Dinh Cậu – biểu tượng đặc trưng của đảo Phú Quốc

Tọa lạc trên một ghềnh đá vươn ra biển, Dinh Cậu luôn sừng sững, hiên ngang trước sóng to gió lớn nhưng lại trở nên huyền diệu, lung linh.

730

Dinh Cậu thu hút du khách du lịch Phú Quốc không chỉ bởi vẻ kỳ thú do tự nhiên ban tặng, mà còn vì sự huyền bí, linh thiêng. Nếu có dịp đi Phú Quốc đừng bỏ qua nơi này nhé.

1, Tại sao gọi là Dinh Cậu ?
Ngày xưa ngươi dân tại Phú Quốc sống bằng nghề chài lưới bắt cá, nên khi người dân ra khơi gặp phải những chặng sóng dữ dội và bão táp phong ba nên mãi không chở về được. Đột nhiên một ngày đẹp trời tại cửa biển Dương Đông một mõm đá dần dần nổi lên, người dân nơi đây cho gần đây là điềm tốt nên họ kéo nhau đến đây thấp hương cúng bái cầu bình an, sức khỏe,..khi đi biển.

Quả nhiên rất linh thiêng những người dân đi biển kể từ đó gặp sóng yên biển lặng bắt cá được mùa. Tin đồn dần dần xa nhiều người đến đây thấp hương cúng bái tại cái mõm đá này và đặt tên là Dinh Cậu. Mõm đá này không rõ là đã hình thành vào lúc nào nhưng nghe đồn là đã có vào thế kỷ 17 và sau này cho đến tận 14/7/1937 người dân góp kinh phí lại xây dựng Miếu Dinh Cậu này để tiện việc cúng bái và cảm tạ trời đất đã ban cho mỏm đá Dinh Cậu linh thiêng này.

du lịch phú quốc
Dinh Cậu được đặt theo phong tục tập quán Miền Nam, khi những người làm các nghề liên quan đến sông nước và biển cả ở Nam Bộ, người ta thường vái van Bà Cậu để cầu mong độ trì qua cơn sóng gió. Vì thế mà người ta thường hay gọi dân làm nghề thương hồ hạ bạc là “dân Bà Cậu”. Bà Cậu chính là Bà Thủy và hai người con trai: Cậu Tài và Cậu Quí. Nên người dân đã lấy tên là Dinh Cậu.
2, Truyền thuyết xưa kia về Dinh Cậu
Dinh Cậu còn có tên gọi là miếu thờ Long Vương điện chính đặt miếu thờ chúa Ngọc Nương Nương và thánh tượng Hai Cậu, những tiên nhân bảo vệ ngư dân vùng biển đảo, với bộ đồ thờ đơn giản gồm bình hương, chuông, đèn, trống.

Từ khi mở đất, người Việt đã đặt chân lên Phú Quốc và đặt nền móng cho văn hóa Việt bén rể ở vùng đảo xa này. Dinh Cậu liên quan mật thiết với tục thờ bà tổ tức tục thờ bà Mẫu và Cậu Tai – con trai út cưng của bà. Trong tiến trình Nam tiến khai hoang người ta gọi trệt đi “Cầu Tai” là “Cầu Tài” từ chữ “Tài” đến chữ “Tai” cho thấy bước phát triển mới về chủ nghĩa duy vật mộc mạc trong tư duy của nhân dân lao động khai hoang xưa.
Trước mỗi chuyến ra khơi hay vào dịp Lễ, Tết, người dân đảo lại đến thắp nhang cầu mong cho những chuyến đi biển được bình an. Hàng năm vào ngày 15, 16 tháng 10 Âm lịch tại Dinh Cậu nhân dân mở hội lớn có rất đông người tham dự. Đúng là tại khu vực Dinh Cậu núi đá ở khá đặt biệt có hình thù kỳ quái, có lẽ vì thế mà người dân gọi là nơi “Đất thánh linh thiêng cổ kính ”.
3, Dinh Cậu biểu tượng đặc trưng của đảo Phú Quốc
Nằm ở cửa Sông Dương Đông, Dinh Cậu được ví như biểu tượng của Phú Quốc nơi biển, cát, nắng và đá hoà trộn với nhau thành một khung cảnh hữu tình. Nơi đây không chỉ là một cảnh vật đẹp, có hình thù kỳ thú mà còn là nơi đất thánh linh thiêng, cổ kính. Những bậc thang lãng mạn đưa bạn lên đỉnh để cảm nhận được làn gió biển dịu dàng, ngắm nhìn mặt trời lặn qua các tảng đá bị ăn mòn và thưởng thức cảnh thanh bình của dòng sông Dương Đông.
Tọa lạc trên một ghềnh đá vươn ra biển, Dinh Cậu luôn sừng sững, hiên ngang trước sóng to gió lớn nhưng lại trở nên huyền diệu, lung linh. Phía trước Dinh Cậu là cửa Dương Đông, nơi có ghềnh đá dài với những mỏm đá nổi lô nhô. Khi những đợt gió mùa thổi về, hàng ngàn ngọn sóng trắng xoá đổ vào cửa sông dào dạt. Liền kề Dinh Cậu là bãi Dương Đông với bờ biển cát vàng, nước xanh, rực nắng (còn gọi là bãi tắm Dinh Cậu).
Đi du lịch Phú Quốc, Dinh Cậu chẳng những chỉ thu hút du khách bằng những câu chuyện huyền bí mà còn bởi nét đẹp của mình.Lắng nghe tiếng sóng rì rào rồi hòa lòng mình vào tự nhiên là điều thú nhận rất riêng mà chỉ Dinh Cậu Phú Quốc mới có chắn chắn sẽ mang đến cho du khách một kỳ nghỉ lý thú.
Ảnh:Internet