Du lịch Tết đi Huế – Trải nghiệm cuộc sống chốn Hoàng Cung

373

Du lịch Tết thường là dịp để mọi người đoàn viên, quây quần bên nhau. Bạn đang băn khoăn chưa biết nên đi đâu, hoặc có ý định ghé thăm Huế trong dịp Tết Nguyên Đán này thì hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Chudu24 để có một chuyến du lịch Huế dịp Tết trọn vẹn và ý nghĩa nhất nhé. Đi Huế nên lựa chọn khách sạn Huế nào để lưu trú, bạn có thể kham khảo 3 khách sạn trong bài viết này, nếu thấy ưng bụng 1 trong 3 thì đừng quên liên hệ ngay vào hotline 1900 5454 40 để được tư vấn đặt phòng nhanh chóng.

I/Kinh nghiệm du lịch Huế vào dịp Tết

Tết là khoảng thời gian hợp lý để bạn cùng gia đình có thể thực hiện được chuyến du lịch khám phá thành phố Huế kết hợp với nghỉ dưỡng sau cả một năm học tập và làm việc chăm chỉ. Còn điều gì tuyệt vời hơn khi được cùng gia đình, bạn bè tận hưởng bầu không khí của mùa xuân nơi cố đô, để có một khởi đầu cho năm mới mọi sự an lành và may mắn. Vào mỗi dịp Tết đến xuân về, cố đô Huế lại có rất nhiều những hoạt động thú vị thu hút được đông đảo du khách phương xa về đây. Tuy nhiên, đây cũng là lúc mà những chi phí dịch vụ du lịch lại tăng cao, du khách cũng nên chuẩn bị một kế hoạch thật cụ thể để cùng với Chudu24 sẵn sàng cho ngày khởi hành chuyến đi nhé!

Du lịch Tết
Ngày Tết nơi cố đô

II/Lựa chọn địa điểm lưu trú ở Huế vào dịp Tết

1/Khách sạn Indochine Palace Huế

Địa chỉ: 105A đường Hùng Vương, Phú Nhuận, Huế.

Khách sạn Indochine Palace Huế

Đây là một trong những khách sạn lưu trú bậc nhất ở Huế. Tọa lạc ngay trung tâm thành phố Huế nên rất thuận lợi cho việc di chuyển, khách sạn có 222 phòng được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại. Với tầm nhìn ra toàn quang cảnh thành phố, hồ nước hoặc bồ bơi.

Du lịch Tết
@hueandsuntravel
Du lịch Tết
@hueandsuntravel

Đến nghỉ dưỡng ở đây bạn sẽ được trải nghiệm những phương tiện giải trí bao gồm bàn bi da, bồn tắm nước nóng, hồ bơi ngoài trời, khu vui chơi trẻ em, massage, phòng tắm hơi, phòng thể dục, phòng xông hơi, spa.

Du lịch Tết
@hueandsuntravel

2/Khách sạn Vinpearl Huế

Địa chỉ: 50A đường Hùng Vương, Phú Nhuận, Huế.

@hanni9830

Khách sạn Vinpearl Huế nằm ở thành phố Huế, tọa lạc ở vị trí đắc địa, hướng sông Hương – tựa núi Ngự. Khách sạn do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư & quản lý, chính thức đi vào hoạt động vào 9/2018.

Du lịch Tết
@earlpurepan
@immavyy

Vinpearl Huế cao 33 tầng, trong đó từ tầng 10 đến tầng 32 là phòng khách sạn nghỉ dưỡng. Khách sạn gồm 213 phòng chia ra thành từng hạng phòng khác nhau, du khách có thể lựa chọn hạng phòng mà mình yêu thích.

@duongynhi_

Không chỉ sở hữu vị trí đắc địa, không gian nghỉ dưỡng sang trọng, nơi này còn làm hài lòng du khách bởi các dịch vụ tại nhà hàng khách sạn và các dịch vụ vui chơi giải trí.

3/Khách sạn Imperial Huế

Địa chỉ: Số 8, đại lộ Hùng Vương, Huế.

Du lịch Tết
@linhhuynh201

Tọa lạc trên đường Hùng Vương trung tâm thành phố Huế, Khách sạn Imperial Huế nằm sát bên bờ sông Hương. Do Công ty Cổ phần Trường Tiền Huế làm chủ đầu tư, chính thức khai trương hoạt động và đón khách từ năm 2006.

@Khách sạn Imperial Huế

Khách sạn có 194 phòng, tất cả mọi thứ trong phòng đều toát lên vẻ sang trọng. Đến đây bạn có thể tận hưởng không gian đầy sang chảnh với hồ bơi ngoài trời trên cao tuyệt đẹp. Khách sạn cũng chu đáo bố trí dù và ghế tắm nắng để Quý khách được thư giãn trọn vẹn hơn.

Du lịch Tết
@witan.yi

III/Khám phá những trải nghiệm thú vị khi du lịch Huế vào dịp Tết

1/Khám phá chợ hoa Tết sau ngày 23 tháng Chạp

Ở Huế, sau 23 tháng Chạp, người dân ở quanh vùng bắt đầu tấp nập chở hoa đi bày bán dọc bờ Bắc sông Hương, ở trung tâm văn hóa trung tâm tỉnh, công viên Nghinh Lương Đình và cả phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu. Với vô vàn những loài hoa rực rỡ sắc màu khác nhau như: hoa cúc Bãi Dâu, thược dược Phú Thượng, hoa huệ Nguyễn Biều, hoa mai Dương Xuân… Thấy hoa là thấy Tết về trên xứ Huế.
Theo kinh nghiệm du lịch Huế dịp Tết thì bạn cũng có thể tới Phong Điền có chợ mai xuân Điền Hòa và hội hoa xuân mang đậm không gian rất riêng đặc trưng cho xứ Huế mộng mơ. Trong những ngày giáp Tết, đi dạo chợ hoa đã trở thành một thói quen không thể thiếu đối với những người dân xứ Huế và du khách vào mỗi dịp Tết đến xuân về.
Du lịch Tết
Hội hoa xuân mang đậm không gian rất riêng đặc trưng cho xứ Huế mộng mơ

2/Đi chợ Huế ngày 30 Tết

Vào ngày 30 Tết hằng năm, các gia đình ở Huế lại chuẩn bị mâm cơm để cúng tất niên ngày cuối năm, sắm sửa nhiều thực phẩm, bánh mứt cho mấy ngày Tết. Cũng chính vì lí do đó mà lượng người đi sắm Tết tại các khu chợ đầu mối trên địa bàn thành phố Huế, các chợ vùng quê cũng tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba lần ngày thường.
Nếu đi du lịch Huế dịp Tết, bạn nên đi chợ Huế ngày 30 Tết để tìm hiểu về những nét đặc trưng của văn hóa Tết ở xứ Huế như: hoa giấy Thanh Tiên, tranh thờ làng Sình, bánh tét làng Chuồn… để cảm nhận được rõ nhất không khí Tết trên đất Kinh Thành này.
Du lịch Tết
Dạo chợ hoa ngày 30 Tết để tìm hiểu thêm về văn hóa đất cố đô ngày Tết

3/Bắn pháo bông đêm giao thừa

Du lịch Tết
Màn bắn pháo hoa đêm giao thừa ở Huế

Du lịch Huế dịp Tết có gì thú vị? Bắn pháo bông vào đúng đêm Giao Thừa cũng là một trải nghiệm vô cùng thú vị trong chuyến đi của bạn đấy nhé. Canh vào đúng 0 giờ, 0 phút, 0 giây, pháo bông rực sáng trên bầu trời Đại Nội tạo nên một cảnh sắc vô cùng tráng lệ. Bạn có thể hòa mình vào cùng với dòng người nơi xứ Huế để chiêm ngưỡng được vẻ đẹp của những màn pháo bông và ghi lại những kỉ niệm vô cùng đáng nhớ.

4/Lên chùa lễ Phật ngày mùng 1

Huế là vùng đất nổi tiếng với những ngôi chùa đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh. Nếu lựa chọn du lịch Huế dịp Tết, bạn có thể vãn cảnh chùa đầu năm để cầu cho một năm mới bình an, may mắn, sức khỏe và công việc làm ăn thịnh vượng. Bên cạnh đó, bạn còn có thể tham quan cảnh trí của những ngôi chùa vào những ngày đầu xuân năm mới và thưởng thức trà bánh, xin chữ đầu năm. Đều là những hoạt động mang ý nghĩa cho một năm mới đến.
Chùa Thiên Mụ, chùa Từ Đàm, chùa Diệu Đế, chùa Huyền Không Sơn Thượng… đều là những ngôi chùa mà bạn có thể đến viếng thăm ở Huế vào những ngày Tết.
Du lịch Tết
@thrivehanoi
Du lịch Tết
Lễ chùa đầu năm cầu bình an, may mắn cho một năm mới 

5/Xem đua ghe ở Huế ngày mùng 2

Ở Huế, vào ngày mùng 2 của năm mới người ta thường tổ chức lễ hội đua ghe. Những chiếc ghe đủ màu sắc, từ các thôn làng tập hợp về đây, náo nhiệt cả một quãng sông để tranh tài. Hai bên bờ sông, người dân đến tụ tập đông đủ và reo hò để cổ vũ cho đội nhà trong tiếng dồn dập, náo nức. Cuộc đua được bắt đầu từ sáng cho đến tận xế chiều, và lúc nào cũng vô cùng náo nhiêt. Lựa chọn đi du lịch Huế vào dịp Tết âm lịch, xem đua ghe ở Huế là bạn đã có cơ hội có thể thụ hưởng thêm một nét văn hóa vô cùng độc đáo của người Huế trong những ngày Tết đến xuân về.

Đua ghe thường được tổ chức vào ngày mùng 2 của năm mới

6/Những lễ hội độc đáo và hấp dẫn ở Huế vào dịp Tết

Trong dịp Tết Nguyên Đán, người dân và du khách khi đến Huế sẽ có rất nhiều những lễ hội để vui chơi, tham quan và cùng hòa mình vào không khi sôi nổi trong những ngày Tết đầu xuân. Trong khoảng thời gian từ mùng 1 Tết cho đến rằm tháng Giêng, ở Huế sẽ diễn ra rất nhiều những lễ hội xuân, cụ thể như:

Lễ hội Đu tiên

Lễ hội đu tiên thu hút được rất nhiều du khách đến xem

Sẽ thật thiếu sót nếu như không kể đến lễ hội Đu tiên trong những ngày Tết Nguyên Đán này. Tại Huế, có lễ hội Đu tiên của xã Điền Hòa (huyện Phong Điền) và Đu tiên Gia Viên. Hằng năm, cứ đến ngày mồng 2 Tết âm lịch là người dân Điền Hòa cũng như những người dân trong tỉnh lại nô nức đến xem hội Đu tiên của xã Điền Hòa. Cây đu được làm từ những cây tre già, cao và được buộc vô cùng chắc chắn. Những người chơi được trang bị dụng cụ bảo hộ nhằm đảm bảo an toàn khi đu trên cây cao. Trong trang phục áo dài, những người tham gia chơi bay cao vút lên không trung cùng những điệu nhún trông vô cùng đẹp mắt. Trong khi đó, Đu tiên Gia Viên sẽ diễn ra vào ngày mồng 4 Tết âm lịch thu hút được rất đông du khách đến xem.

Thả diều nghệ thuật

Cứ mỗi dịp Tết đến, những cánh diều nhiều màu sắc lại được dịp tung bay trên bầu trời Cố đô Huế. Hoạt động thả diều nghệ thuật thường được diễn ra vào ngày mồng 2 – 3 Tết tại công viên Phu Văn Lâu. Lễ hội mang lại sự giải trí lành mạnh cho những người dân và đồng thời cũng là ngày khai trương “nghệ thuật trên trời” của những người đam mê diều sáo trong năm mới. Trên nền trời trong xanh của Huế sẽ được tô điểm bởi những cánh diều truyền thống như: công, phụng, bướm… cùng vô vàn những cánh diều mang nhiều hình thù khác nhau trên bầu trời.

Du lịch Huế
Những cánh diều truyền thống của Huế mang nhiều hình thù khác nhau

Lễ hội đấu vật

Nói đến đấu vật thì phải nói đến Vật Thủ Lễ (huyện Quảng Điền) và vật làng Sình (huyện Phú Vang). Ở Vật Thủ Lễ sẽ diễn ra vào ngày mồng 6 tháng Giêng hằng năm. Cứ đến ngày này là hàng ngàn người dân Huế lại nô nức kéo nhau về đình làng Thủ Lễ để tham gia hội đấu vật.
Hội vật của ngư dân vùng Sịa nói chung và làng Thủ Lễ nói riêng được hình thành và phát triển mạnh từ thời các vua chúa nhà Nguyễn nhằm mục đích tuyển chọn ra những binh sĩ có sức khỏe tốt tham gia vào quân đội triều đình.  Tại đây, hàng chục những đô vật sẽ lên đài tranh tài, vật cho đối thủ “lấm lưng trắng bụng”, các đấu vật sẽ ăn thua từng miếng võ và đấu loại trực tiếp.
Còn vật ở làng Sình sẽ diễn ra vào ngày mồng 10 tháng Giêng hằng năm. Cũng cứ đến ngày này là du khách thập phương lại đổ về làng Sinh để xem lễ hội vật truyền thống. Lễ hội thu hút được hàng chục những đô vật là các thanh thiếu niên ở các vùng trên địa bàn của tỉnh Thừa – Thiên Huế tham gia thi đấu. Theo như tìm hiểu thì trước đây làng Sình là nơi dùng để xây dựng những trại đóng tàu thuyền, thường huấn luyện thủy quân, bộ binh tinh nhuệ để chống lại giặc ngoại xâm, bảo vệ giang sơn tổ quốc và đã quyết định chọn lọc những môn vật võ từ mọi miền đất nước để làm nét riêng cho mình. Từ đó đấu vật ở làng Sình trở thành lễ hội truyền thống.
Đấu vật là lễ hội truyền thống ở Huế dịp Tết âm lịch

Lễ hạ niêu

Lễ hội với mong muốn nhiều điều tốt đẹp, may mắn sẽ đến với mọi người trong năm mới

Vào ngày mồng 7 Tết âm lịch hàng năm, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế lại tổ chức lễ hạ niêu và khai ấn Cung chúc Tân xuân. Lễ hạ niêu được tiến hành với các lễ cúng niêu, cử đại nhạc, tiểu nhạc, chuông trống và hạ cây nêu. Mở đầu phần lễ, binh lính sẽ đưa gốc nêu ra khỏi mặt đất và hạ xuống. Cùng lúc đó, các ấn vàng và lễ phẩm treo ở ngọn nêu được lấy xuống để khai ấn Cung chúc Tân xuân cho du khách thập phương. Ngọc ấn được lấy ra đóng vào các tờ giấy có ghi các chữ mang ý nghĩa của sự may mắn như: Phúc, Lộc, Thọ… và tặng cho mỗi du khách với mong muốn nhiều điều tốt đẹp, may mắn sẽ đến với mọi người trong năm mới.

Lễ hội Huyền Trân

Lễ hội này sẽ được diễn ra vào ngày mồng 8 – 9 Tết tại trung tâm Văn hóa Huyền Trân để nhằm tưởng nhớ công lao của Công chúa Huyền Trân – ái nữ độc nhất của vua Trần Nhân Tông. Công chúa đã vâng mệnh vua cha đi làm dâu xứ Chiêm Thành để lấy về vùng đất Châu Ô – LÝ (nay là vùng đất phía nam Quảng Trị và Thừa Thiên Huế). Công chúa Huyền Trân là một trong ba vị công chúa của lịch sử Việt Nam đã có công mở mang bờ cõi.
Tại buổi lễ, sau khi các nghi lễ được tiến hành là chương trình nghệ thuật sử thi đặc sắc nói về Công chúa Huyền Trân. Trong khuôn khổ của lễ hội còn diễn ra thêm nhiều những hoạt động đặc sắc khác như trưng bày triển lãm, giới thiệu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ ở Huế, tổ chức các trò chơi dân gian như hát bài chòi, đấu vật…
Lễ hội tưởng nhớ công lao của công chúa Huyền Trân

Ngoài ra, dịp Tết ở Huế cũng còn có rất nhiều những lễ hội khác thu hút được đông đảo du khách thập phương đến xem như: chợ phiêm Quảng Ngạn, lễ hội Cầu ngư ở thị trấn Lăng Cô…

7/Thưởng thức ẩm thực ngày Tết nơi xứ Huế

Du lịch Tết
@backpackersvietnam
Du lịch Tết
@nhanphiphotos
+ Bánh tét, bánh chưng
+ Bánh su sê (phu thê): được làm bằng bột sắn có nhân đậu xanh ngào đường với dừa hoặc tôm chấy, sau đó đem gói vào trong lá dừa và hấp cách thủy.
+ Bánh sen chấy: được làm bằng hạt sen nấu chín, nhào với đường và đem láng cho mỏng, nướng lên, cuộn tròn lại, để vào trong thẩu kín và ăn dần.
+ Bánh dừa mận: dùng xôi nếp giã nhuyễn ngào cùng với dừa và nước đường, đem cán mỏng, cắt thành từng miếng vuông vừa phải, bên ngoài bọc lớp mè rang rồi mới gói lại bằng giấy bóng.
+ Bánh măng: được làm từ măng tươi thái chỉ, đem rim kĩ với đường, nấu lẫn với bột nếp, sau đó đem cắt miếng, phủ một lớp bột hoàng tinh bên ngoài rồi mới bọc bằng giấy bóng.
+ Dưa món: là món ăn không thể thiếu được trong mâm cỗ Tết của người Huế. Dưa món gồm dứa (thơm) và củ cải thái miếng, đem phơi săn trộn cùng với ớt chín, cà muối, đu đủ, tỏi, cà rốt, nước mắm và đường. Món này phải làm trước Tết vài tuần lễ cho ngấm.
+ Hành dầm dấm: là món hành củ phơi nắng cho héo rồi đem muối với đường trước Tết khoảng vài ba hôm, lúc ăn cho thêm ớt và tỏi.
+ Chả tré: làm bằng thịt bò và thịt ba rọi rán vàng thái chỉ, trộn với riềng, ớt, tỏi, muối, đường và thính. Món này ăn kèm với bánh tráng mè và rau ngò thơm. Còn nếu bạn muốn ăn tré chua thì gói chặt thành từng gói nhỏ bằng lá chuối hột, bên trong lót lá ổi, để vài ba hôm tré sẽ có vị chua.
+ Nem bò lụi: dùng thịt bò nạc thật tươi giã nhuyễn trộn cùng với hàn the, da heo, thính, đem viên thành từng viên nhỏ và nướng vàng. Khi ăn dùng bánh tráng cuốn nem, xà lách, rau thơm, chuối chát non, khế và chấm với nước lèo.
+ Chả tôm: làm bằng tôm tươi lột vỏ giã nhuyễn, trộn mỡ, hàn the, lòng trắng trứng, cho tôm lên trên mặt lá chuối và hấp chín ăn cùng với dưa món cùng nước chấm. Muốn ăn chả tôm chiên thì sau khi hấp chín bạn đem chiên chả lên và ăn cùng với rau sống
+ Rượu: ở Huế phổ biến nhất là rượu nếp và rượu thuốc đã được hạ thổ lâu ngày cho ngấm men và tăng thêm vị ngọt. Ngày Tết người Huế cũng rất thích uống trà, nhiều loại hoa được ướp với trà để dùng như hoa nhài, hoa sen, hoa sói…
Huế có vô vàn những món ăn hấp dẫn
Du lịch Tết
Món cơm hến này là đặc sản không thể bỏ qua nếu có dịp đến Huế
Mỗi món ăn nơi đây đều mang một nét đặc sắc rất riêng
Du lịch Tết
Món bánh bình dân nhưng hương vị chẳng hề bình dân
Du lịch Tết
Nhớ để dành bụng để thưởng thức được nhiều món ngon nhất có thể nhé

Có thể nói, món ăn ở Huế ngày Tết được chia thành 3 loại: món chay, bình dân và ngự thiện. Ngự thiện là những món ngon vật lạ trong cung đình chỉ dành riêng cho vua chúa và hoàng thân quốc thích, sau này món ngự thiện đã được bình dân hóa như: tré nộm, chả giò, nem… Món chay là những món ăn đơn giản, với tài sáng tạo và bàn tay khéo léo của những người phụ nữ Huế đã biến những loại thực phẩm bình thường như hoa chuối, nấm rơm, hạt sen, đậu phộng, tàu hũ, nước dừa… thành nhiều món ăn thơm ngon lạ miệng để cúng vào những buổi sáng sớm đầu năm.

Du lịch Tết
@Sưu tầm

Du lịch Tết đến Huế bạn hãy thử hết những những món ăn cũng như lễ hội truyền thống ở chốn kinh thành này nhé! Chắc chắn bạn sẽ có những trải nghiệm vô cùng tuyệt vời đấy.