Top 6 lễ hội ở Hạ Long nên đến một lần

Hạ Long có vẻ đẹp tự nhiên, lãng mạn, là một khu du lịch nổi tiếng với nhiều cảnh đẹp. Bên cạnh vẻ đẹp của sông nước, Hạ Long còn được biết đến là nơi diễn ra nhiều lễ hội nổi tiếng đậm nét truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam. Có dịp đến Hạ Long, nhất định phải thưởng thức những lễ hội văn hóa này bạn nhé!

459

Du lịch Hạ Long không chỉ nổi tiếng với Vịnh Hạ Long mà còn nhộn nhịp với các lễ hội trong năm, là nơi thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Nếu đã đi Hạ Long thì nên đến những lễ hội này một lần.

1.Lễ hội Đền Cửa Ông

Đền Cửa Ông là một trong những di tích nhà Trần nổi tiếng ở vùng Đông Bắc. Đền có ba khu: đền Hạ, đền Trung và đền Thượng tạo thành quần thể kiến trúc hình chân vạc trông ra vịnh Bái Tử Long hùng vĩ. Trong chiến tranh, đền Trung và đền Hạ đã bị phá hủy, ngày nay đền Hạ đã được phục hồi.

  • Thời gian: 2/1 – 30/3 âm lịch. Chính hội 3/2 âm lịch.
  • Địa điểm: Phường Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
  • Suy tôn: Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng (Đông Hải đại vương), Hoàng Cầu, tướng lĩnh người địa phương.
  • Đặc điểm: Lễ dâng hương và rước bài vị.

Vào mùa lễ hội, đền Cửa Ông nườm nượp du khách từ khắp mọi miền đất nước. Khách đến dự lễ hội có thể đi bằng đường bộ qua thành phố Hạ Long, cũng có thể đi bằng đường thủy ven vịnh Hạ Long, qua vịnh Bái Tử Long đến sát cửa đền Hạ.

du lịch hạ long
Ảnh: Sưu tầm
Ảnh: Sưu tầm

2. Lễ hội Tiên Công

Miếu Tiên Công nằm trên một khu đất bằng phẳng, rộng 3.000 m2 của xã Cẩm La, huyện Yên Hưng và đã được xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Đây là nơi thờ 19 vị Tiên Công đã có công quai đê, lấn biển lập nên vùng Hà Nam trù phú như ngày nay.

  • Thời gian: 7/1 âm lịch.
  • Địa điểm: Xã Cẩm La, đảo Hà Nam, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh.
  • Suy tôn: Các vị Tiên Công có công lập nên khu đảo Hà Nam.
  • Đặc điểm: Các cụ trên 70 tuổi được con cháu rước ra đền tế chúc. Diễn trò đánh vật.

Đã thành lệ, cứ đến ngày 7 tháng giêng hàng năm, nơi đây lại diễn ra lễ hội Tiên Công, là dịp con cháu của các vị Tiên Công ở khắp mọi nơi tụ hội về trong lễ mừng rước các cụ thượng thọ lên miếu. Đây là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất, mở đầu hàng năm của huyện Yên Hưng.

Lễ hội Tiên Công lại là dịp con cháu những vị Tiên Công khắp nơi quy tụ về. Trong không khí trang nghiêm của nghi lễ, người xem hội dễ dàng nhận thấy khuôn mặt những người con, người cháu rạng ngời niềm hạnh phúc khi được rước ông bà, cha mẹ lên miếu cáo lễ với tổ tiên.

Ảnh: Sưu tầm
Ảnh: Sưu tầm

3.Lễ hội Bạch Đằng

Dòng sông Bạch Đằng đời đời còn ghi chiến tích của những người anh hùng dân tộc chống giặc ngoại xâm. Đó là: Ngô Quyền với trận địa cọc gỗ đánh tan quân Nam Hán (năm 938); Lê Hoàn (năm 981) chống quân Tống; Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và các danh tướng nhà Trần (năm 1288) chống quân Nguyên Mông.

  • Địa điểm: Diễn ra tại xã Yên Giang, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh.
  • Thời gian: Được tổ chức vào ngày mùng 8 tháng 3 (âm lịch) hàng năm, có năm kéo dài tới bốn ngày đêm.
  • Ý nghĩa: Lễ hội kỷ niệm chiến thắng Bạch Đằng của những người anh hùng dân tộc chống giặc ngoại xâm.
  • Lễ hội Bạch Đằng diễn ra trên vùng đất cổ với bao chứng tích hào hùng, thu hút hàng vạn người khắp vùng châu thổ sông Hồng về dự.Vào ngày này diễn ra nghi lễ rước Đức Thánh Trần từ đền Bạch Đằng Linh Từ về đình Yên Giang sau đó lại đưa ngược lại từ đình về đền với nhiều nghi thức long trọng. Sau phần Hội là những trò chơi ôn lại những chiến công hiển hách trên sông Bạch Đằng như đua thuyền chải, diễn xướng về chiến trận Bạch Đằng: lễ dâng lịch con nước triều, kế phát hoả, cắm cọc trên sông Bạch Đằng…
    Ảnh: Sưu tầm
    Ảnh: Sưu tầm

    4.Lễ hội Yên TửYên Tử là trung tâm Phật giáo của nước Ðại Việt thuở trước, nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm. Du khách đến lễ hội chùa Yên Tử để được tách mình khỏi thế giới trần tục, thực hiện cuộc hành hương tôn giáo giữa thiên nhiên hùng vĩ.

  • Ðịa điểm: Diễn ra ở vùng núi Yên Tử thuộc xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí
  • Thời gian: Hàng nãm được tổ chức bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng và kéo dài hết tháng 3 (âm lịch).
  • Ý nghĩa: Yên Tử là trung tâm Phật giáo của nước Ðại Việt thuở trước, nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm. Du khách đến lễ hội chùa Yên Tử để được tách mình khỏi thế giới trần tục, thực hiện cuộc hành hương tôn giáo giữa thiên nhiên hùng vĩ. Ca dao có câu:“Trăm năm tích đức, tu hành/Chưa đi Yên Tử, chưa thành quả tu”.
  • Trong quần thể di tích Yên Tử rộng lớn hiện có 11 chùa và hàng trăm am tháp. Chùa Ðồng ở trên đỉnh cao nhất (1.068m so với mặt nước biển). Lên chùa Ðồng, du khách cảm tưởng như đi trong mây (”nói cười ở giữa mây xanh” – Nguyễn Trãi). ở Yên Tử có ngọn tháp cổ cao ba tầng bằng đá, niên đại ”Cảnh Hưng thập cửu niên – 1758”. Cũng không đâu có rừng tháp như khu Tháp Tổ ở Yên Tử gắn liền với những sự tích huyền thoại về ông vua nhà Trần và phái Thiền Trúc Lâm.
    Ảnh: Sưu tầm
    Ảnh: Sưu tầm

    5.Lễ hội Đình Trà Cổ

Cách đây gần 600 nãm, người Trà Cổ đã xây dựng ngôi đình làng để thờ các vị tổ (Thành Hoàng làng). Lễ hội tưởng nhớ đến công ơn của Thành Hoàng làng và cầu mong trời đất thần linh mang lại những điều tốt lành cho dân làng.

  • Thời gian: 30/5 – 6/6 âm lịch
  • Địa điểm: Trà Cổ, thị xã Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
  • Suy tôn: Sáu vị Thành Hoàng và Nguyễn Hữu Cầu, một lãnh tụ nông dân thời Lê.
  • Đặc điểm: Thi lợn béo, thi làm cỗ chay, cỗ mặn.

Trà Cổ nằm ở nơi ”đặt nét bút đầu tiên để vẽ hình chữ S của bản đồ đất nước”. Trà Cổ có bãi biển đẹp lý tưởng cho du khách. Cư dân Trà Cổ vốn gốc ở Ðồ Sơn. Ðình Trà Cổ cũng là nơi thờ Quận He (Nguyễn Hữu Cầu), một lãnh tụ nông dân khởi nghĩa thời Lê – Trịnh. Ngôi đình lớn đại diện cho kiến trúc đình làng của người Việt hiện nay vẫn được bảo tồn.

Ảnh: Sưu tầm
Ảnh: Sưu tầm

6. Lễ hội Quan Lạn

Lễ hội Quan Lạn (còn gọi là hội đua bơi Quan Lạn), là hội làng của người dân xã đảo Quan Lạn, một hòn đảo nằm ở khu trung tâm thương cảng cổ Vân Đồn. Lễ hội được tổ chức trên bến Đình, nơi có đình Quan Lạn, một ngôi đình cổ trong số ít những ngôi đình còn giữ được cho đến ngày nay.

  • Thời gian: Ngày 10 – 20/6 âm lịch (Chính hội ngày 18/6 âm lịch).
  • Địa điểm: Diễn ra ở bến Đình thuộc xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
  • Suy tôn: Trần Khánh Dư – một danh tướng thời nhà Trần.
  • Đặc điểm: Lễ hội Quan Lạn vừa kỷ niệm chiến thắng giặc Nguyên Mông năm 1288 và chiến công của Trần Khánh Dư, vừa là ngày hội cầu được mùa của cư dân vùng biển.

Ngày 10 tháng 6 khoá làng (một tục làm trong lễ hội của người Việt), dân trong làng không được đi bất cứ đâu nhưng những người làm ăn ở xa và khách thập phương lại có thể về làng dự hội.

Lễ hội Quan Lạn có tục đua thuyền khác với bơi trải. Dân làng chia làm hai phe Đông Nam Văn và Đoài Bắc Võ lập doanh trại riêng từ ngày 13 để luyện quân, chuẩn bị thuyền đua. Thuyền đua thường là thuyền đi biển trọng tải 5 đến 6 tấn, rộng và sâu lòng, được hạ buồm, trang trí đầu rồng ở mũi thuyền.

Ảnh: Sưu tầm
Ảnh: Sưu tầm