[Du lịch Đà Lạt] Chợ Đà Lạt từ năm 1938 đến nay

Chợ Đà Lạt từ lâu đã là nét văn hóa độc đáo ở du lịch Đà Lạt. Tuy nhiên để biết được hình thành và những điều đã đổi thay khu chợ này thì không phải ai cũng biết, cùng khám phá ngay bây giờ nhé!

301

Chợ Đà Lạt là một trung tâm thương mại cũng như là điểm đến nổi tiếng của du lịch Đà Lạt tọa lạc trên trục đường chính là đường Nguyễn Thị Minh Khai và được xem là “con tim của thành phố Đà Lạt”. Không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán, chợ còn là điểm thu hút khách đi Đà Lạt.

Chợ trung tâm du lịch Đà Lạt được xây dựng vào năm 1929. Đây không chỉ là một trung tâm buôn bán sầm uất mà còn là một di tích lịch sử quan trọng của thành phố này. Ảnh chụp năm 1938 cho thấy khu chợ lúc này khang trang và chưa đông đúc. Ảnh: Flickr.

Khi mới đi vào hoạt động, chợ thường được dân địa phương gọi là “Chợ Cây” bởi các nguyên liệu sơ khai để xây dựng đều bằng gỗ. Trong hình là cảnh người dân đang mua bán được chụp năm 1956, trong đó có cả đồng bào dân tộc. Ảnh: Flickr.

Đến năm 1958, một trong số hạng mục của khu chợ được xây dựng trên khu vực đầm lầy ở du lịch Đà Lạt dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư Nguyễn Duy Đức. Cây cầu đi bộ nối thẳng tới chợ Đà Lạt chụp trong khoảng năm 1965 – 1966. Ảnh: Flickr.

Chợ vào năm 1965 đã bắt đầu tấp nập người mua bán hơn nhưng quang cảnh còn hoang vu, ít cây cối. Ảnh: Flickr.

Một sạp bán hoa tại chợ năm 1969. Ảnh: Tom Petersen.

Đường vào chợ những năm 1970 trồng nhiều cây xanh hơn. Ảnh: Flickr.

Cảnh sinh hoạt chợ tại bậc thang năm 1974 (gần rạp Hoà Bình du lịch Đà Lạt ngày nay). Ảnh: Flickr.

Sạp rau, củ, quả bày bán bên trong khu chợ năm 1996. Ảnh: Doi Kuro.

Chợ Đà Lạt năm 2013 đã bắt đầu sinh hoạt vào buổi tối, chủ yếu là các hàng quán đồ ăn, quà lưu niệm để phục vụ du khách. Ảnh: Yukata.

Đến nay, chợ Đà Lạt trở thành điểm dừng chân quen thuộc của du khách du lịch Đà Lạt mỗi khi có dịp ghé thành phố. Chợ hiện lâm vào tình trạng quá tải, đặc biệt là các vấn đề về trật tự và an toàn vệ sinh, môi trường. Ảnh: Di Vỹ.