Đi lễ chùa dịp đầu năm đến thăm chùa Bà Thiên Hậu – Địa điểm du lịch tâm linh hơn 250 tuổi ấn tượng ở Sài Gòn

765

Lễ chùa đầu năm là hoạt động mang tính văn hóa dân gian đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người con đất Việt trong những ngày đầu năm. Chùa Bà Thiên Hậu là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng để cầu an đầu năm tại Sài Gòn mà bạn không nên bỏ lỡ cho chuyến du lịch Tết này. Cùng tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc và nhiều điều thú vị về Chùa Bà Thiên Hậu nhé!

Chùa Bà Thiên Hậu ở đâu?

Chùa bà Thiên Hậu tọa lạc tại số 710 Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.

Đây là khu vực thuộc trung tâm Chợ Lớn, một khu phố Hoa nổi tiếng ở Sài thành. Vì thế, đến tham quan Chùa Bà Thiên Hậu là bạn có dịp đi dạo qua trung tâm thứ hai của Sài Gòn, nơi dân cư đông đúc, giao thương tấp nập, bên cạnh những giá trị lịch sử và văn hóa gắn liền với cộng đồng người gốc Hoa đã ở đây qua bao thế hệ.

chùa Bà Thiên Hậu 1
@Hatruc

Hướng dẫn cách đi đến chùa

Bạn có thể di chuyển đến Chùa Bà Thiên Hậu bằng ô tô, xe máy, taxi, hoặc xe buýt.
Nếu đi bằng ô tô, xe máy, bạn theo đường Nguyễn Thị Minh Khai đi thẳng đến Hùng Vương – Hồng Bàng, gặp Lưỡng Như Học thì rẽ trái. Đến ngã tư Nguyễn Trãi, đi thêm một chút nữa là đến địa chỉ Chùa Bà Thiên Hậu.
Còn nếu thích xe buýt, tham khảo những tuyến xe buýt dừng gần Chùa Bà Thiên Hậu là: 05, 08, 150, 54, 56, 62 bạn nha.

Giới thiệu về chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu là ngôi chùa được xây dựng vào thế kỷ 18 bởi những người Hoa an cư lạc nghiệp ở khu vực này. Địa điểm tâm linh trên có ảnh hưởng lớn tới đời sống, văn hóa của người dân đang sinh sống trên địa bàn thành phố và đặc biệt vào mỗi dịp lễ Tết, người địa phương thường ghé đến chùa thắp hương để cầu mong một năm mới bình an.

chùa Bà Thiên Hậu 2
@gogosapu

Tuy đã tồn tại hơn 250 năm nhưng ngôi chùa ở Sài Gòn này vẫn giữ được nét đặc trưng của kiến trúc của người Hoa đặc sắc, tinh tế với nhiều đường nét trạm trổ, điêu khắc, hiện vật còn giá trị lịch sử và mỹ thuật còn được lưu giữ lại. Do vậy, du khách thập phương đến Sài Gòn luôn ưu ái ghé thăm địa điểm trên để chiêm ngưỡng vẻ đẹp thu hút này.

chùa Bà Thiên Hậu 3
@Giathilinh

Tổng thể kiến trúc chùa được chia làm ba khu chính bao gồm Tiền điện, Trung điện và Chính điện với những gian thờ những vị thần linh trong lịch sử Trung Quốc. Trong đó, chính điện là nơi thờ chính của ngôi chùa này với tượng bà Thiên Mẫu được tạc từ khối gỗ nổi bật giữa không gian vô cùng kì bí và linh thiêng. Tiền điện là nơi đặt miếu thờ của Phúc Đức Chánh thần (thần thổ địa – người cai quản đất đai của nhân dân) và Môn Quan Vương tả (thần giữ cửa). Cuối cùng là Trung điện với bộ lư cổ hơn 130 tuổi lâu đời nhất lịch sử với nhiều nhiều nét điêu khắc tỉ mỉ, tinh xảo hứa hẹn mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm chiêm ngưỡng mới mẻ tại địa điểm tâm linh nổi tiếng này.

chùa Bà Thiên Hậu 3
@Giathilinh

Điểm nổi bật của ngôi chùa này là các tượng tròn, phù điêu bằng gốm nung theo điển tích của Trung Quốc, được xếp dày đặc trên nóc, mái, hiên chùa cho đến các bàn thờ, vách tường. Toàn bộ quần thể tiếu tượng này được chế tác bởi hai lò gốm Bửu Nguyên và Đồng Hòa vào năm 1908.

chùa Bà Thiên Hậu 5
@gogosapu

Xin xăm

Một trong những phong tục tốt đẹp khi đến chùa là xin xăm, xin quẻ, hoặc ghi lại mong ước của mình lên giấy và treo lên cao cùng với vòng nhang.

@1m49
Ngoài ra, vào những ngày rằm, mùng một, đặc biệt là những ngày đầu xuân, rất đông các nam thanh nữ tú đến Chùa Bà Thiên Hậu xin lộc cầu duyên. Họ tin rằng, với sự đức độ, phẩm hạnh cao quý và lòng bác ái bao la của Thiên Hậu Thánh Mẫu, Bà sẽ chấp nhận mọi thỉnh cầu của người trần. Ngày nay, ngôi chùa quận 5 này là một trong những nơi giải “lời nguyền F.A.” nổi tiếng ở Sài Gòn.

Lễ hội ở chùa Bà Thiên Hậu

@tuanbinh115

Bạn có thể viếng chùa vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, nếu có thể đến đây vào thời gian từ 22 đến 24 tháng 3 âm lịch thì sẽ rất vui vì có Lễ hội Vía Bà. Đây chắc chắn sẽ là một kỷ niệm khó quên khi đi du lịch Sài Gòn. Trong ngày này, người dân sẽ tổ chức rước kiệu Bà Thiên Hậu xung quanh chùa. Cùng với đó là các hoạt động: múa lân, múa sư tử, múa rồng và biểu diễn nghệ thuật dân tộc.

Xem thêm: