa thì có cuộc thi diễn xướng về đề tài lục cúng: hương, đăng, hoa, trà, quả, thực, thật sinh động.

Lễ hội chùa Keo trong ngày Tết

Vào những ngày diễn ra hội xuân không chỉ có người dân ở làng Keo mà còn có rất nhiều du khách ở các địa phương khác đến chùa Keo để dâng hương, lễ Phật cầu bình an trong năm mới và tham gia lễ hội.

5/Chùa Ba Vàng (Quảng Ninh)

Ở Quảng Ninh không chỉ nổi tiếng với chùa Yên Tử mà còn có chùa Ba Vàng – “Ngôi chùa trên núi có Chính Điện lớn nhất Đông Dương”. Du khách, Phật tử đến với chùa Ba Vàng sẽ được đắm chìm trong khung cảnh nên thơ, trữ tình mà vẫn cảm nhận được không khí linh thiêng của chốn đạo thiền nhà phật.

Toàn cảnh chùa Ba Vàng

Chùa Ba Vàng không chỉ là nơi để tu tập cho những người đến học Phật, hiểu Phật và tu Phật, chùa Ba Vàng còn là một điểm du lịch sinh thái, văn hoá – lịch sử cho tất cả mọi người.

Du lịch Tết
@oa.n.h_
@_thuhuong_2842
Du lịch Tết
@bichhuyen2695

Vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán, du khách trên mọi miền đất nước lại lên chùa viễn cảnh, cầu bình an.

6/Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (Vĩnh Phúc)

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên nằm tại xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, cách Hà Nội khoảng 85 km về phía tây.

Được xây dựng ở bên cạnh khu di tích danh thắng Tây Thiên cổ tự nổi tiếng, nơi đây không chỉ được biết đến là nơi đất Phật linh thiêng mà còn là địa danh thu hút nhiều du khách hành hương lễ Phật, thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình.

Khung cảnh Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên

Đứng dưới chân núi nhìn lên, Thiền viện thấp thoáng trong mây. Đường đi lên khúc khuỷu, quanh co, bốn bề mây bay, gió thổi. Cảnh vật thanh tịnh đến lạ lùng.

Du lịch Tết
Hàng nghìn du khách tới Tây Thiên trong những ngày đầu xuân

Trong dịp Tết Nguyên Đán hàng năm, mỗi ngày Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên đón hàng nghìn khách hành hương tới vãn cảnh.

II. Những ngôi chùa/đền ở miền Trung được đi nhiều nhất trong dịp Tết Nguyên Đán

1/Chùa Thiên Mụ (Huế)

Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía tây.

Du lịch Tết
jessica.pham2410
Du lịch Tết
@maiphuongg_96

Chùa Thiên Mụ không chỉ đơn thuần là một nơi thiêng liêng mà còn là một nơi tuyệt vời để tham quan, một trong những nơi đẹp nhất xứ Huế. Đứng trong chùa, du khách sẽ dễ dàng thấy được ve đẹp và sự lãng mạn của sông Hương, mà từ lâu đã là biểu tượng của Huế. Có lẽ vì vậy mà chùa Thiên Mụ là sự lựa chọn của rất nhiều khách du lịch trong ngày Tết.

Du lịch Tết
@locc.ngn_
@trinhhoaitri
Chùa Thiên Mụ cổ kính bên dòng sông Hương

2/Chùa Linh Ứng (Đà Nẵng)

Nếu đến Đà Nẵng du lịch vào dịp Tết Nguyên Đán bạn không thể không ghé thăm chùa Linh Ứng. Chùa Linh là một trong những ngôi chùa nổi tiếng của thành phố Đà Nẵng nằm trên bán đảo Sơn Trà.

Du lịch Tết
@hellen.insta

Nằm ở độ cao khoảng gần 700m so với mực nước biển, có hướng nhìn ra biển Đông, một bên là đảo Cù Lao Chàm, phía bên kia là ngọn Hải Vân, phía còn lại là dòng sông Hàn yên ả đang đổ về cửa biển, lại nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên bán đảo Sơn Trà nên chùa Linh Ứng có khung cảnh thiên nhiên nên thơ và tuyệt đẹp.

@ankieu.maguerite
Du lịch Tết
@thutrangtran25
@tamnguy102
Du lịch Tết
@dhiraru

Hàng năm ngay vào ngày mùng 1 Tết đã có rất nhiều người tới đây để được tham quan, dâng hương, lễ Phật, chạm tay vào các bức tượng Phật cầu mong được sự che chở, may mắn trong năm mới.

3/Chùa Cầu (Hội An)

Du lịch Tết
@maxmad__

Hội An là một địa điểm du lịch được rất nhiều du khách yêu thích và lựa chọn cho kỳ nghỉ của mình. Đặc biệt, cứ mỗi độ xuân về, lượng khách đến Hội An lại càng nhiều hơn. Đến Hội An vào dịp Tết bạn sẽ thấy khắp trong không gian phố cổ, đâu đâu cũng thoang thoảng mùi hương trầm.

@nhoxpun0164
Du lịch Tết
@hoangphong2508

@lieke_m_n

Cũng giống như những nơi khác, sau lễ giao thừa nhiều người dân Hội An cũng đi lễ chùa cầu chúc cho một năm mới bình an, may mắn. Chùa Cầu là một địa điểm được rất nhiều người dân Hội An và du khách lựa chọn là địa điểm để dâng hương mong mọi điều đều tốt đẹp trong năm mới.

4/Chùa Từ Vân (Khánh Hòa)

Chùa Từ Vân còn goi là Chùa Ốc hay Chùa San Hô Chùa tọa lạc trên đường 3/4 Phường Cam Linh, Cam Ranh, Khánh Hòa. Chùa được xây dựng năm 1968, với những nét kiến trúc độc đáo do tự tay các nhà sư tại đây xây dựng.

Điểm nổi bật trong chùa là Tháp Bảo Tích và 18 Tầng Địa Ngục với kiến trúc mang đầy hương vị của biển cả. Tháp Bảo Tích được xây dựng từ những viên san hô xếp chồng lên nhau, kết hợp với vỏ ốc, vỏ sò tạo nên một không gian mang đậm phong vị biển cả. 18 Tầng Địa Ngục được xây dựng từ đá san hô, bên ngoài bao bọc là hình rồng, dài khoảng 500m.

Tháp Bảo Tích tại chùa Từ Vân
Du lịch Tết
@cuongkhii

Một sự bình lặng và yên ả khi bước vào chùa sẽ là những gì bạn cảm nhận được. Đến chùa Từ Vân dâng hương lễ Phật và ước nguyện những điều tốt đẹp trong năm mới là một việc làm không thể thiếu của người dân Khánh Hòa và những du khách đến Khánh Hòa trong dịp Tết Nguyên Đán.

Chùa Từ Vân trong những ngày đầu năm

5/Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt

Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt là một trong ba Thiền Viện Trúc Lâm lớn nhất Việt Nam bao gồm: Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử, Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt và Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên.

Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt cách trung tâm thành phố Đà Lạt 5 km, nằm trên núi Phụng Hoàng, phía trên Hồ Tuyền Lâm.

Du lịch Tết
@phuongnha_
@sanookjew
Du lịch Tết
@eva105_
@cunbaibai

Du khách đến Đà Lạt vào dịp Tết sẽ không thể không đến tham quan, vãng cảnh, dâng hương, lễ Phật cầu chúc cho năm mới an lành tại Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt.

III. Những ngôi chùa/đền ở miền Nam được đi nhiều nhất trong dịp Tết Nguyên Đán

1/Chùa Bà Thiên Hậu (TP HCM)

Chùa Bà Thiên Hậu (theo cách gọi của người Việt) còn được gọi là chùa Bà Chợ Lớn, là một trong những ngôi chùa cổ nhất của người Hoa đã xây dựng trên đất Đề Ngạn xưa. Chùa hiện tọa lạc tại số 710 đường Nguyễn Trãi, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.

@dinhthucc

Tên chính xác của chùa Bà Thiên Hậu là Thiên Hậu Miếu, có nghĩa là miếu thờ bà Thiên Hậu. Tuy nhiên theo cách gọi của dân gian của người dân miền Nam, cứ nơi nào linh thiêng thì sẽ được gọi là chùa. Vì thế người ta thường gọi là chùa Bà Thiên Hậu dù cách gọi này cũng không được đúng cho lắm.

Du lịch Tết
@vyvy_gl
@ranno_ranno
Du khách tấp nập đến chùa Bà Thiên Hậu trong những ngày Tết

Chùa Bà Thiên Hậu là một trong những ngôi miếu có lịch sử lâu đời nhất của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh giá trị về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hiện vật cổ, nơi đây còn có một giá trị khác không chỉ là nơi đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng mà còn là nơi qui tụ và tương trợ lẫn nhau của bà con người Việt gốc Hoa. Du lịch Tết

@emma.ng0902

@quynh_chi183
Du lịch Tết
@shiroangphotography

Dù xung quanh có nhiều ngôi miếu, chùa khác nhưng chùa Bà Thiên Hậu luôn thu hút đông đảo người dân và du khách từ khắp nơi về lễ bái trong những ngày đầu năm. Đây cũng là địa điểm yêu thích của giới chụp ảnh để thực hiện những bộ ảnh Tết với chiếc áo dài truyền thống.

2/Chùa Bà Đen Tây Ninh

Chùa Bà Đen nằm ở lưng chừng núi Bà Đen một ngọn núi nằm trong quần thể di tích văn hóa lịch sử núi Bà Đen, được biết đến bởi phong cảnh hữu tình và có nhiều huyền thoại. Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất tại Tây Ninh, là một địa điểm du lịch tâm linh nhất định phải tới khi đến với vùng đất này.

Người dân xung quang và du khách thập phương chủ yếu thường đến chùa Bà Đen vào dịp Tết Nguyên Đán và ngày lễ Bà vào mùng 5, mùng 6 tháng 5 âm lịch.

3/Miếu Bà Sứ Núi Sam (Châu Đốc – An Giang)

Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam tọa lạc nơi chân núi Sam thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang – là một điểm đến tâm linh nổi tiếng ở phía Nam. Theo như lời dạy của Bà qua miệng “cô đồng” thì cách đây khoảng 200 năm, tượng Bà được dân địa phương phát hiện và khiêng xuống từ đỉnh núi Sam bằng 9 cô gái đồng trinh, nên người dân đã lập miếu để tôn thờ.

Mỗi dịp Tết Nguyên Đán nơi đây là điểm hành hương, trẩy hội của người dân với hy vọng sẽ được ban cho sự bình an trong năm mới.

4/Chùa Vĩnh Tràng (Tiền Giang)

Chùa Vĩnh Tràng tọa lạc trên đường Nguyễn Trung Trực, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam. Đây là một ngôi chùa nổi tiếng ở Nam Bộ, được xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia và là một điểm hành hương và du lịch nổi tiếng.

@minhhuyzee
@josesebastian

Chùa được xây dựng và tái tạo trong nhiều năm với kiến trúc khá tinh vi, đa dạng theo lối kiến trúc tổng hợp Á – Âu (Pháp, La Mã, Thái, Miên, Chàm). Tuy nhiên, chùa vẫn mang đậm nét lối kiến trúc điêu khắc truyền thống Việt Nam. Tới đây du khách sẽ cảm nhận được không khí trang nghiêm khi ngắm nhìn những bức tượng cổ được chạm trổ công phú.

@rima_oceanlover
@patrickgoestotown
@va.o.ry

Du khách thập phương thường tới đây tham quan, vãng cảnh, dâng hương lễ Phật trong dịp năm mới để tìm lại sự thanh thản cho tâm hồn và cầu mong phước lành.

Hiện nay, việc đi đền chùa vào chuyến du lịch Tết là một hoạt không thể thiếu trong những ngày đầu xuân năm mới. Người ta đi lễ đền, chùa ngày đầu năm không những để cầu may, cầu phúc thỏa ước nguyện cho bản thân và gia đình mà còn là khoảnh khắc để tìm đến với không gian tĩnh lặng, hòa mình vào chốn tâm linh, tĩnh tâm và bỏ lại phía sau những ưu phiền, vất vả của một năm cũ đã qua.