Đền thờ Lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh

400

Du lịch Quảng Binh nếu có cơ hội hãy ghé viếng thăm lăng mộ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Lăng mộ nằm trên một ngọn đồi rộng của đãy núi An Mã, thuộc xã Trường Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ; cách trung tâm huyện Lệ Thuỷ (du lịch Quảng Binh) 25km về phía Nam.

Vị khai quốc công thần, Thượng đẳng thần, Chưởng cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh sinh năm Canh Dần (1650) tại Xã Chương Tín, huyện Phong Lộc nay là xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh du lịch Quảng Binh. Ông là một kiệt tướng đời chúa Minh Nguyễn Phúc Chu (Hiến Tông Hiếu Minh Hoàng đế 1691-1725). Nguyễn Hữu Cảnh là hậu duệ 19 đời của Khởi tổ Nguyễn Bặc; hậu duệ 9 đời của Hậu tổ Nguyễn Trãi; cháu bàng hệ 7 đời của tổ Nguyễn Như Trác; cháu bàng hệ 5 đời của Nguyễn Kim; cháu nội của Triều Văn Hầu Nguyễn Triều Văn; con trai thứ 3 của chiêu vũ hầu Nguyễn Hữu Dật; em ruột của Hào lương hầu Nguyễn Hữu Hào.

Du lịch Quảng Binh

Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh lớn lên trong một gia đình cả ba cha con đều là những vị tướng có công lao to lớn trong việc phò tá các chúa Nguyễn giữ vững và phát triển phía Đàng Trong.

Xuất thân trong một gia đình võ tướng, am tường quốc sự, lại được chứng kiến bao cảnh truân chuyên của xã hội đương thời, Ông đã sớm dấn thân vào cuộc chiến. Nguyễn Hữu Cảnh đã phụng mạng cầm quân “thống binh” xông pha trận mạc ở tuổi đời chưa quá 22 (1650-1972) để phò chúa an dân giữ yên bờ cõi.

Được chúa Nguyễn – Nguyễn Phúc Chu tin cẩn, Nguyễn Hữu Cảnh với tài thao lược, trí thông minh và bản lĩnh hơn người, đã lập nhiều chiến công hiển hách.

Vào những năm 1690-1691, lúc này người nối ngôi vua Chăm Pa là Kế Bà Tranh, ông ta cố ý muốn giành giật, bỏ bang giao đem quân qua sát biên giới sát hại cư dân Phủ Diên Ninh (Diên Khánh) mỗi khi xuân về.

Đần năm 1692, chúa Nguyễn phái Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh làm thống binh cùng với tham mưu Nguyễn Đình Quang đem quân đi bình định biên cương. Xuân Quý Dậu (1693) bở cõi được dẹp yên, sáp nhập toàn bộ các phần đất của Chiêm Thành vào Đàng Trong, vùng đất mới đã bình yên. Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh y lệnh chúa lập ra Thuận Thành trấn, tháng 8 năm ấy đổi làm phủ Bình Thuận.

Tháng 7-1693 ông trở về Phú Xuân. Tại đây, chính ông đã xin chúa Nguyễn Phúc Chu tổ chức chiêu mộ dân nghèo khắp xứ Thuận – Quảng để đưa vào Nam cùng với một số nhân vật nỗi tiếng khác như: Nguyễn Tri Thắng, Nguyễn Tấn Lễ, Chu Kiêm Lễ…

Tháng 2 năm Mậu Dần (1698), chúa Nguyễn Phúc Chu cử Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh làm kinh lược sứ với sứ mạng là thống suất Kinh Lược. Đầu tiên ông quyết định cho đoàn chiến thuyền cặp bờ và đóng bản doanh tại Cù Lao Phố (Đồng Nai) để quan sát và định vùng an dân.

Tại Cù Lao Phố, Nguyễn Hữu Cảnh đã đưa ra một kế hoạch toàn diện: Vừa khai hoang mở đất, vừa dàn xếp biên cương. Song song với việc khẩn hoang, thống suất Nguyễn Hữu Cảnh thi hành ngay việc chia đất định vùng, đưa dần dân chúng vào nếp an cư lạc nghiệp.

Về hành chính (theo sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức) ông chia đất Đông Phố: Lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh trấn biên (Biên Hoà); Lập xứ Sài Côn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn (Sài Gòn bây giờ). Mỗi trấn có lưu thủ đứng đầu quản trị, dưới có cai bạc coi về ngân khố, ký lục coi về hành án. Đồng thời ông cũng lập thêm một đơn vị hành chính tại Sa Hà (sau đó nơi đây là Hạnh Thông Tây Gò Vấp). Tất cả đều trực thuộc phủ Gia Định.

Lúc này địa bàn Đồng Nai – Gia Định được nới rộng thêm hàng ngàn dặm vuông, dân số tăng thêm 4 vạn hộ. Nhà cửa bắt đầu mọc lên sầm uất. Tại Phước Long, thống suất còn lo khuếch trương bộ mặt cảng Đại Phố cho khách phường ngoại bang đi lại dễ dàng, thuyền bè vào ra tấp nập.

Đánh giá về ý nghĩa lịch sử nói trên, Nguyễn Hữu Cảnh thuộc lớp người đầu tiên khai cơ, người đầu tiên bố trí hệ thống Nhà nước trên miền đất mới. Học giả Trần Bạch Đằng viết “ý nghĩa quan trọng nhất của việc làm này là ở chỗ dân lưu tán được thừa nhận là công dân của nước Việt Nam, ruộng đất khai hoang được vào sổ bộ chính thức, làng mạc được bảo vệ như mọi làng mạc khác của Việt Nam. Sự xác lập cương việt quốc gia đã tránh ít nhất về mặt pháp lý những mối đe dọa từ bên kia biên giới. Cho nên dân khai hoang coi ông như người đại diện của tổ quốc. Ông thoả mãn cả yêu cầu quyền lợi và tình cảm của dân lưu tán. Có thể nói ý thức quốc gia, ý thức dân tộc của dân lưu tán đã tôn vinh Nguyễn Hữu Cảnh. Thời gian 3 năm là sự kết đọng một nguyện vọng đã xuất hiện và nung nấu nhiều trăm năm”.

Được chúa Nguyễn đồng ý, Nguyễn Hữu Cảnh đã tổ chức một cuộc di dân lớn nhất trong lịch sử, đưa dân từ Bố Chính (du lịch Quảng Binh), Quảng Trị, Quảng Đức, Quảng Nam, Quảng Ngãi (nói chung là vùng Ngũ Quảng) vào khai phá vùng đất hoang vu để có Nam bộ trù phú ngày nay. Tại vùng đất mới này Nguyễn Hữu Cảnh đã thực hiện ý đồ quy hoạch của mình: Thiết lập làng xã, xóm ấp; lập sổ đinh điền; định mức tượng trưng ban đầu về tô thuế. Riêng người Hoa, thống suất Nguyễn Hữu Cảnh để định cư ở hai nơi:

– Xã Thanh Hà, huyện Phước Long (Biên Hoà, Đồng Nai)

– Xã Minh Hương ở huyện Tân Bình (Sài Gòn, Bến Nghé).

Tất cả số dân nói trên ông đều cho nhập vào sổ bộ của nhà nước Đại Việt.

Sau hơn 8 năm quan hệ Việt – Miên yên ổn, triều đình Chân Lạp lại cho quân qua đốt phá nhà cửa của dân chúng ở vùng biên, cướp bóc dân buôn, cướp phá các dinh của ta. Trước tình hình ấy, mùa thu năm Kỷ Mão (1699) chúa Nguyễn Phúc Chu lại lệnh cử chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh làm thống suất vào Nam lo giữ biên cương. Tháng 2 năm Canh Thìn (1700) đại quân của Nguyễn Hữu Cảnh đóng bản doanh tại Rạch Cá (Ngư Khê) tức Long Hồ thuộc tỉnh Vĩnh Long bây giờ. Tháng 3 (1700) Nguyễn Hữu Cảnh chia quân làm hai đạo tiến về Nam Vang để dàn xếp hòa hiếu. Tháng 4 (1700) Nguyễn Hữu Cảnh cho dừng chân tại cồn cây Sao tức sao Mộc Châu mà ngày nay gọi là Cù Lao Ông Chưởng để báo tiệp khải hoàn về Phú Xuân và đợi lệnh Chúa.

Nhưng một căn bệnh đã ập đến với ông, ngày 9 tháng 5 năm Canh Thìn thuyền đến Rạch Gầm (Sầm Khê) thì ông qua đời, thọ 51 tuổi. Sau khi ông qua đời, nhà Nguyễn đã truy phong công trạng của ông với sự đánh giá rất cao. Ông được coi là ’’Thượng đẳng thần’’, là ’’Khai quốc công thần’’. Ở trên cả nước ta từ du lịch Quảng Binh đến Quảng Nam – Đồng Nai – An Giang – Cần Thơ đến ngay giữa Sài Gòn… ở đâu cũng có nhà thờ hoặc đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh. Để ghi nhớ công đức của Ông, ở xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh du lịch Quảng Binh xưa kia có thiết lập đền “’Vĩnh Yên” (còn gọi là đền Vĩnh An Hầu) thờ Thượng Đẳng Thần Vĩnh An Hầu, Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Qua hai cuộc chiến tranh và thiên nhiên khắc nghiệt đền đã bị huỷ hoại. Với tấm lòng tri ân “uống nước nhớ nguồn” đền Vĩnh Yên đã được tỉnh cho xây lại và khánh thành vào ngày 18 tháng 5 (âm lịch) năm 2002 và đã đưa vào phát huy tác dụng.

Hiện nay, trong khuôn viên lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh ở Quảng Bình còn có một tấm bia đá rất có giả trị. Bia mộ Nguyễn Hữu Cảnh được tạc bằng đá xanh (cẩm thạch) với kiểu dáng thường gặp ở cuối triều Nguyễn. Bia cao cả chân 1,2m. Mặt trước của bia hướng về ngôi mộ co khắc 3 dòng chữ Hán được dịch là:

– Dòng phải: Người mở mang đầu tiên miền Nam bậc khai quốc thần thượng cấp của triều Nguyễn.
– Dòng giữa: Mộ của Vĩnh an hầu Nguyễn Hữu Kính.
– Dòng trái: Người cháu 4 đời của quý hương là quan cai quản đạo quân hưng nghĩa Ngũ Đức Hầu Nguyễn Hữu Mạn lập bia mộ vào thời Gia Long sơ niên.

Mặt sau bia dịch là: Ngày 16 tháng 7 năm 1925 Nguyễn Hữu Bài viện trưởng Viện cơ mật, Đại thần thái tử thái phó, Phúc môn bá Đại học sĩ điện Võ Hiện đã mang con là Thị Dương tôn kính phụng lập bia mộ này.

Việc tìm ra ngôi mộ đã giải quyết được những tồn nghi trong lịch sử mà mấy cuộc hội thảo khoa học về thân thế và sự nghiệp của ông trước đây đặt ra những vấn đề cần phải tìm hiểu, nghiên cứu về ngôi mộ thật của ông ở Cù Lao Phố, Rạch Gầm, Điện Bàn, Quảng Nam hay ở Thác Ro – du lịch Quảng Binh.

Mấy thế kỷ qua đi, dẫu thế sự thịnh suy thăng trầm, song trong ký ức bất diệt của nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân du lịch Quảng Binh nói riêng, tên tuổi và sự nghiệp của Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh vẫn luôn luôn toả sáng.

“Công Lễ Thành Hầu đi mở đất
Nghìn năm con cháu mãi còn ghi”.