Du lịch Hội An – chùa Ông nắm giữ linh hồn phố cổ

Chùa Ông (hay còn gọi là miếu Quan Công) được người Hoa xây dựng từ thế kỉ 17. Từ đó đến nay, nơi đây đã trở thành một địa điểm linh thiêng của du lịch Hội An.

786

Du lịch Hội An là một sự tổng hợp hài hòa giữa các nền văn hóa, trong đó có cả Trung Hoa. Chính vì thế, khi đi Hội An, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những ngôi chùa, miếu của người Hoa. Trong số đó có miếu Quan Công vẫn hay được người dân gọi bằng cái tên gần gũi là chùa Ông.

du lịch hội an
Sưu tầm

Chùa Ông, ở số 24 đường Trần Phú còn được gọi là Quan Công miếu, được người Minh Hương đã xây dựng thờ kính khi di cư đến Hội An thờ vị tướng tài ba thời Tam Quốc là Quan Vân Trường (Quan Vũ) nhằm kính ngưỡng, ca tụng, tán dương lòng nghĩa khí, tiết trung liệt thời Tam Quốc của Ông. Quan Vũ là hình mẫu và biểu tượng cho 4 chữ la: Nghĩa – Tín – Trung – Dũng.

Quan công miếu có lối kiến trúc rất đặc biệt, khác với những ngôi chùa khác của du lịch Hội An, xây dựng theo kiểu chữ khẩu, ngói lợp rất lạ. Ngoài thấy tượng tướng Quan Vân Trường uy nghi lẫm liệt, còn  có tượng Châu Thương – người nô tì dũng cảm, và Quan Bình nghĩa tử. 2 bên là 2 con ngựa thật, một trắng, một xích.

Trong miếu còn rất nhiều hiện vật cổ nhìn rất độc đáo và lạ mắt, biển liễn, hoành phi vô cùng phong phú. Nơi đây là một điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Hội An.

Sưu tầm
Sưu tầm

Xây dựng từ năm 1963, trải qua 6 lần trùng tu nhưng ngôi chùa này vẫn giữ được những nét đẹp thời gian vốn có không bị phai mờ. Nơi đây thường là các doanh nhân, người làm ăn tới cầu may và rất linh.

Vẻ đẹp Chùa Ông

Nét kiến trúc lạ, nhiều nếp nhà hợp lại tạo nên phong cách độc đáo, mái lợp có men mày, bờ nóc gắn hoa chanh đắp hình rồng. Và rất nhiều hiện vật cổ phong phú, chua từng được nhìn thấy.

Ngoài tượng thờ, trong điện còn treo liễn, hoành phi, bia đá, các hiện vật cổ… đến nay vẫn còn khá nguyên vẹn. Đặc biệt tại Chùa Ông còn lưu giữ bài thơ vịnh, bài ngụ ngôn cổ phong của Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm, là cha của đại thi hào Nguyễn Du.  Mấy bài này làm vào năm 1775, lúc Xuân Quận Công phụng chức tả tướng quân Bình Nam vào đóng quân ở Hội An.

Cũng quan trọng không kém bài thơ vịnh này, 2 bài họa của Uông Sĩ Cư, Nguyễn Lệnh Tân được sáng tác cùng thời cũng được lưu giữ nguyên vẹn ở đây. Đó còn là một di tích lịch sử hiếm thấy vẫn tồn tại cho đến ngày nay, lưu dấu thời phân tranh Trịnh – Nguyễn ở xứ Đàng Trong từ thế kỷ 18.

Tiền sảnh có nhiều khí cụ cổ đặc sắc chẳng hạn như:  chiếc chuông đồng và trống gỗ khổng lồ được vua Bảo Đại trao tặng lúc sinh thời.

vittorericcardo

Ngoài những kiến trúc độc đáo, Chùa ông còn có ý nghĩa tâm linh, ý nghĩa lịch sử to lớn. Ngày nay, dịp lễ hội Chùa Ông hai lần trong năm thường thu hút khá đông khách du lịch Hội An và tín đồ tham dự. Lễ hội diễn ra vào ngày 13/1 và 24/6 Âm lịch.