Động Tiên Sơn – Cõi bồng lai tiên cảnh

282

Động Tiên Sơn nằm trong khối núi đá vôi Kẻ Bàng thuộc xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh du lịch Quảng Binh, cao hơn cửa động Phong Nha khoảng 150m được phát hiện vào năm 1935, thời kỳ đầu mới được tìm thấy động Tiên Sơn được người dân gọi là động Tiên, do vẻ đẹp kỳ bí của nó.

Động Tiên Sơn có chiều dài là 1km, từ cửa động đi vào khoảng 400m có một vực sâu chừng 10m, sau đó là động đá ngầm dài 500m, hiện nay du khách có thể tham quan khoảng 400m.

du lịch Quảng Binh

Đường lên động Tiên Sơn thật tuyệt, men theo vách núi quanh co uốn lượn, giữa lưng chừng núi, du khách có dịp chiêm ngưỡng một cảnh quan tuyệt đẹp của những đồng lúa, những làng quê yên ả xen lẫn giữa núi đồi quanh co với các dòng sông Son, dòng sông Chày và lớp lớp dãy núi đá vôi. Phía dưới dòng nước đang chảy về miền vô tận, phía trên bầu trời những cánh cò dập dờn, chao liệng bay về miền hoang sơ, du khách như ngập chìm trong cảm xúc mênh mông. Men theo chân núi vượt qua 330 bậc thang đá để đặt chân tới cửa động, du khách sẽ có cảm giác như mình lạc vào cõi thiên thai, mà mỗi nơi, mỗi chốn đều là kỳ công thiên tạo. Thông qua một lối đi hẹp ngoằn nghèo giữa hàng ngàn khối thạch nhũ muôn màu muôn sắc những cột nhũ đá, măng đá óng ánh màu cẩm thạch trông thật hấp dẫn, du khách sẽ bất ngờ bởi vẻ đẹp huyền bí như những nàng tiên, những ông bụt của cõi hư không hay những bông hoa đá, san hô… của chốn đời thực tất cả hòa quyện vào nhau trong một thế giới vừa linh thiêng, vừa xa xăm, vừa gần gũi.

Hàng nghìn khối nhũ đá với nhiều màu sắc mọc tua tủa trong động. Trên vòm động cao thoáng, nổi rõ nhiều vân trắng có những nhũ đá hình đám mây ngũ sắc dường như lững lờ trôi. Những lớp thạch nhũ được hình thành từ trần động và hai bên trông cực kỳ đẹp mắt được hình thành với nhiều hình thù kiểu dáng khác nhau trông giống như hình các vỏ sò, nhánh cây, dải san hô hay từng chùm nho…

Những khối nhũ đá vươn cao giữa lòng động như muôn vàn toà tháp song hành cùng nhau, rồi những chuỗi thạch nhũ dính liền nhau như một phím đàn dọc hai bên lối đi được gọi là đàn Thạch những phiến đá và cột đá cộng hưởng âm. Khi bạn đưa tay gõ nhẹ thì phát ra những âm thanh kỳ lạ hay những âm điệu trầm bổng khác nhau ngân nga vang lên, không khác nào tiếng đàn Tơ rưng, hay tiếng chiêng, tiếng trống của người đồng bào Tây Nguyên. Trong động còn có hình Cây Ngọc ở cõi tiên hay hình ba ông Phúc-Lộc-Thọ mà được biết đến với tên gọi là Động Tam Đa. Nơi đây, trong hành trình khám phá du khách có thể dừng chân nán lại, để cầu những điều an lành, hạnh phúc cho mình và người thân nhân chuyến tham quan.

Đi qua những mê cung của nhũ đá du khách đi xuống động Thủy Cung một cảnh tượng huy hoàng và thần tiên hiện ra trước mắt giữa những khối đá lởm chởm, đủ mọi hình thù kỳ dị, mang đầy đủ các màu sắc hai cột đá chen nhau hiện lên giữa hồ nước nhỏ, tụt sâu xuống dưới động, du khách sẽ được thăm “cung vua Thủy Tề” với những đàn đá, hình san hô, rùa biển, hình trai, hến, các loại cá và muôn vàn hình thù con vật được hình thành từ nhũ đá. …