Hòn Yến – điểm đến bậc nhất của xứ “hoa vàng trên cỏ xanh”

Từ lâu, Hòn Yến được xem là điểm check-in ưa thích của giới trẻ gần xa khi đặt chân tới mảnh đất “hoa vàng trên cỏ xanh”.

654

Xem thêm:

Hòn Yến thuộc thôn Nhơn Hội, xã An Hòa, huyện Tuy An, cách thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên khoảng 30 km về hướng Đông Bắc. Ảnh: Huỳnh Lê Viễn Duy.
Hòn Yến thuộc thôn Nhơn Hội, xã An Hòa, huyện Tuy An, cách thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên khoảng 30 km về hướng Đông Bắc. Ảnh: Huỳnh Lê Viễn Duy.
Trải qua thời gian và sự bào mòn của sóng biển, dãy núi nhô ra biển giờ chỉ còn là hai hòn đảo nhỏ ở cách bờ khoảng 100m, một lớn gọi là Hòn Yến, nhỏ hơn là hòn Sụn, tạo nên một hình ảnh có đôi thật tình tứ… Ảnh: Mỹ Tuyết.
Trải qua thời gian và sự bào mòn của sóng biển, dãy núi nhô ra biển giờ chỉ còn là hai hòn đảo nhỏ ở cách bờ khoảng 100 m, một lớn gọi là Hòn Yến, nhỏ hơn là hòn Sụn, tạo nên một hình ảnh có đôi thật tình tứ… Ảnh: Mỹ Tuyết.
Khi nước thủy triều rút, du khách có thể đi bộ ra đến chân Hòn Yến, chúng ta có thể nhìn thấy các sinh vật biển như san hô, cầu gai bám vào các vánh đá thật ấn tượng… Ảnh: CTV.
Khi nước thủy triều rút, du khách có thể đi bộ ra đến chân Hòn Yến, chúng ta có thể nhìn thấy các sinh vật biển như san hô, cầu gai bám vào các vánh đá thật ấn tượng… Ảnh: CTV.
Theo lời kể của dân bản xứ, sở dĩ có tên gọi Hòn Yến là do trước kia nơi đây từng có rất nhiều chim yến về làm tổ. Ảnh: Mỹ Tuyết.
Theo lời kể của dân bản xứ, sở dĩ có tên gọi Hòn Yến là do trước kia nơi đây từng có rất nhiều chim yến về làm tổ. Ảnh: Mỹ Tuyết.
Thế đứng của Hòn Yến có hình như chóp nón khổng lồ, quay mặt bốn phương bởi những tầng đá cheo leo dựng đứng. Dưới chân núi đá là những lằn sóng ăn sâu vào chân núi tạo thành dấu vết thời gian, phía trên là những khúc uốn lượn, do bàn tay thiên nhiên tạo ra cách đây hàng trăm triệu năm. Ảnh: Nguyễn Thành Duy.
Thế đứng của Hòn Yến có hình như chóp nón khổng lồ, quay mặt bốn phương bởi những tầng đá cheo leo dựng đứng. Dưới chân núi đá là những lằn sóng ăn sâu vào chân núi tạo thành dấu vết thời gian, phía trên là những khúc uốn lượn, do bàn tay thiên nhiên tạo ra cách đây hàng trăm triệu năm. Ảnh: Nguyễn Thành Duy.
Ảnh: Lê Minh.
Ảnh: Lê Minh.
Tới đây, bạn có thể trải nghiệm cuộc sống ở làng chài. Ảnh: Lê Minh.
Tới đây, bạn có thể trải nghiệm cuộc sống ở làng chài. Ảnh: Lê Minh.
Hàng cây bàng lá đỏ nên thơ. Ảnh: Lê Minh.
Hàng cây bàng lá đỏ nên thơ. Ảnh: Lê Minh.
Ảnh: Lê Minh.
Ảnh: Lê Minh.
Bao quanh Hòn Yến là một cụm thắng cảnh biển. Ngoài Hòn Sụn kế bên thì quang cảnh nơi đây có thể chia làm 3 phần. Ở đó trung tâm chính là dãy núi đá vươn mình ra ngoài khơi sát Hòn Yến nhất, có tên gọi Gành Yến. Ảnh: Tunx_lk.
Bao quanh Hòn Yến là một cụm thắng cảnh biển. Ngoài Hòn Sụn kế bên thì quang cảnh nơi đây có thể chia làm 3 phần. Ở đó trung tâm chính là dãy núi đá vươn mình ra ngoài khơi sát Hòn Yến nhất, có tên gọi Gành Yến. Ảnh: Tunx_lk.
Để đến Hòn Yến, từ thành phố Tuy Hòa có hai cách đi. Từ Quốc lộ 1A đi về hướng Bắc 15 km, đến ngã ba Phú Điềm rẽ phải theo đường bê tông hỏi đường về làng Nhơn Hội. Hoặc có thể đi ven biển xuất phát từ đường Lê Duẩn trong trung tâm thành phố, đi thẳng qua các xã An Phú, An Chấn, An Mỹ để đến với Chợ Yến, từ đây rẽ ra Hòn Yến thông qua các con đường liên thôn ven biển. Ảnh: Phan Y Thao.
Để đến Hòn Yến, từ thành phố Tuy Hòa có hai cách đi. Từ Quốc lộ 1A đi về hướng Bắc 15 km, đến ngã ba Phú Điềm rẽ phải theo đường bê tông hỏi đường về làng Nhơn Hội. Hoặc có thể đi ven biển xuất phát từ đường Lê Duẩn trong trung tâm thành phố, đi thẳng qua các xã An Phú, An Chấn, An Mỹ để đến với Chợ Yến, từ đây rẽ ra Hòn Yến thông qua các con đường liên thôn ven biển. Ảnh: Phan Y Thao.
Ảnh: Khamphadisan.
Ảnh: Khamphadisan.