Vẻ đẹp kỳ vĩ, tráng lệ của hang Én

405

Hang Én thuộc hệ thống hang động Phong Nha tỉnh du lịch Quảng Binh, được tạp chí nổi tiếng thế giới National Geographic vinh danh khi chọn ảnh về hang Én vào top những bức ảnh thiên nhiên đẹp nhất tháng 3/2011.

Đường vào hang Én đi qua một khu rừng nguyên sinh, lối mòn dẫn xuống thung lũng bản Đoòng – một ngôi làng nhỏ của đồng bào dân tộc Vân Kiều sống trong vùng lõi di sản Phong Nha – Kẻ Bàng (du lịch Quảng Binh)

du lịch Quảng Binh

Bản Đoòng là nơi sinh sống của các hộ dân chạy nạn lũ quét năm 1993 từ xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh. Người dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề khai thác mật ong và làm nương rẫy.

Bản Đoòng cũng là khởi điểm của chặng đường toàn thảm cỏ dại và đan xen rau tàu bay, chuối rừng, môn dại, cây Nàng Hai, v.v… để đến với hang Én.

Hang Én được đoàn thám hiểm Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh phát hiện vào năm 1994. Đây được coi là một mẫu chuẩn của quá trình vận động vỏ trái đất từ cách đây hàng trăm triệu năm, với tổng chiều dài 1.645m, nhiều nơi trong hang rộng đến hơn 170m, nơi cao nhất là 120m.

Hang có 3 cửa: 1 cửa nằm ở lưng chừng núi; 2 cửa còn lại nằm ở chân núi, trong đó có một cửa vào hướng Đông Nam và một cửa ra hướng Tây Bắc đều theo dòng chảy của suối Rào Thương. Đây chính là đặc điểm hiếm thấy so với nhiều hang động khác ở Việt Nam. Ba động nước khổng lồ trong lòng hang được ngăn cách bởi những bãi bồi nhỏ đầy cát mịn và những dãy đá tảng xếp chồng chất lên nhau.

Nét độc đáo riêng của hang Én mà động Phong Nha lẫn động Thiên Đường đều không có, đó là lẫn trong sắc màu xanh mát rượi của dòng suối, ánh sáng chiếu rọi từ những giếng trời trên trần hang làm cho cảnh vật càng thêm lung linh, huyền ảo.

Trên trần, trong những hốc đá, thạch nhũ là tổ của hàng vạn chim én và dơi. Đây cũng là nguyên nhân hang mang tên Én.

Cửa ra của hang Én là một vòm cửa gần tròn đẹp mê hoặc. Một cánh cửa hùng vĩ lạ kỳ, cao 83m, rộng 35m. Một nhà thám hiểm trong đoàn thám hiểm Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh đã ngỡ ngàng thốt lên: “Nó thực sự hùng vĩ. Chúng tôi chưa hề thấy một cửa hang nào như thế. Con người quá nhỏ bé trước cửa hang này”.

Hang Én là nơi người Arem từng cư trú. Hiện nay người Arem đã chuyển đến cây số 39 đường 20 sinh sống, nhưng hàng năm vào ngày 15 tháng 5 âm lịch bà con thường về đây tổ chức Hội ăn én và cúng bái thần rừng.

Ngoài vẻ đẹp kỳ vĩ, tráng lệ, theo các chuyên gia địa chất, địa mạo: hang Én còn đóng vai trò quan trọng đối với việc thoát lũ cho thung lũng bản Đoòng.

Du lịch Quảng Binh và khám phá ngay!