Review siêu có tâm chuyến đi Côn Đảo 2N1Đ

Đi Côn Đảo không hề chán, nếu như bạn biết dùng trái tim chân thành để cảm nhận. Đây là bài chia sẻ những kinh nghiệm quý báu dành cho những ai sắp du lịch Côn Đảo.

752

Đi Côn Đảo và muôn vàn câu chuyện được kể từ chuyến đi. Hãy cùng đọc và chuẩn bị cho mình một hành trang chỉn chu, một tấm lòng rộng mở để đón nhận những điều đẹp đẽ nhất từ du lịch Côn Đảo nhé.

đi côn đảo
FB Trang Quỳnh Nguyễn

*Di chuyển ra Côn Đảo có thể theo 2 cách

  • Đường hàng không (khứ hồi): từ Hà Nội ra Côn Đảo không có chuyến bay thẳng, mà cần chia làm 2 chặng: Hà Nội – Sài Gòn, Sài Gòn – Côn Đảo

Tuyến Hà Nội – Sài Gòn mình bay Vietnam airlines, còn Sài Gòn – Côn Đảo thì mình bay bằng Vasco. Đây cũng là hãng máy bay độc quyền khai thác tuyến bay này, vì vậy vé luôn trong tình trạng hết. Mọi người nên đặt vé sớm để chủ động hơn về mặt thời gian.

Vì mình đặt vé khá gấp nên giá vé bị đẩy lên cao hơn mặt bằng chung. Tuy nhiên, thông thường giá vé mỗi chặng giao giao động từ: 4tr/khứ hồi đối với chặng Hà Nội – Sài Gòn và 3tr5/khứ hồi đối với chặng Sài Gòn – Côn Đảo.

  • Đường tàu thuỷ

Ngoài việc di chuyển bằng máy bay, bạn cũng có thể đi tàu thuỷ ra Côn Đảo, xuất phát từ Cảng Trần Đề (Sóc Trăng), sau 2h30 phút là cập bến Côn Đảo. Giá tàu giao động từ 300 – 400k/chiều. Trong mùa cao điểm du lịch, cứ 15 phút tàu lại có một chuyến. Số điện thoại liên hệ: Hãng Superdong (02993 843 888). Hoặc để tiết kiêm hơn, các bạn có thể bắt máy bay sang Cần Thơ, rồi từ Cần Thơ đi tàu ra Cổn Đảo.

*Lưu trú: bạn nên tranh thủ tham khảo các khách sạn Côn Đảođặt phòng sớm để tránh tình trạng bị “chặt chém” nhé!

*ĂN UỐNG
Mình dùng bữa sáng tại nhà hàng Hoa Biển và bữa tối tại Thu Tâm. Đây đều là 2 nhà hàng nổi tiếng và đông khách bậc nhất tại Côn Đảo:

  • Hoa biển:
    – Địa chỉ: 18/24 đường Tôn Đức Thắng, huyện Côn Đảo.
    – SDT: (sẽ update thêm)
    Đây là một nhà hàng hướng thẳng ra biển, được bài trí như một resort mini vậy. Highly recommend mọi người thử món hủ tiếu bò kho tại đây. Đây chính là món mình ưng nhất từ lúc bước chân lên đảo.
  • Thu Tâm:
    – Địa chỉ: Đường Nguyễn Đức Thuận, huyện Côn Đảo
    - SDT: 0908400116
    Điểm mình ấn tượng nhất tại đây là lúc nào cũng trong tình trạng kín bàn, phục vụ không kịp. Quán phục vụ đa dạng nhiều món. Hải sản ở đây luôn tươi roi rói, tuy nhiên chắc mình ăn thấy không quen nên mình thấy tẩm ướp khá bình thường. Giá cả ở đây cao phết, đôi khi cảm thấy không tương xứng với số tiền mình bỏ ra.
FB Trang Quỳnh Nguyễn
FB Trang Quỳnh Nguyễn
FB Trang Quỳnh Nguyễn

*Lịch trình tham quan

Ngày 1: Trại Phú Hải – Chuồng cọp Kiểu Pháp – Chuồng cọp kiểu Mỹ – Nghĩa trang liệt sĩ Hàng Dương mộ Võ Thị Sáu.

7h30 sáng mình ra Tân Sơn Nhất làm thủ tục check in, thì khoảng 10h30 mình đặt chân đến Côn Đảo. Trong quá trình di chuyển về thị trấn, mình được nghe thuyết minh về các điểm trên đường: Cảng, khu dân cư số 10, cụm đảo nhỏ phía ngoài khơi, đời sống văn hoá và lịch sử Côn Đảo. Mình ấn tượng nhất về câu chuyện cầu tàu 914 Côn Đảo – có 914 người tù khổ sai đã chết để xây dựng lên cầu tàu này.

Sau khi ăn trưa và nghỉ ngơi xong, 2 giờ mình bắt đầu đi tham quan các điểm trên đảo, bắt đầu với 3 nhà tù. Giá vé tham quan là 40k và chỉ cần trả một lần duy nhất. Câu chuyện thú vị nhất mà hướng dẫn viên kể là cách Tom Harkin – nhân viên Quốc hội Mỹ bấy giờ phát hiện và công bố cho thế giới về chuồng cọp kiểu Pháp. Mọi người đánh giá câu chuyện này có giá trị đến 38k/40k giá vé mình phải trả.

FB Trang Quỳnh Nguyễn

Sau đó chúng mình được trả về khách sạn để tự do tham quan. Đến 23h, chúng mình đến đến viếng mộ Võ Thị Sáu. Người ta nói rằng cô Sáu thật sự rất thiêng, giúp cầu được ước thấy, thoả mãn tâm nguyện chính đáng của con người. Vì thế dù đã nửa đêm, nhưng dòng người đổ về đây vẫn hết sức đông đảo.

Một vài lưu ý trong quá trình viếng mộ cô Sáu:

  • Trang phục: Lịch sự, váy dài quá đầu gối, không mặc áo hở vai.
  • Chuẩn bị: Phần lễ khá đơn giản, có thể đặt ngoài chợ hoặc đặt trực tiếp với hướng dẫn viên để họ chuẩn bị cho mình. Đặc biệt hoa viếng thì phải dùng hoa trắng.
  • Sau khi viếng mộ cô, bạn nên cầm hương và thắp cho những ngôi mộ xung quanh, càng nhiều càng tốt.

Ngày 2: Miếu bà Phi Yến – Chùa núi Một – Chợ Côn Đảo

  • Miếu bà Phi Yến: Hay còn có tên chữ là An Sơn Miếu. Bà Phi Yến là thứ phi của chúa Nguyễn Ánh – là một người phụ nữ có cuộc đời truân chuyên. Câu chuyện đời bà được tóm tắt qua lời hát ru: “Gió đưa cây cải về trời, rau răm ở lại chịu đời đắng cay…”.
  • Chùa núi Một: Hay còn gọi là Vân Sơn Tự. Đây là một ngôi chùa hướng ra biển, từ đây bạn có thể ngắm toàn cảnh Côn Đảo từ trên cao.
  • Chợ Côn Đảo: Cái hay ở đây là hải sản được chế biến thành dạng ăn liền: Sấy khô và tẩm ướp giá vị rồi đựng vào trong hộp. Mỗi hộp từ 1,5 – 2 lạng, giá từ 50 – 60k/hộp. Ngoài hải sản khô, bạn có thể tham khảo thêm các món như hạt bàng, hạt é cũng nổi tiếng Côn Đảo. Hạt bàng thì 200k/cân, hạt é thì 20k/túi khoảng 1 lạng. Hải sản dạng khô ăn liền thì có thể cầm lên máy bay nên bạn không cần đóng hộp đâu nha.
tangphatt
t_tienthi_t

*Lưu ý: Nên đi Côn Đảo trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 8, vì sau đó côn đảo sẽ gặp mùa gió chướng, khó đi lại, di chuyển khó khăn.