Ẩm thực Sapa nhất định phải thử một lần trong đời

376

Trong không khí lạnh giá miền sơn cước, tuyết rơi trắng xóa cả một vùng trời, may mắn thay được thưởng thức ẩm thực ở du lịch Sapa một lần trong đời quả là khoảnh khắc khó quên và dường như không có ngôn từ nào có thể mô tả được độ mỹ miều, sung sướng và hạnh phúc đến vậy. Được giao lưu với người bản địa, ăn những món ngon đậm đà miền núi Tây Bắc, ghi lại chuyến hành trình đầy điều khám phá ở Sapa xinh đẹp này. Nhất định phải đi Sapa và phải thử món ngon nơi đây trong chuyến hành trình cuộc đời.

Thịt trâu gác bếp dai dai ngọt ngọt

Quay lại những năm tháng trước đây vào những dịp quan trọng của năm như lễ hay Tết, đồng bào miền núi lại tổ chức lễ hội mổ trâu, thì ngày nay dường như thịt trâu luôn hiện diện trong bữa ăn hàng ngày của họ. Đồng bào miền núi đã tinh tế chế biến thành món ăn thơm ngon nức danh khét tiếng, đó chính là thịt trâu gác bếp. Món ăn này có nguồn gốc từ những người Thái đen. Theo quan niệm của họ thịt trâu đem gác trên nóc bếp sẽ bảo quản được lâu hơn.

du lịch Sapa
Thịt trâu gác bếp đậm sắc Sapa

Những miếng thịt trâu tươi, chọn phần bắp đùi, yêu cầu lọc hết gân và phần mỡ, dùng dao thái dọc theo từng miếng rồi tẩm ướp gia vị theo công thức riêng, bao gồm sả, gừng, tỏi, ớt khô. Một hương vị đăc biệt góp phần làm nên nét độc đáo cho món thịt trâu gác bếp, đó chính là khén đã giã nhỏ. Khén tên gọi nghe là lạ nhưng thực chất đây là loại hạt tiêu rừng chỉ có ở Tây Bắc. Đồng bào khéo léo đem trộn đều cùng với gia vị được kể trên, để thịt trâu ngấm trong khoảng thời gian 2-3 tiếng.

Thịt trâu được tẩm ướp gia vị trước khi gác bếp

Những miếng thịt trâu đã thấm gia vị, dùng que xiên từng miếng, đem treo trên gác bếp của người Thái để cho thịt chín từ từ theo thời gian. Các gia vị tẩm ướp được lên men cộng với nhiệt độ của khói bếp củi, bếp than bốc lên làm cho những miếng thịt trâu chín từ từ. Không được để những miếng thịt trâu gần sát lửa than củi, như vậy bên ngoài thì cháy, nhưng bên trong thì lại sống.

Thịt trâu sau khi tẩm ướp được treo gác bếp

Tùy vào độ to nhỏ của miếng thịt, lượng gia vị tẩm ướp, khoảng cách giữa gác bếp và bếp lửa, thịt trâu bảo quản được khoảng thời gian từ 8 – 10 tháng, không nên để thịt quá khô, mất nước như vậy ảnh hưởng tới thành phẩm của thịt sẽ bị dai, cứng. Có nhiều cách chế biến khác nhau như nấu, xào, hầm… trong đó, đơn giản thay những miếng thịt được xé, nhấm nháp nhâm nhi với chén táo mèo cay xè giữa mùa đông lạnh giá, quả là ấm nồng cơ thể, không gì có thể sánh bằng được.

Xé nhỏ và nhai thịt trâu dai dai ngọt ngọt còn gì ngon bằng

Mùi thơm nồng của khói bếp, vị ngọt có trong từng thớ thịt, mùi thơm của những loại gia vị góp phần tạo nên món ăn hấp dẫn đặc trưng miền núi Tây Bắc mà các du khách lần đầu tới khó mà từ chối lại được đồng thời còn mua một ít về làm quà cho người thân và bạn bè.

Những ống cơm lam thơm ngon nức mũi

Một trong những món ẩm thực Sapa không thể không nhắc tới với món cơm lam – đặc sản của núi rừng Tây Bắc. Những ống cơm lam được cho vào những ống tre được nấu lên, nhìn bề ngoài thôi cũng cuốn hút tầm nhìn nhiều người huống chi được thưởng thức. Gạo nếp được cho vào ống tre, nhưng yêu cầu phải là gạo đã được thu hoạch từ những thửa ruộng bậc thang của đồng bào miền núi, khéo léo tinh tế chế biến theo công thức riêng của đồng bào miền núi.

Cơm lam đặc sản núi rừng Tây Bắc

Cơm lam khi chín có mùi hương đặc trưng, sự hòa quyện giữa các vị thơm dẻo của gạo, vị ngọt của nước. Cơm lam càng ngon hơn khi được ăn kèm với thịt, muối vừng.

Độc đáo Thắng cố – tinh hoa của núi rừng

Một món ăn góp phần tạo nên nét độc đáo nền ẩm thực Sapa, đó chính là Thắng cố. Nghe tên gọi thôi cũng thấy là lạ và khó có thể hình dung đây là món ăn được làm từ nguyên liệu gì. Thắng cố Sapa là đặc sản của người Mông. Những miếng thịt ngựa cộng với thành phần nội tạng như lòng, tiết ngựa, tim, gan và 12 thứ gia vị: sả, gừng, thảo quả, quế chi và nhiều thứ gia vị gia truyền khác, trong đó, gia vị thứ 12 là cây thắng cố tạo nên linh hồn món ăn.

Thắng cố món ăn đặc sắc đồng bào dân tộc Mông

Không phải nồi Thắng cố được chế biến đơn giản đâu, yêu cầu độ nhẫn nại, ninh nhừ trong vài giờ đồng hồ. Thắng cố ngon hơn khi được ăn kèm với rau xanh. Sự kết hợp giữa thịt ngựa thơm giòn cộng với các loại rau, vừa thưởng thức vừa nhâm nhi ly rượu ngô xua tan cái giá rét mùa đông vùng sơn cước làm say lòng bao nhiêu lữ khách dừng chân.

Thắng Cố ngon hơn khi dùng kèm với rau xanh

Gà ác nướng mật ong – hút hồn bao du khách

Gà ác từ lâu được biết tới là món ăn chứa đựng nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tận dụng được tính ưu việt đó, đồng bào miền núi Tây Bắc đã tinh tế chế biến thành ẩm thực Sapa – đó chính là món gà ác nướng mật ong. Gà được làm sạch, tẩm ướp gia vị đậm chất núi rừng theo công thức riêng, rồi dùng mật ong phết bên ngoài thân gà, đem đi nướng. Mùi hương bốc lên ngào ngạt đến ngạt cả mũi. Độ nóng hổi vừa thổi vừa ăn, được chấm kèm với muối tiêu vắt chanh và lá bạc hà tạo nên độ ngon gấp bội khó cưỡng lại, thỏa mãn cái dạ dày đang sôi réo.

Gà ác nướng mật ong thơm phức

Đến với Sapa ngoài du hí, vi vu và ngắm nhìn cảnh quan đẹp đừng quên thưởng thức ẩm thực nơi này. Nét độc đáo, sự đa dạng và cách chế biến tinh tế đã góp phần tạo nên nền ẩm thực miền sơn cước khó trộn lẫn vào đâu được.