Những quán cà phê mang phong cách hoài cổ, gợi nhớ về Sài Gòn và Hà Nội xưa

Đi ngược lại với xu thế cà phê hiện đại, các quán cà phê bao cấp này đều theo phong cách hoài cổ, trầm lắng đến từng góc cạnh…

1412

Hà Nội là nơi tập trung nhiều quán cà phê mang phong cách này nhất, kế đến là Sài Gòn.

1. Chuỗi cà phê Cộng

Giữa những thành phố náo nhiệt, Cộng như một điểm cộng mộc mạc nhưng luôn thu hút khách.

cong1

Đây được coi là quán cà phê phong cách bao cấp được nhiều người “check-in” nhất với chuỗi gần 30 quán tại nhiều tỉnh thành như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, TP.HCM.

Cộng đem đến cho khách hàng những gì gần gũi nhất, từ những chiếc ca sắt tráng men hay những chiếc bàn gỗ cũ kỹ, họa tiết công phượng thịnh hành từ những thập niên trước.

cong

Những chiếc ca sứ sứt mẻ vì thời gian, bộ quân phục cũ cũng được sử dụng như món đồ trang trí, tạo điểm nhấn trong quán. Với những người bình thường, chiếc ghế gỗ sơn xỉ, chiếc bàn máy khâu hỏng chỉ là đồ “đồng nát” bỏ đi, nhưng với những người có óc sáng tạo, các vật dụng này lại trở thành điểm nhấn.

Và Cộng là một nơi như thế.

Chuỗi quán này thường nằm ở các đường phố trung tâm, nhiều khách du lịch như Bùi Viện (TP HCM), Nguyễn Thiện Thuật (Nha Trang). Riêng quán cà phê Cộng ở phố Mã Mây (Hà Nội) từng được Tổng thống Pháp Francois Hollande ghé thăm khi dạo phố cổ Hà Nội hồi tháng 9.2016.

2. Xí Nghiệp, Hà Nội

xi nghiep

Điểm nhấn đặc biệt có lẽ chính là chiếc xe cổ được treo ngay trên quầy pha chế, khiến bất cứ ai đến quán cũng phải trầm trồ thích thú.

Chủ quán thể hiện tính nghệ sĩ qua việc sắp xếp không gian tinh tế và hợp với cái tên “Xí nghiệp”. Đến đây, bạn có thể chạm vào hững bức tường gạch không sơn, những chiếc bàn gỗ lim xưa cũ, máy đánh chữ, loa cổ, những tập xách giấy ố vàng…

3. Bao Cấp, Hà Nội

BAOCAP1

Nếu nhận xét khách quan, Bao Cấp mang tên gọi dễ nhớ nhất nhưng lại không có nhiều điểm khác biệt vượt trội so với những quán xá cùng phong cách khác. Bạn có thể thấy ở Bao Cấp kèm theo đó là bộ bàn ghế gỗ thô, những chiếc gối bọc họa tiết chăn hoa, chăn con công, chiếc TV đen trắng hay điện thoại quay số huyền thoại.

BAOCAP2

4. Cửa hàng ăn uống mậu dịch số 37

maudich

Xếp hàng và mua tem phiếu, những chuyện tưởng như chỉ còn tìm thấy qua phim ảnh, nhưng đến với Cửa hàng ăn uống mậu dịch số 37, bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác đó đúng như cách đây 30,40 năm.

Nhiều khách hàng tìm đến với quán không chỉ để được ăn cơm độn ngô, được xếp hàng theo tem phiếu… mà còn đến để nhớ về một thời đã qua.

maudich1

Quán được trang trí đơn giản với nhiều kỷ vật độc đáo. Gần như toàn bộ đồ dùng nơi đây đều là những vật dụng thời bao cấp như bát sắt, bình tong, ca đựng nước tráng men.

5. Xoan – Hà Nội

Có người ví Xoan là thanh âm trong trẻo giữa nhạc luật xô bồ, bởi giữa phố thị ồn ã chẳng thể tìm thấy quá nhiều góc quan bình yên đến thế.

xoan1

Không gian của Xoan không rộng nhưng cởi mở, vừa có sân vườn, vừa có ban công và luôn đắm trong nhạc Trịnh.

xoan

Góc nào của quán lên ảnh cũng đẹp và khác lạ như cửa sắt hoa ngập nắng, bức tường xám kín tranh, bộ ghế mây cũ kĩ con con khiến mỗi lần đến Xoan là cảm giác như vừa đặt chân về quê nội mỗi mùa hè.

6. Căng Tin 109 – Hà Nội

cangtin

Tái hiện một căng tin thời xưa, quán nhỏ nhưng có hai cửa sổ, nền tường vàng lốm đốm rêu xanh, mái lợp tôn, cửa sơn xanh lá. Gam màu chủ đạo của quán là màu vàng – xanh lá đậm, gam màu của những ngôi nhà cổ trên đường phố Hà Nội. Quán nhỏ và được trang trí đơn giản, nhẹ nhàng: những bộ bàn ghế gỗ, kệ sách nhỏ, những chiếc đàn ghita, những quyển sách cũ, song sắt cửa sổ,…

cantin

7. Quán Nhỏ – Hà Nội

Nằm cuối ngõ thật! Quán nhỏ, thô mộc và đơn sơ như một góc nhà cổ làng xưa.

quan nho

Mọi đồ dùng trong quán đều gọi về không gian Bắc bộ từ muôn năm cũ như chiếc bàn tre mộc mạc, chao đèn bằng nứa, ghế gỗ sơn xanh sờn hay những bức tranh sơn dầu nhìn thôi đã thấy cũ, nhưng những lọ hoa lại luôn tươi mới, thể hiện sự chăm chút cẩn thận của chủ quán.

Âm nhạc của quán chủ yếu là nhạc Trịnh. Đặc biệt, trong quán có một bức chân dung cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn treo trang trọng ở vị trí trung tâm, nơi cũng là sân khấu cho buổi live music mỗi tối thứ sáu.

8. Cửa hàng cà phê 81 -TP.HCM

14433011_1057081004405999_2234889810332981489_n

Nằm trên đường Nguyễn Văn Nguyễn (quận 1), quán là một căn nhà cũ được trang trí bằng nhiều vật dụng cổ quen thuộc một thời như tivi cũ, máy đánh chữ. Ngay cả nền gạch cũng bạc màu, tường thì có chỗ bong từng mảng. Một điều khác ghi điểm trong lòng khách là các thức uống đều được quán pha chế theo công thức riêng như: cà phê, chanh muối, xí muội, sâm dứa sữa… Giá mỗi đồ uống dao động từ 30.000 đồng.

16996358_1212095255571239_3363554226974913629_n

9. Út Lành – TP.HCM

Nằm trong con hẻm nhỏ ở khu phố Tây sầm uất, quán Út Lành vẫn hoài cổ và cuốn hút theo nét riêng với phong cách Sài Gòn xưa. Và đúng như ấn tượng ban đầu, đây là một quán cà phê rất Việt Nam! Những chiếc bàn gỗ trải khăn bàn nilon họa tiết đầy màu sắc, với gạch hoa, với những tấm phản gỗ, những chiếc rổ nhựa và những chiếc chảo bị đen đáy, cái ti vi trắng đen trên tủ sập gỗ đều gợi lên một không gian Sài Gòn xưa cũ, thân thuộc.

cafe ut lanh

Đặc biệt, khách đến đây nếu không dùng điện thoại thông minh sẽ được giảm tiền nước, chủ quán muốn khách thật sự thư giãn hoặc dành thời gian bên bạn bè thay vì lướt điện thoại.

Processed with VSCOcam with a8 preset
Processed with VSCOcam with a8 preset

Các loại thức uống và món ăn trong thực đơn của Út Lành cũng sẽ làm bạn có cảm giác thân thuộc hơn vì những món “ khoái khẩu “ của bọn trẻ ngày xưa như xí muội hoa mai màu đỏ, yaourt, kem chuối, xoài chấm mắm đường…