Cẩm nang du lịch Thanh Hóa

Kinh nghiệm & thông tin hữu ích về du lịch Thanh Hóa. Cùng Chuduinfo khám phá các danh lam thắng cảnh, đặc sắc ẩm thực của vùng đất Thanh Hóa.

2308

Cẩm nang du lịch Thanh Hóa mục lục:

Tổng quan du lịch Thanh Hóa
Đi Thanh Hóa khi nào?
Đi đâu, chơi gì ở Thanh Hóa
Đến và đi lại Thanh Hóa bằng gì
Ăn gì và ăn ở đâu tại Thanh Hóa
Mua sắm và giá cả tại Thanh Hóa
Lưu ý khác khi du lịch Thanh Hóa


Tổng quan du lịch Thanh Hóa

Thanh Hóa có bề dày lịch sử hào hùng và truyền thống văn hoá độc đáo. Vào sơ kỳ thời đại đá cũ, bằng sự phát hiện và khai quật khảo cổ các di chỉ Núi Đọ, Núi Quan Yên, Núi Nuông đã khẳng định Thanh Hóa là nơi sinh sống của người nguyên thuỷ, đặc biệt hang Con Moong là nơi chứng kiến các giai đoạn phát triển liên tục của con người từ hậu kỳ đá cũ sang thời đại đá mới. Quá trình chinh phục đồng bằng trên đất Thanh Hóa của cư dân đồ đá mới đã để lại một nền văn hoá Đa Bút, là một nền văn hoá khảo cổ tiến bộ cùng thời trong khu vực cách đây 6.000 năm. Sang đầu thời đại kim khí, thuộc thời đại đồ đồng, qua các bước phát triển với các giai đoạn trước văn hoá Đông Sơn, Thanh Hóa đã trải qua một tiến trình phát triển với các giai đoạn văn hoá: Cồn Chân Tiên, Đông Khối – Quỳ Chữ tương đương với các văn hoá Phùng Nguyên – Đồng Dậu – Gò Mun ở lưu vực sông Hồng. Đó là quá trình chuẩn bị mọi mặt để đến văn minh Văn Lang cách đây hơn 2.000 năm lịch sử, văn hoá Đông Sơn ở Thanh Hóa đã toả sáng rực rỡ trong đất nước của các Vua Hùng.

Du lịch thành nhà Hồ Thanh Hóa
Thành nhà Hồ – Thanh Hóa. Ảnh: Trịnh Quang Minh

Thanh Hóa nổi tiếng với các di tích khảo cổ và di tích lịch sử. Nếu bạn là người yêu thích bộ môn lịch sử – khảo cổ thì nên đến Thanh Hóa một lần để được tìm hiểu và tận mắt chứng kiến những di chỉ khảo cổ cách đây hàng ngàn năm, đặc biệt là Trống đồng Đông Sơn .

Suốt mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, Thanh Hóa đã xuất hiện nhiều anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu như: Bà Triệu, Lê Hoàn, Lê Lợi, Khương Công Phụ, Lê Văn Hưu, Lê Thánh Tông, Đào Duy Từ,… Cùng với những trang lịch sử oai hùng, Thanh Hóa có 1.535 di tích, trong đó có 134 di tích được xếp hạng quốc gia, 412 di tích đã xếp hạng cấp tỉnh với các di tích nổi tiếng như Núi Đọ, Đông Sơn, khu di tích Bà Triệu, Lê Hoàn, thành Nhà Hồ, Lam Kinh, Ba Đình, Hàm Rồng … càng khẳng định xứ Thanh là một vùng “Địa linh nhân kiệt”.

Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Luông
Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Luông – Thanh Hóa. Ảnh: sưu tầm

Thanh Hoá là tỉnh có tiềm năng lớn về du lịch, là một trong những trọng điểm du lịch quốc gia. Với hàng nghìn di tích lịch sử gắn với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam và các danh lam thắng cảnh kỳ thú như bãi tắm biển Sầm Sơn, khu nghỉ mát Hải Tiến (Hoằng Hoá), Hải Hoà (Tĩnh Gia), vườn quốc gia Bến En (Như Thanh), động Từ Thức (Nga Sơn), suối cá “thần” Cẩm Lương (Cẩm Thuỷ), sân chim Tiến Nông (Triệu Sơn)… Lợi thế về địa lý, giao thông và với lòng hiếu khách của con người xứ Thanh, Thanh Hoá sẽ là điểm đến rất hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.

Tham khảo:

Hãy cùng ChuduInfo bắt đầu khám phá Cẩm nang du lịch Thanh Hóa dưới đây, để tìm hiểu về các thông tin hữu ích cho chuyến đi của bạn.

Đi Thanh Hóa khi nào?

Biển Sầm Sơn - Thanh Hóa
Biển Sầm Sơn – Thanh Hóa. Ảnh: sưu tầm

Bạn có thể đi Thanh Hóa bất kỳ mùa nào trong năm. Tuy nhiên thời gian thích hợp là tháng 2 – 4 để tham quan hoặc tháng 5 – 7 để tắm biển. Mùa nóng ở Thanh Hóa bắt đầu từ tháng 5 – 10, mùa này nắng, mưa nhiều, thường gặp những ngày có gió Lào nhiệt độ lên tới 39 – 40°C. Mùa lạnh từ tháng 11 – 4 năm sau, mùa này thường hay xuất hiện gió mùa đông bắc, lại mưa ít; đầu mùa thường hanh khô.

Đi du lịch Thanh Hóa vào đúng thời điểm bạn có thể tham gia vào các lễ hội như Lễ hội bánh chưng bánh dày, được tổ chức thường niên vào các ngày 11, 12, 13/5 âm lịch tại thị xã du lịch Sầm Sơn; Lễ hội Đền Bà Triệu được tổ chức từ 19 – 24/2 âm lịch; Hội Lam Kinh vào ngày 21 – 22/8 âm lịch tại khu điện cổ Lam Kinh; Hội Pồng Poong, vào tháng 3 âm lịch, mùa hoa bông trăng nở báo hiệu mùa lễ hội Pồn Pôông trở về trên các bản vùng cao huyện Ngọc Lặc, Lang Chánh, Bá Thước…. Hoa bông trăng tượng trưng cho tình yêu lứa đôi, vì thế đây còn là lễ hội giao duyên gắn với  nhiều câu chuyện tình lãng mạn.

Cẩm nang du lịch Thanh Hóa – Mục Lục

Đi đâu, chơi gì ở Thanh Hóa – Cẩm nang Vui Chơi

Bãi bin Sm Sơn

Vị trí: Bãi biển Sầm Sơn thuộc thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa 16km.

FLC Luxury Resort Samson
FLC Luxury Resort Samson. Ảnh: khách sạn cung cấp

Bãi biển Sầm Sơn là nơi tắm biển rất tốt mà người Pháp đã biết khai thác từ năm 1906 và Sầm Sơn nhanh chóng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng của Ðông Dương. Từ những thập kỷ trước, đã có nhiều biệt thự nghỉ mát mọc lên ở đây. Vua Bảo Ðại, ông vua cuối cùng của triều Nguyễn cũng xây biệt thự riêng ở Sầm Sơn. Sầm Sơn có nhiều cảnh đẹp: hòn Trống Mái, đền Ðộc Cước, núi Cô Tiên…

Bờ biển Sầm Sơn dài 10 km bằng phẳng và nhiều hải sản quý như tôm he, cá thu, mực… Sầm Sơn có cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, vùng biển bao la với những thắng tích và huyền thoại mang đậm chất nhân văn và lòng mến khách. Bãi biển Sầm Sơn là một trong những bãi biển rộng và đẹp ở phía bắc.

Di tích Đông Sơn

Vị trí: Di tích Đông Sơn nằm bên bờ sông Mã, thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hóa.

Trống đồng Đông Sơn
Trống đồng Đông Sơn – Bảo vật quốc gia. Ảnh: sưu tầm

Đặc điểm: Nơi đây, những cuộc khai quật năm 1924 đã phát hiện dấu vết của văn hoá đầu tiên ở Việt Nam. Địa danh này (Đông Sơn) đã được đặt tên cho một nền văn hoá tiêu biểu cho dân tộc Việt Nam thời kỳ dựng nước. Văn hoá Đông Sơn là nền văn hoá khảo cổ nổi tiếng của Việt Nam và thế giới.

Suối Cá Thần Thanh Hóa

Vị trí: Từ thành phố Thanh Hóa, thẳng quốc lộ 45 khoảng 70 km sẽ gặp đường mòn Hồ Chí Minh, đi khoảng 15 km nữa đến cầu treo Cẩm Lương nối ngang dòng sông Mã, uốn quanh núi Trường Sinh. Đến đây, đã có bảng chỉ đường vào đến suối Cá Thần (dân ở đây mà chủ yếu là người Mường sinh sống gọi là Mó Ngọc).

Đặc điểm: Thanh Hóa là tỉnh sở hữu ba suối cá tự nhiên kỳ lạ, thu hút hàng ngàn du khách thăm quan mỗi năm. Suối cá thứ nhất nằm ở thôn Lương Ngọc (Cẩm Lương, Cẩm Thủy); suối cá thứ hai cũng ở huyện Cẩm Thủy nhưng ở thôn Dùng, Cẩm Liên; suối thứ ba ở thôn Chiềng Ban (Văn Nho, Bá Thước).

Suối Cá Thần Thanh Hóa
Suối Cá Thần Thanh Hóa – Ảnh: sưu tầm

Suối cá ở thôn Lương Ngọc là nơi cư ngụ của hàng nghìn con cá lớn nhỏ, nặng 2-8 kg, đặc biệt có con nặng tới 30 kg (cá chúa). Cá ở đây chỉ bơi quanh quẩn tại một đoạn suối dài hơn 100 m và không bơi ra xa hơn. Chiều tối, chúng lại rủ nhau về hang trú ẩn. Ngoài ăn lá cây rơi rụng từ trên cao, đàn cá còn được đội bảo vệ nơi đây cho ăn rau muống 1 hoặc 2 lần/tuần. Người dân trong vùng tin rằng đây là giống cá thần hiếm có và sự sung túc của đàn cá sẽ đem lại bình yên no ấm cho cuộc sống của người dân địa phương.

Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Luông

Vị trí: Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông cách thành phố Thanh Hoá khoảng 130 km về phía Tây Bắc, thuộc địa phận hai huyện Quan Hoá và Bá Thước. Vẻ đẹp Pù Luông với nhiều nét hoang sơ, ẩn hiện trong sương tựa như vườn treo trên cao luôn chờ đón du khách đến thưởng ngoạn.

Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Luông
Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Luông – Thanh Hóa. Ảnh: sưu tầm

Đặc điểm: Bạn sẽ được chiêm ngưỡng một Pù Luông với những thửa ruộng bậc thang, rừng cây xanh ngát, những mái nhà sàn giản dị, cọn nước đặc trưng của miền núi. Một vùng đất hoang sơ, đẹp tuyệt vời như bị bỏ quên. Đây là điểm đến mới hút khách du lịch của tỉnh Thanh Hóa. Bạn nên đến một lần để khám phá vùng đất xưa mà mới với dân du lịch này.

Cu Hàm Rng

Cầu Hàm Rồng cũ do Pháp xây dựng năm 1904 là cầu vòm thép không có trụ ở giữa. Cầu này bị phá hủy năm 1946. Năm 1962 cầu Hàm Rồng được khởi công xây dựng. Khánh thành ngày 19 tháng 5 năm 1964, cầu gồm 2 nhịp dầm thép, ở giữa là đường sắt, hai bên là đường ô tô và đường dành cho người đi bộ. Từ tháng 12/2000, sau khi cầu Hoàng Long khánh thành, cầu Hàm Rồng chỉ dành cho đường sắt.

Cầu Hàm Rồng về đêm
Cầu Hàm Rồng về đêm. Ảnh: sưu tầm

Cây Cầu Hàm Rồng bất tử nối liền hạt ngọc với miệng thần long, sông Mã. Ở điểm này nước chảy rất xiết đổ thông qua họng, lưỡi, răng của thần long và cũng là nơi thủy táng rất nhiều máy bay Mỹ, tạo sắc huyền bí cho một bức tranh bộc lộ long mạch.

Bài thơ “Cái cầu” của thi sĩ Phạm Tiến Duật  trích đoạn:

Cha gửi cho con chiếc ảnh cái cầu

Cha vừa bắc xong qua dòng sông sâu

Yêu hơn, cả cái cầu ao mẹ thường đãi đỗ

Là cái cầu này ảnh chụp xa xa;

Mẹ bảo: cầu Hàm Rồng sông Mã

Con cứ gọi: cái cầu của cha

Hòn Trng Mái

Hòn Trống Mái Thanh Hóa
Hòn Trống Mái – Thanh Hóa. Ảnh: sưu tầm

Vị trí: Hòn Trống Mái thuộc địa phận thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Đặc điểm: Các khối đá có hình dáng đẹp, thế chênh vênh được gắn với truyền thuyết về một mối tình chung thủy.

Đó là ba phiến đá lớn được xếp đặt tự nhiên đứng ở đó từ bao đời nay. Một hòn lớn bằng phẳng nằm phía dưới như một cái bệ. Một hòn có đầu nhọn nằm chồng lên trên trông giống hình dáng con gà trống. Một hòn đối diện nhỏ hơn, có dáng tựa con gà mái.

Đn Đng C

Đền Đồng Cổ - Thanh Hóa. Ảnh: sưu tầm
Đền Đồng Cổ – Thanh Hóa. Ảnh: sưu tầm

Vị trí: Ðền Ðồng Cổ thuộc thôn Ðan Nê, xã Yên Thọ, huyện Yên Ðịnh, cách thành phố Thanh Hóa 40 km về phía Tây Bắc.

Đặc điểm: Một trong những di tích nổi tiếng của xứ Thanh – bên cạnh Lam Kinh, thành nhà Hồ, làng cổ Đông Sơn – là đền Ðồng Cổ, nơi vừa có phong cảnh hữu tình, vừa có những huyền thoại gắn với nhiều giai đoạn trong lịch sử đất nước.

Di tích lch s Lam Kinh

Vị trí: Thành Lam kinh thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa 51km về phía tây.

Di tích lịch sử Lam Kinh - Thanh Hóa
Di tích lịch sử Lam Kinh – Thanh Hóa. Ảnh: sưu tầm

Đặc điểm: Được xây xựng bởi vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi), thành Lam Kinh còn có tên là Tây Kinh.

Nơi đây có lăng Lê Thái Tổ và bia Vĩnh Lăng mô tả ngắn gọn, cô đọng toàn bộ sự nghiệp của vua Lê Thái Tổ do Nguyễn Trãi biên soạn; Hựu lăng – Lăng vua Lê Thái Tông; Lăng Khôn Nguyên – Lăng Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Giao (mẹ Vua Lê Thánh Tông); Chiêu Lăng – Lăng vua Lê Thánh Tông; Dụ Lăng – Lăng vua Lê Hiến Tông; Kính Lăng – Lăng vua Lê Túc Tông; Đền Lê Lai.

Từ thành phố Thanh Hóa, theo tỉnh lộ 15A đi về hướng tây 51km, du khách sẽ gặp chiếc “nôi vàng”. Ðó là Lam Kinh, nơi bắt đầu của thời kỳ hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, gắn liền với bản anh hùng ca đánh đuổi giặc Minh, thu giang sơn về một mối. Lam Kinh nằm trên đất huyện Thọ Xuân, một huyện đã sinh cho dân tộc Việt Nam hai đời Lê (Tiền Lê, Hậu Lê) – vùng đất mà cách đây gần một ngàn năm cụ tổ của Thái Tổ Cao Hoàng đế Lê Lợi thấy chim bay về đậu quây quần thành bầy, quyết định san đất dựng nhà.

Thành nhà H

Vị trí: Thành Nhà Hồ thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, cách Hà Nội khoảng 150 km.

thành nhà Hồ Thanh Hóa
Thành nhà Hồ – Thanh Hóa. Ảnh: sưu tầm

Đặc điểm: Thành do Hồ Quý Ly xây dựng vào năm 1397 bằng những khối đá xanh rất lớn và kiên cố.Thành nhà Hồ hay còn được gọi là thành Tây Ðô.

Thành được xây dựng vào năm 1397 thời nhà Hồ. Thành có hình vuông, mỗi cạnh dài gần 500 m, được xây bằng đá xanh cao khoảng 4,2m. Thành có 4 cửa. Cửa phía Nam rất giống cửa phía Nam thành Thăng Long. Quanh thành có hào sâu, phía trong thành là cung điện uy nghi lộng lẫy. Từ cửa Nam xây đường lát đá thẳng đến đàn Nam Giao ở Ðốn Sơn.

Sau khi xây xong thành, Hồ Quý Ly đã dời triều từ Thăng Long về Tây Ðô. Nhưng nhà Hồ đã tồn tại được 7 năm (1400-1406).

Trải qua hơn 6 thế kỷ cho đến nay toà thành còn lại cửa phía Nam với 3 cổng vòm cuốn bằng đá xanh. Khung tường thành còn lại là những bức tường bằng đất.

Đn Bà Triu

Vị trí: Đền thờ bà Triệu được dựng trên núi Gai (còn gọi là núi Ải) sát đường quốc lộ 1A, thuộc làng Phú Điền, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, cách Hà Nội 137 km.

Đền Bà Triệu Thanh Hóa
Đền Bà Triệu Thanh Hóa. Ảnh: sưu tầm

Đặc điểm: Hiện nay lăng tháp vẫn còn, tuy đơn sơ, giản dị nhưng rất trang nghiêm. Trên đường thiên lý ra Bắc vào Nam, khách bộ hành thường dừng chân, lên núi Gai, tưởng niệm vị nữ tướng anh hùng, viếng lăng và thưởng ngoạn cảnh đẹp.

Tên thật của bà là Triệu Thị Trinh, nhưng nhân dân quen gọi là Bà Triệu với lòng kính cẩn, nhớ công ơn bà đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Ngô thế kỷ thứ III.

Qua cổng là hồ sen, bốn bề kè đá. Tiếp theo là nhà Tiền đường gồm 5 gian, cột đá mài vuông cạnh. Sau nhà Tiền đường là một khoảng sân nhỏ, hai bên tả hữu là nhà tiếp khách và sửa lễ. Cuối sân là 3 gian hậu cung, dựng trên mặt bằng cao hơn, dựa vào vách núi. Đối diện với đền trên là núi Gai, ở phía bên kia quốc lộ 1A là núi Tùng – nơi có lăng Bà Triệu.

Vườn Quc gia Bến En

Vị trí: Vườn quốc gia Bến En thuộc địa phận huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hoá 36km về phía Tây Nam.

Vườn Quốc gia Bến En - Thanh Hóa.
Vườn Quốc gia Bến En – Thanh Hóa. Ảnh: sưu tầm

Đặc điểm: Tổng diện tích rừng tự nhiên là 16.634 ha, trong đó diện tích rừng nguyên sinh là 8.544 ha với một quần thể nhiều núi non, sông suối, vùng hồ trên núi với nhiều tên gọi và huyền tích về các địa danh.

Vườn quốc gia Bến En có nhiều sinh vật quí. Tại đây có tới 462 loài cây thuộc 125 họ thực vật, gồm những giống loài quí như lim xanh, lát hoa, chò chỉ, trai lý, bù hương… Có các loại thú quí hiếm như sói đỏ, gấu ngựa, vượn đen, phượng hoàng đất, gà tiền mặt vàng…

Phong cảnh của vườn quốc gia Bến En đầy thơ mộng. Hồ sông Mực rộng 3.000 ha với hơn 20 hòn đảo lớn nhỏ. Nhiều hang động nhũ đá lung linh huyền ảo.

Đến với vườn quốc gia Bến En, du khách có dịp tìm hiểu, nghiên cứu về các loài động thực vật quí hiếm ở đây, sống giữa rừng đại ngàn nghe chim kêu vượn hú thâu đêm, nướng cá bên khe suối… thật thú vị. Trong tương lai Bến En sẽ trở thành một khu du lịch rất hấp dẫn.

Cẩm nang du lịch Thanh Hóa – Mục Lục

Đến & đi lại Thanh Hóa bằng gì?

Giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy đều thuận lợi. Thành phố Thanh Hóa nằm trên trục đường quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam dài, cách Hà Nội khoảng 153km, cách Ninh Bình khoảng 62km. Tỉnh nằm trong trục đường quốc lộ 15 đoạn Hòa Bình – Thanh Hóa – Nghệ An và có quốc lộ 217 đi sang nước bạn Lào.

Ga Thanh Hóa
Ga Thanh Hóa. Ảnh: sưu tầm

Hà Nội – Thanh Hóa

Phương tiện xe khách

Thanh Hóa cách Hà Nội khoảng 150 km. Nếu đi bằng xe khách/ ô tô thì mất khoảng 3.30 – 4.30 tiếng.

Danh sách xe khách Hà Nội về Thanh Hóa:

  • Xe khách Sâm Hương
  • Lịch trình: Giáp Bát Hà Nội <-> Hậu Lộc
  • Xuất bến Hậu Lộc: 3h50-5h30
  • Xuất bến Giáp Bát: 11h30-13h30
  • Liên hệ trực tiếp: 0912 603489 – 0934 415444 – 0934 415456 – (037) 3831909
  • Giá vé: ~ 80.000 vnđ
  • Xe khách Hải Hà
  • Lịch trình: Giáp Bát Hà Nội <-> Hậu Lộc
  • Xuất bến Hậu Lộc: Liên hệ trực tiếp
  • Xuất bến Giáp Bát: 08h00 – 16h00 – 16h45
  • Liên hệ trực tiếp: 091 438 75 33 – 0968106652
  • Giá vé: 80.000 vnđ/ ghế ngồi – 90.000 vnđ/ giường nằm
  • Xe khách Thành Công
  • Lịch trình : Mỹ Đình Hà Nội <-> Thanh Hóa
  • Xuất bến Mỹ Đình: 6h-7h-7h30-8h-8h30-9h
  • Xuất bếnThanh Hóa: liên hệ trực tiếp để hỏi
  • Liên hệ : 0903.416 638 – 0989 295 295
  • Xe khách Thành Thắng
  • Lịch trình : Sầm Sơn Thanh Hóa <-> Giáp Bát Hà Nội
  • Xuất bến Sầm Sơn: 3h30-9h30-12h
  • Xuất bến Giáp Bát : 8h15-14h-16h30
  • Địa chỉ: số 70 Lê Lợi, phường Trường Sơn, TX Sầm Sơn, Thanh Hóa.
  • Liên hệ: 0979 804644 – 0912 084644 – (037) 3822 662
  • Xe khách Hào Hương
  • Lịch trình 1 : Triệu Sơn, Thanh Hóa <->Mỹ Đình, Hà Nội
  • Xuất bến Triệu Sơn: 5h-9h15
  • Xuất bến Mỹ Đình: 10h30-15h15
  • Liên hệ : 0989 562792 – 0989 562782
  • Lịch trình 2 : Triệu Sơn, Thanh Hóa <-> Giáp Bát, Hà Nội
  • Xuất bến Triệu Sơn: 3h30-4h15-5h10-6h-6h50-9h-11h30-12h20-12h50-14h10
  • Xuất bến Giáp Bát: 6h45-7h50-9h-10h-11h15-13h30-14h30-16h15-17h15-17h45
  • Liên hệ : (037) 3867139 – 0912 060978 – 0988 728669 – 0934 414247 – 0904 067139 – 0904 029902 – 0988 728687 – 0983 840377 – 0912 208870 – 0912 060978 – 0919 593313.
  • Xe khách Hùng Cường
  • Lịch trình : Hà Nội <-> Kim Tân, Thanh Hoá
  • Xuất bến Kim Tân: 4h-6h-13h15
  • Xuất bến Thạch Quảng: 5h-12h
  • Xuất bếnGiáp Bát: 8h30-13h30-17h
  • Liên hệ: (037) 3242424 – (037) 3655655 – 0982 833806 – 0913 348669
  • Địa chỉ nhà xe: Khu 1 thị trấn Kim Tân, Thạch Thành, Thanh Hóa
  • Xe khách Kế Thoa
  • Lịch trình : Phà Vạn và Quán Lào Thanh Hóa <-> Giáp Bát và Mỹ Đình
  • Xuất bến Phà Vạn: 4h45-5h20
  • Xuất bến Quán Lào: 4h45
  • Xuất bến Giáp Bát: 10h15
  • Xuất bến Mỹ Đình: 11h30
  • Liên hệ trực tiếp: 0977 841152 – 0904 693439 – (037) 3829434
  • Địa chỉ nhà xe: Thiệu Đô, Thiệu Hóa, Thanh Hóa
  • Xe khách Chung Giáp
  • Lịch trình : Yên Mỹ, Thanh Hóa <-> Giáp Bát, Hà Nội
  • Xuất bến Yên Mỹ: 6h30
  • Xuất bến Giáp Bát: 13h45
  • Liên hệ trực tiếp: 0948 025025 – 0916 984984 – (037) 3683999
  • Địa chỉ nhà xe: Ngã ba Vạn Thành, Thăng Long, Nông Cống, Thanh Hóa.
Tàu hỏa Thanh Hóa
Bạn có thể trải nghiệm phương tiện tàu hỏa khi đi du lịch Thanh Hóa. Ảnh: sưu tầm

Phương tiện tàu hỏa

Vé tàu Hà Nội Thanh Hóa – Hàng ngày có nhiều chuyến tàu Thống Nhất ( Bắc Nam) Có các tàu gồm SE3, SE1, SE5, SE7, SE19, NA1 và TN1. Tàu khởi hành mỗi ngày và mất khoảng hơn 3 giờ (Từ Hà Nội đến Thanh Hóa và trở về).

Từ ngày 15/1/2017, tần suất các chuyến tàu khoảng 7 chuyến/ngày, giá vé từ 55.000 đ – 235.000 đ.

Xem thêm bảng giờ tàu chạy tuyến vé tàu Hà Nội Thanh Hóa tại duongsat.net.

Phương tin cá nhân

Thanh Hóa cách Hà Nội khoảng 150 km – 175 km, quãng đường vừa phải cho một chuyến phượt cuối tuần.

Lưu ý khi di chuyển bằng phương tiện cá nhân nên mang đầy đủ giấy tờ xe. Chấp hành đúng luật giao thông đường bộ. Trang bị bao tay, khẩu trang, kính để an toàn khi vận hành. Trang bị điện thoại có chức năng google map để tiện di chuyển.

Thành phố Hồ Chí Minh – Thanh Hóa

Phương tiện xe khách

Bến xe Ngã Tư Ga - TP. Hồ Chí Minh.
Bến xe Ngã Tư Ga – TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: sưu tầm
  • Nhà xe: Cty TNHH Văn Phúc

Nơi xuất phát: Bến xe Ngã Tư Ga

Nơi đến: Cẩm Thuỷ

Lộ trình: Xuất bến Ngã Tư Ga vào lúc 06:00:00 Ngày âm lịch( 3;7;11;17;21;27)

Sđt: 0983679805

  • Nhà xe: Cty TNHH Văn Phúc

Nơi xuất phát: Bến xe Ngã Tư Ga

Nơi đến: Cẩm Thuỷ

Lộ trình: Xuất bến Ngã Tư Ga vào lúc 07:00:00 Ngày âm lịch( 3;7;17;21).

Sđt: 0984921474

  • Nhà xe: Cty TNHH Tuấn Anh

Nơi xuất phát: Bến xe Ngã Tư Ga

Nơi đến: Cẩm Thuỷ

Lộ trình: Xuất bến Ngã Tư Ga vào lúc 10:00:00 Ngày âm lịch( 14;26)

Sđt: 0913577908

  • Nhà xe: HTX VT Hợp Lực

Nơi xuất phát: Bến xe Ngã Tư Ga

Nơi đến: Nga Sơn

Lộ trình: Xuất bến Ngã Tư Ga vào lúc 05:00:00 Ngày âm lịch( 10,19,26)

Sđt: 0989840498

  • Nhà xe: Cty TNHH Tiến Hùng

Nơi xuất phát: Bến xe Ngã Tư Ga

Nơi đến: Ngọc Lặc

Lộ trình: Xuất bến Ngã Tư Ga

13:30:00 Ngày âm lịch( 4;8;12;22;28)

13:30:00 Ngày âm lịch( 2;6;10;14;20;24)

Sđt: 0972882894

  • Nhà xe: HTX DVVT CK Hoàng Anh

Nơi xuất phát: Bến xe Ngã Tư Ga

Nơi đến: Yên Cát

Lộ trình: Xuất bến Ngã Tư Ga

15:00:00 Ngày âm lịch( 3;10;16;20;26)

15:00:00 Ngày âm lịch( 1;7;13;19;25)

Sđt: 0912112529

  • Nhà xe: HTX TTCN VT Khánh Dũng

Nơi xuất phát: Bến xe Ngã Tư Ga

Nơi đến: Yên Cát

Lộ trình: Xuất bến Ngã Tư Ga

16:00:00 Ngày âm lịch( 4;8;12;18;22;28)

Sđt: 0914249619

  • Nhà xe: Xe khách Lực Hà

Nơi xuất phát: Bến xe Ngã Tư Ga

Nơi đến: Yên Cát, Nông Cống

Lộ trình: vào Nam: 3h chiều ngày 02,06,10,16,20,26 âm lịch. Tại Bãi Trành, Yên Cát, Nông Cống, Thanh Hóa.

Ra Bắc: 3h chiều ngày 04,08,12,18,22,28

Tại Bx Ngã Tư Ga Sài Gòn và Bx Tân Đông Hiệp Bình Dương

Địa chỉ: Thị trấn Bãi Trành, Như Xuân, Thanh Hóa

Điện thoại: (037) 354.9344

Sđt: (037) 354.9344 – 0914.249.619

  • Nhà xe: Xe khách Ngọc Yến

Nơi xuất phát: Bến xe Ngã Tư Ga

Nơi đến: Thọ Diên, Thọ Xuân

Lộ trình: Xe Hàn Quốc chất lượng cao.

Giờ khởi hành cho cả hai đầu bến là 16h vào tất cả các ngày

Sài Gòn tại bến xe Ngã Tư Ga, phường Thạnh Lộc, Quận 12.

Địa chỉ: Tứ Trụ, Thọ Diên, Thọ Xuân, Thanh Hóa.

Điện thoại: (037) 354.1060

Sđt: (037) 354.1060.

0918.882.911

0908.205.327/0904.541.060

  • Nhà xe: Xe khách Hà Ngoan

Nơi xuất phát: Thọ Diên, Thọ Xuân

Nơi đến: bến xe Ngã Tư Ga

Lộ trình: Đón khách lúc 14h tất cả các ngày trong tháng.

Sài Gòn: Tại bến xe Ngã Tư Ga

Xe giường nằm cao cấp 36H00177. Điện thoại 0167.990.2889.

Xe ghế nằm cao cấp: 36M9229 đện thoại 0985.619.311 36N3927 điện thoại 0169.319.5099

Địa chỉ: Phố Tứ Trụ, Thọ Diên,Thọ Xuân, Thanh Hóa

Sđt: (037) 354.1189 – 0974.195.589

  • Nhà xe: Xe khách Long Thu

Tuyến xe: Hồ Chí Minh, Bến xe Ngã Tư Ga Thanh Hóa, Huyện Thọ Xuân

Nơi xuất phát: bến xe Ngã Tư Ga

Nơi đến: Nam Giang, Thọ Xuân

Lộ trình: Xe chất lượng cao chạy vào tất cả các ngày. Đón khách lúc 17h.

            Địa chỉ: Phố Neo, Nam Giang, Thọ Xuân, Thanh Hóa.

            Điện thoại: (037) 388.4414 / 0983.605.854.

            Số đón khách ra Bắc: 0912.605.854

Sđt: (037) 388.4414 – 0983.605.854.

Phương tiện tàu hỏa

Khoảng cách: 1.551 km.

Đây là phương tiện phổ biến của những người Thanh Hóa làm việc tại các tỉnh miền Nam (Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai,…) về thăm quê.

Từ ngày 15/1/2017, tại ga Sài Gòn có các chuyến tàu Se2, SE4, Se6, SE8 và TN2 đi Thanh Hóa với tần suất 5 chuyến ngày, giá vé từ 1.051.000 đ – 2.180.000 đ.

Xem thêm bảng giờ tàu chạy tuyến vé tàu Hà Nội Thanh Hóa tại duongsat.net.

Phương tiện máy bay

Thông tin sân bay tại Thanh Hóa

Điểm dừng chân đầu tiên của bạn khi đến Thanh Hóa đó là tại sân bay Thọ Xuân, có tên cũ là Sao Vàng. Sân bay nằm trong địa giới hành chính thuộc địa phận thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố 38.5km về phía tây. Tại sân bay bạn có thể truy cập wifi miễn phí, sử dụng căng tin và dịch vụ y tế đều ở tầng 1. Để di chuyển từ sân bay về trung tâm bạn có thể sử dụng các dịch vụ vận tải: như taxi, giá khoảng 450.000đ/chiều, xe buýt nhỏ (minibus) giá khoảng 20.000đ/chuyến.

Hãng hàng không khai thác đường bay đến Thanh Hóa

Hiện có 3 hãng hàng không nội địa địa khai thác đường bay đi Thanh Hóa đó là: Vietnam Airlines, Vietjet AirJetstar.

Sân bay Thọ Xuân Thanh Hóa
Sân bay Thọ Xuân – Thanh Hóa. Ảnh: sưu tầm

Chặng bay và giá vé máy bay đi Thanh Hóa

Hiện có 2 đường bay từ các thành phố nội địa đến Thanh Hóa, ChuduInfo xin thống kê các đường bay cụ thể như sau:

– Tp Hồ Chí Minh – Thanh Hóa

– Ban Mê Thuột –  Thanh Hóa

Bạn có thể tham khảo giá vé máy bay đi Thanh Hóa ở các đường bay phổ biến dưới đây:

– Đường bay Tp Hồ Chí Minh – Thanh Hóa: được khai thác bởi 3 hãng hàng không với 7 chuyến bay mỗi ngày. Trong đó Jetstar có 2 chuyến với giá vé 599.000đ; Vietnam Airlines với 2 chuyến giá vé dao động từ 599.000đ – 1.550.000đ; VietJet Air có 3 chuyến mỗi ngày với giá vé 599.000đ.

– Đường bay Ban Mê Thuột – Thanh Hóa: được khai thác duy nhất bởi hãng Jestar với tần suất 1 chuyến/ngày và mức giá khá ưu đãi 690.000đ, bay trong 1 khung giờ duy nhất lúc 8h sáng. Thời gian thực hiện hành trình là 1h30p.

Lưu ý: Đây là giá vé 1 chiều, tính ở thời điểm hiện tại, chưa bao gồm thuế phí.

Đi lại ở Thanh Hóa

  • Địa chỉ thuê xe máy ở Thanh Hóa
Dịch vụ thuê xe máy các loại tại Thanh Hóa
Dịch vụ thuê xe máy các loại tại Thanh Hóa – Ảnh: sưu tầm.

– Thuê xe máy tại trang web Thuexemay.com.vn.

– Cty Sơn Thanh Phong Thương Mại

Đc: 401 Lê Hoàn, P. Ba Đình, Tp. Thanh Hóa, Thanh Hóa

Sđt: (037) 3852027.

– Cty TNHH Việt Phương

Đc: 129 Trần Phú, H. Thạnh Hóa, Thanh Hóa

Sđt: (037) 3853552.

– Cty Ngôi Sao

Đc: 17 Lê Lợi, P. Lam Sơn, Tp. Thanh Hóa, Thanh Hóa

Sđt: (037) 3853452.

– Cty TNHH Thương Mại Hùng Thoa

Đc: 418 Trần Phú, P. Ba Đình, Tp. Thanh Hóa, Thanh Hóa

Sđt: (037) 3853328.

  • Địa chỉ cho thuê xe ô tô ở Thanh Hóa
Dịch vụ thuê xe hơi tại Thanh Hóa
Dịch vụ thuê xe hơi tại Thanh Hóa – Ảnh: sưu tầm

– Cty TNHH Vận tải Du lịch Thanh Hóa

Đc: Số 1 Đại Lô Lê Lợi – P. Lam Sơn – TP. Thanh Hóa

Sđt: 0376 56.99.56

Mobile: Mr. Khánh 0936 882277

– Công ty TNHH Thế Hệ Trẻ

Đc: 226B Nguyễn Trãi – P.Ba Đình – T.p Thanh Hóa

Đt: 037.3723526 – 01273.125.125 – 01672.311027 – 0913.549501

– Chân Thiện Mỹ – Công Ty CP Thương Mại & Du Lịch Chân Thiện Mỹ

Đc: KM39, QL 1A, Hải Nhân, H. Tĩnh Gia, Thanh Hóa

Sđt: (037) 871808

– Công Ty TNHH Thương Mại Vận Tải Và Du Lịch Phương Đông

Đc: 68 Phạn Hồng Thái, TP. Thanh Hóa, Thanh Hóa

Sđt: (037) 3723899

– Công Ty Du Lịch Thế Hệ Trẻ Thanh Hóa

Đc: 226B Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, Thành Phố Thanh Hóa,Thanh Hóa

– Điện thoại: (037) 373723526, 0913549501

Cẩm nang du lịch Thanh Hóa – Mục Lục

Ăn gì và ăn ở đâu tại Thanh Hóa – Cẩm nang Ăn Uống

1. Chả tôm

Chả tôm Thanh Hóa
Chả tôm Thanh Hóa. Ảnh: sưu tầm

chả tôm Thanh Hóa lại được chế biến rất cầu kỳ và khác biệt. Tôm nõn được giã nhuyễn, cho thêm chút bột gấc để tạo màu và trộn đều với thịt ba chỉ, hạt tiêu, hành tỏi phi vàng. Sau đó, người ta đem gói vào bánh phở và mang nướng trên than hoa. Khi chín, chả tôm sẽ được ăn cùng nước chấm chua đặc biệt và rau sống.

Nếu đang tìm kiếm địa chỉ ăn vặt khi du lịch Thanh Hóa để thưởng thức món chả tôm hấp dẫn, các khu phố Lê Thị Hoa, Nhà Thờ, Đào Duy Từ chính là nơi mà du khách nên ghé thăm. Chả tôm có giá khoảng 30.000đ/đĩa.

2. Bánh khoái tép

Bánh khoái tép Thanh Hóa
Bánh khoái tép Thanh Hóa. Ảnh: sưu tầm

Là một món ăn khá giản dị nhưng bánh khoái tép vẫn được xếp vào hàng những món ăn thơm ngon nhất tại Thanh Hóa. Bánh được chế biến bằng thì là, bắp cải thái sợi, rau cần cắt đoạn và tép tươi. Bánh khoái tép chấm cùng nước mắm pha chua ngọt và ăn kèm với sung ghém sẽ rất hợp vị. Đôi khi người ta cũng dùng trứng gà thay thế tép tươi để đổi vị.

Đây là món ăn chỉ có tại Tp Thanh Hóa, đặc biệt là các khu phố Tô Vĩnh Diện, Đào Duy Từ, Hà Thuyên… Giá bánh khoái tép khá rẻ, chỉ khoảng 5.000đ/cái.

3. Ốc mút

Ốc mút Thanh Hóa
Ốc mút Thanh Hóa – Ảnh: sưu tầm

Ốc mút là loại ốc len nhỏ được luộc cùng sả, trộn với gia vị. Khi thưởng thức, thực khách sẽ cảm nhận được mùi thơm nức mũi của sả ớt cùng vị đậm đà của ốc đã được tẩm ướp gia vị kỹ lưỡng. Những “phố ốc” nổi tiếng tại Thanh Hóa có thể kể tới Lê Lai, Tân An, Bến Ngự là nơi du khách có thể thưởng thức món ăn này với giá chỉ khoảng 10.000 – 20.000đ/đĩa.

4. Bánh cuốn nóng

Bánh cuốn nóng Thanh Hóa
Bánh cuốn nóng Thanh Hóa. Ảnh: sưu tầm

Ngày trước, bánh cuốn được coi là món ăn sáng phổ biến của người Thanh Hóa nhưng hiện nay, bánh được bán thêm vào các buổi chiều, tối như một món ăn vặt. Cách chế biến bánh cuốn của người xứ Thanh cũng rất đặc biệt. Bánh làm từ bột gạo, sau khi đã hấp chín bằng hơi nước trên một chiếc nồi căng vải sẽ được người ta dùng ống tròn để lấy ra và trải rộng trên chiếc mẹt nhỏ một cách khéo léo. Tiếp đến, nhân bánh làm từ thịt nạc vai băm nhỏ, tôm bóc vỏ, hành, mộc nhĩ… sẽ được bỏ vào và cuốn tròn lại. Đĩa bánh cuốn ăn kèm với nước mắm pha nhạt, rắc hạt tiêu xay, vắt chanh vào thêm vào vài lát ớt đỏ tươi.

Nếu đang tìm kiếm địa chỉ ăn vặt khi du lịch Thanh Hóa để thưởng thức món bánh cuốn hấp dẫn thì Tống Duy Tân, Hàng Thanh, Nguyễn Chích chắc chắn là những con phố du khách không thể bỏ qua. Giá bánh cuốn ở đây chỉ khoảng 10.000 – 15.000đ/đĩa.

5. Cháo canh

Cháo Canh Thanh Hóa
Cháo Canh Thanh Hóa. Ảnh: sưu tầm

Cháo canh được xem là món ăn độc đáo chỉ có ở Thanh Hóa và cũng có rất ít hàng bán. Cháo được nấu bằng bột gạo, sợi bánh canh và thứ quan trọng nhất là nước hầm xương ống. Tô cháo canh đặc sánh, có tôm bóc vỏ, sườn lợn được rắc thêm chút ớt bột và rau mùi thái nhỏ chắc chắn sẽ khiến cả những thực khách khó tính nhất cũng phải mê mẩn.

Để thưởng thức cháo canh, du khách có thể đến bên hông chợ Vườn Hoa. Quán thường chỉ bán từ 14h và đến khoảng 17h là hết hàng. Tùy theo yêu cầu của khách mà một tô cháo sẽ có dao động từ 20.000đ đến 30.000đ.

6. Bánh ích

Bánh Ích Thanh Hóa
Bánh Ích Thanh Hóa. Ảnh: sưu tầm

Cách làm bánh ích không khác biệt nhiều so với cách làm bánh ít, bánh nếp ở những nơi khác. Bánh có hình tròn với nhân tôm thịt phía trong và được ăn cùng mắm chế chua ngọt.

Du khách có thể thưởng thức món ăn này với giá chỉ khoảng 7.000đ/chiếc tại chợ Vườn Hoa, Tây Thành hay các quán vỉa hè nằm trên phố Đinh lễ.

7. Bánh mì Nam Hà

Bánh mì Nam Hà - Thanh Hóa
Bánh mì Nam Hà – Thanh Hóa. Ảnh: sưu tầm

Nếu đi ngang qua phố Trường Thi, du khách sẽ bắt gặp một chuỗi cửa hàng bán bánh mì gia truyền. Bánh mì tại đây mang thương hiệu riêng và một hương vị được giữ nguyên trong suốt hơn 20 năm qua. Điều đem đến cho bánh mì Nam Hà một sức sống lâu bền chính là việc tất cả các nguyên liệu của quán đều được lựa chọn cực kì kỹ lưỡng, đảm bảo tươi ngon cùng với sự đóng góp không nhỏ của thứ nước sốt gia truyền.

Du khách có thể thưởng thức một chiếc bánh tràn trề nhân với giá chỉ từ 10.000 – 15.000đ.

8. Bánh nhè

Bánh nhè Thanh Hóa
Bánh nhè Thanh Hóa. Ảnh: sưu tầm

Bánh nhè khá giống với bánh trôi nước, bánh ngào mật của Nghệ An. Lớp vỏ bánh được làm từ bột nếp dẻo mịn. Phía bên trong là phần nhân đậu xanh cùng dừa bào sợi. Bánh nhè là thức quà chiều dân dã vô cùng quen thuộc với người dân Thanh Hóa.

Du khách có thể tìm thấy món ăn này tại chợ Vườn Hoa hoặc mua của những cô bán hàng rong với giá chỉ 5.000đ/bát.

9. Nem Thanh Hóa

Nem chua Thanh Hóa

Mỗi khi nhắc đến Thanh Hóa, chắc chắn nem chua là món đặc sản mà bất cứ du khách nào cũng đều nghĩ tới. Từ những nguyên liệu khá đơn giản gồm thính, thịt mông nạc, bì lợn thái chỉ, gói cùng lá ổi hoặc lá đinh lăng… người Thanh Hóa đã tạo ra nhiều loại nem chua khác nhau như nem vuông, nem dài, nem thính, nem cối, nem nướng…

Nem chua Thanh Hóa
Nem chua Thanh Hóa. Ảnh: sưu tầm

Nhà nem Cương Dũng, Gốc Đa, Vũ Linh, nem bà Năm, nem bà Thường hay tại vỉa hè của các phố Ngọc Trạo, Tô Vĩnh Diện, Đinh Lễ… là những địa chỉ ăn vặt khi du lịch Thanh Hóa mà du khách nên tìm đến để có thể thưởng thức những chiếc nem chua ngon nhất.

Giá nem chua dao động từ 30.000 đồng đến 50.000 đồng/chục cái (tùy thời điểm).

Một số địa chỉ mua nem chua Thanh Hóa ngon:

Địa chỉ mua nem chua: Cơ sở Thắng Tuyến: 409 Lê Hoàn, phường Ba Đình, TP Thanh Hóa; Cơ sở nem Cương Dũng: 15 Tân An, phường Ngọc Trạo, TP Thanh Hóa.

Nem thính Thanh Hóa

Nem thính Thanh Hóa
Nem thính Thanh Hóa. Ảnh: sưu tầm

Nem thính được gói to bằng nắm tay, để 2 ngày sau lên men là ăn được, không cần nướng qua lửa mà nem vẫn chín nhờ sự lên men của thính rang. Bóc hết lớp lá chuối ngoài cùng, người ăn sẽ ngửi thấy vị thính thơm lừng, đưa lên miệng cảm nhận vị bùi, dai của bì lợn và vị ngọt của thịt vừa chín đến.

Nem nướng ăn kèm lá sung, rau ghém và chấm nước mắm pha tỏi, ớt, đường, đu đủ, sung thái lát. Nem nướng có giá bán 12.000 đồng/ chiếc.

Địa chỉ mua nem thính: Cơ sở nem nướng 62 Tô Vĩnh Diện, TP Thanh Hóa.

Nem nướng Thanh Hóa

 

Nem thính Thanh Hóa
Nem nướng Thanh Hóa – Ảnh: sưu tầm

Ngoài hai loại trên thì còn có nem nướng là đặc sản của người Thọ Xuân. Công thức làm nem nướng tương tự nhưng tỷ lệ thịt nạc lớn hơn nhiều. Ngoài ra, nem thường được cuốn lá ổi vì có tác dụng hút nước tốt, giúp nem lên men đúng độ. Nem gói xong xâu lại thành từng chùm với nhau rồi treo lên.

Nem nướng rất hợp với những món ăn ngày Tết như bánh chưng, cơm nóng hoặc thích hợp làm món nhậu.

Những chiếc nem nướng to bằng nắm tay có giá bán 10.000 đồng/chiếc.

Địa chỉ mua nem: Cơ sở Nhung Phúc, làng Mía, Thọ Diên, Thọ Xuân, Thanh Hóa.

10. Bánh đúc sốt

Bánh đúc sốt
Bánh đúc sốt – Ảnh: sưu tầm

Bánh đúc là thứ bánh dân dã, rất quen thuộc với mọi người từ nông thôn đến thành thị. Nhưng riêng bánh đúc sốt thì chỉ ở Thanh Hoá – mà lại là TP. Thanh Hoá mới có. Đó là món quà đặc sản của làng Cốc nay đã thuộc phường Lam Sơn của TP. Thanh Hoá. Giá dao động từ 5.000đ đến 15.000đ/bát.

11. Rượu Chi Nê – Hậu Lộc

Rượu Chi Nê  được lấy từ cái tên của làng Chi Nê, Xã Cầu Lộc, Huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Nguồn nước để nấu rượu được lấy từ nguồn nước ngầm ở các làng Thiều Xá, Đông Thôn và Cầu Thôn trong xã. Đây là nguồn nước tinh khiết không có độc tố kết hợp với loại men gia truyền làm từ 36 vị thuốc do người dân nơi đây tự chế ra và quá trình chưng cất công phu và tỉ mỉ với những công đoạn như nấu rượu, lên men… đã làm cho rượu có mùi thơm đặc biệt, vị ngọt, cay riêng.

Rượu Chi Nê Hậu Lộc - Thanh Hóa.
Rượu Chi Nê Hậu Lộc – Thanh Hóa. Ảnh: sưu tầm

Nếu sử dụng điều độ, mỗi ngày uống từ 50 – 100ml rượu Chi Nê giúp bồi  bổ cơ thể làm tăng kích thích thức ăn, uống tiêu hoá, tạo cơ thể có sức khoẻ dai, có sức đề kháng chống bệnh tật.

Giá tham khảo:

– Chai thuỷ tinh: 300ml 29,5 độ giá 50.000đ

– Chai hồ lô sứ: 500ml 39,5 độ giá 80.000 đ

–  Chai màu xanh lục: 750 ml, 39,5 độ giá 270.000đ

– Loại cao cấp: 1500ml, 39,5 độ giá 850.000.

12. Lợn cắp nách – món ngon vùng cao

Lợn cắp nách - món ngon vùng cao
Lợn cắp nách – món ngon vùng cao. Ảnh: sưu tầm

Lợn cắp nách chỉ nặng khoảng 4 đến 10 kg, được nuôi theo kiểu thả rông, ăn ngô, khoai, sắn hay rễ cây, rau cỏ trong rừng, lớn lên bằng thức ăn tự nhiên nên thịt rất sạch. Con lợn nhỏ được chế biến bằng cách hấp hay nướng, sau đó bày ra lá chuối hoặc mẹt. Miếng thịt có lớp da giòn, lớp mỡ ít và thịt nạc chắc nhưng không bị dai.

Trong quán ăn hoặc phiên chợ ở vùng cao, Món ăn từ lợn cắp nách được bán cho du khách trải nghiệm, có thể kèm với rượu ngô hoặc rượu táo mèo để thêm trọn vị.

13. Gỏi cá nhệch Nga Sơn

Gỏi cá nhệch Nga Sơn
Gỏi cá nhệch Nga Sơn – Ảnh: sưu tầm

Gỏi cá nhệch là món ngon nức tiếng ở vùng quê Nga Sơn của tỉnh Thanh. Món ăn khiến người ta nhớ đến cả một vùng xứ sở bởi gỏi nhệch ở đây mang nét vị riêng có. Nếu những nơi khác ăn gỏi kèm mắm tôm, nước mắm thì điểm nhấn cho gỏi cá Nga Sơn chính là chẻo nhệch. Chẻo ăn cùng gỏi cá là bí quyết làm nên sự khác biệt, được chế biến từ xương cá giã nhuyễn chưng cùng mẻ chua và các loại gia vị đặc trưng khác. Chẻo bày ra bát nhỏ, có màu đỏ sậm, đặc sánh, đậm đà, váng mỡ và thơm nức mũi.

Muốn ăn gỏi cá nhệch ngon đúng điệu bạn có thể ghé đến các quán ăn, nhà hàng ở huyện Nga Sơn hoặc trung tâm thành phố Thanh Hóa.

14. Mắm tép

Mắm tép Thanh Hóa
Mắm tép Thanh Hóa. Ảnh: sưu tầm

Mắm tép của người làng Đình Trung ở Hà Yên, huyện Hà Trung xưa kia có mắm tép là thứ đặc sản tiến vua ngon nổi danh khắp chốn. Tép được bắt ở khúc sông Hoạt mới cho nước cốt thơm ngon, khi bắt về được ủ cả năm trời mới mang ra dùng. Người làng Đình Trung có bí quyết riêng để nước mắm rót ra có màu ánh vàng, sóng sánh như mật ong, thơm hương quyến rũ.

15. Bánh răng bừa

Đây là loại bánh có ở nhiều nơi với tên gọi bánh tẻ, bánh giò, bánh lá, còn người Thanh Hóa gọi là bánh răng bừa vì có hình dạng giống một nông cụ quen thuộc của nhà nông. Chiếc bánh răng bừa nhỏ xinh nhưng mang đậm hồn quê bình dị là thứ quà sáng yêu thích của nhiều người.

cẩm nang du lịch thanh hóa
Bánh răng bừa Thanh Hóa. Ảnh: sưu tầm

Bánh được gói bằng lá dong hoặc lá chuối, nhân bánh gồm thịt ba chỉ, mộc nhĩ, hạt tiêu và hành khô băm nhỏ đã xào qua. Khi mới luộc xong, chiếc bánh bốc khói nghi ngút, dậy mùi thơm của hành mỡ, ăn vào thấy mềm và rất vừa miệng. Còn khi để nguội, ăn sần sật cũng ngon không kém phần.

Muốn ăn bánh răng bừa ngon bạn có thể đến quán Bà Mai (đc: 31/54 Nguyễn Tạo, P. Trường Thi, Tp. Thanh Hóa) và quán Kim Oanh (đc: 55 Trường Thi, Tp. Thanh Hóa). Giá bánh dao động từ 2.500đ – 4.000đ.

16. Bánh gai Thọ Xuân/ bánh gai Tứ Trụ

Bánh gai Tứ Trụ hay bánh gai làng Mía là loại bánh đặc sản của làng Mía, xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân. Nguyên liệu bánh gai chia thành hai phần gồm vỏ và nhân. Trong đó, vỏ chỉ gồm gạo nếp và lá gai còn phần nhân có mỡ lợn, đậu xanh, dừa và hạt sen.

cẩm nang du lịch thanh hóa
Bánh ga Thọ Xuân/ Tứ Trụ – Thanh Hóa. Ảnh: sưu tầm

Bánh gai được gói bằng lá chuối khô, hấp chín trong vòng 2 giờ. Chiếc bánh gai đạt chuẩn phải mịn và thơm ngon, có vị dẻo thơm của lá gai và gạo nếp, hương thơm của dầu chuối, vị ngọt của mật mía, mùi thơm thanh dịu của đậu, vị béo ngậy của thịt, mùi thơm thoảng của vừng và hương vị tự nhiên của lá chuối khô.

Bạn có thể mua bánh gai về làm quà với giá 25.000 – 30.000 đồng một cột bánh 5 cái. Bánh để được rất lâu, khoảng 5 – 7 ngày vẫn dẻo thơm.

17. Dừa Hoằng Hóa – Thanh Hóa

Dừa Hoằng Hóa được đánh giá là giống dừa ngon nhất Thanh Hóa với đặc điểm nước trong vắt, ngọt thanh, cơm dừa giòn mát, trắng muốt tựa bông.

cẩm nang du lịch thanh hóa
Dừa Hoằng Hóa – Thanh Hóa. Ảnh: sưu tầm

 Hè nóng đến mấy mà chặt một trái dừa tươi đổ nước ra từng cốc, thả vào đôi hạt muối tinh, chất men ga tự nhiên từ dừa cứ thấm vào cuống họng, giải khát tức thì. Bổ trái dừa ra, lấy thìa nạo lấy cơm dừa, vừa nạo vừa ăn, cái thú vui quê nhà ấy khiến ai nấy đều sảng khoái.

Để thưởng thức đặc sản dừa Hoằng Hóa ngon đúng điệu thì bạn nên đến Làng Nghĩa, xã Hoàng Lộc, huyện Hoằng Hóa. Giá một quả dừa từ 25.000 đồng.

Cẩm nang du lịch Thanh Hóa – Mục Lục

Mua sắm và giá cả tại Thanh Hóa – Cẩm nang Mua Sắm

Lưu ý khác khi du lịch Thanh Hóa

Đến Thanh Hóa, những món đặc sản nổi tiếng như nem chua, chè lam Phủ Quảng, dê núi đá, gà đồi, bánh gai Tứ Trụ, các món chế biến từ hến làng Giàng, bánh đa cầu Bố, mía đen Kim Tân, chim mía và hải sản có bán tại các chợ, thích hợp mua làm quà biếu người thân và bạn bè.

Nem chua Thanh Hóa

cẩm nang du lịch thanh hóa
Nem chua Thanh Hóa – Ảnh: sưu tầm

Giá nem chua dao động từ 30.000 đồng đến 50.000 đồng/chục cái (tùy thời điểm).

Một số địa chỉ mua nem chua Thanh Hóa ngon:

Địa chỉ mua nem chua: Cơ sở Thắng Tuyến: 409 Lê Hoàn, phường Ba Đình, TP Thanh Hóa; Cơ sở nem Cương Dũng: 15 Tân An, phường Ngọc Trạo, TP Thanh Hóa.

Rượu Chi Nê – Hậu Lộc

Giá tham khảo:

– Chai thuỷ tinh: 300ml 29,5 độ giá 50.000đ

– Chai hồ lô sứ: 500ml 39,5 độ giá 80.000 đ

–  Chai màu xanh lục: 750 ml, 39,5 độ giá 270.000đ

– Loại cao cấp: 1500ml, 39,5 độ giá 850.000đ.

Dừa Hoằng Hóa – Thanh Hóa

Để thưởng thức đặc sản dừa Hoằng Hóa ngon đúng điệu thì bạn nên đến Làng Nghĩa, xã Hoàng Lộc, huyện Hoằng Hóa. Giá một quả dừa từ 25.000 đồng.

Chiếu cói Nga Sơn – Thanh Hóa

cẩm nang du lịch thanh hóa
Chiếu cói Nga Sơn – Thanh Hóa. Ảnh: sưu tầm

Làng Nga Sơn nổi tiếng với nghề truyền thống là làm chiếu cói. Nếu ai đã từng ghé thăm ngôi làng này sẽ bị thu hút bởi những cánh đồng cói xanh ngút ngàn, ẩn hiện trong những xóm làng yên bình ấy là những tiếng máy dệt, máy se đay làm chiếu cói. Ngày này, chiếu cói Nga Sơn không chỉ nổi tiếng khắp các tỉnh Bắc Bộ mà còn vươn xa ra những quốc gia khác như Nhật, Hàn, Trung Quốc,…

Nếu bạn có dịp đến Nga Sơn – Thanh Hóa thì hãy chọn mua cho mình chiếu cói để sử dụng hoặc làm quà cho người thân, bạn bè.

Địa chỉ tham khảo: Chiếu cói Nga Sơn

– Địa chỉ 1: Số 28 Tổ 23 – Cụm 6 – Ngõ 168 – Đường Nguyễn Xiển- Thanh Xuân Hà Nội. (Cuối ngõ 168, rẽ phải 20m, đối diện nhà nghỉ cuối tuần)

Hotline: 0943999767 ( Thư )

Hotline:  0947396095 (Thắng)

– Địa chỉ 2: Ngọc Lẫm – Trường Giang – Nông Cống – Thanh Hóa

– Địa chỉ 3: Nga Thanh – Nga sơn – Thanh Hóa

Cẩm nang du lịch Thanh Hóa – Mục Lục

Lưu ý khác khi du lịch Thanh Hóa

– Mang dụng cụ đi nắng nếu đến vào mùa nắng và dụng cụ đi mưa nếu đến vào mùa mưa.

– Mang kem chống muỗi, thuối trị côn trùng thuốc trị các bệnh thông thường.

– Mang lều, áo khoác nếu có ý định cắm trại.

– Khi đến các huyện vùng cao, hãy hỏi người dân về phong tục, thói quen sinh hoạt để tránh những hiểu lầm không mong muốn.

– Thanh Hóa là vùng đất rộng, bạn cần lên lịch trình chi tiết cho chuyến đi và các điểm đến để có thể đủ thời gian.

– Quy tắc vàng khi đi du lịch Thanh Hóa vào mùa cao điểm hay thấp điểm đó là đặt phòng khách sạn trước qua tổng đài 1900 5454 40. Bạn sẽ được tư vấn tận tình các phòng nghỉ khách sạn, resort tùy vào nhu cầu với mức giá tốt nhất có thể.

FLC Luxury Resort Samson
FLC Luxury Resort Samson. Ảnh: khách sạn cung cấp

Cẩm nang du lịch Thanh Hóa – Mục Lục