Du lịch Tết Canh Tý 2020 khám phá 10 lễ hội đầu năm độc đáo của Việt Nam (Phần 1)

Du lịch Tết tìm hiểu và khám phá những văn hóa trên mọi miền đất nước Việt Nam quả thật là thú vị quá đúng không nào!

418

Du lịch Tết Canh Tý 2020 trong tiết trời cuối đông, đầu xuân, chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, từ Bắc chí Nam, người dân mỗi vùng miền lại tổ chức lễ hội dựa trên đời sống, sản xuất, văn hoá và những sự tích riêng của họ. Đó là những nét đẹp vô giá về tinh thần, tâm linh, mang theo nhiều nguyện cầu, mong ước. Vậy nên dù bạn có đi đâu để khám phá các lễ hội độc đáo của Việt Nam thì Chudu24 cũng luôn hỗ trợ bạn đặt phòng khách sạn tốt nhất và nhanh chóng nhất nhé!

Lễ hội Lồng Tồng

Du lịch Tết
ảnh sưu tầm

Là lễ hội truyền thống đặc trưng của cộng đồng người Tày, được tổ chức thường niên vào tháng Giêng, tháng Hai âm lịch theo từng địa phương. Lễ hội là dịp để bà con khắp nơi cầu phúc lộc, mùa màng bội thu, cuộc sống bình yên, no ấm hạnh phúc. Nhiều trò chơi dân gian cổ truyền như ném còn, bịt mắt bắt dê, hát lượn… được tổ chức trong lễ hội này.

Du lịch Tết
ảnh sưu tầm

Lễ hội Căm Mường

Dân tộc Lự ở Lai Châu mang trong tâm thức tín ngưỡng về thần sông, thần núi, thần khe, thần suối và thần rồng. Rằng cuộc sống của họ có ấm no, đủ đầy hay không là nhờ các vị thần che chở. Chính vì thế, họ tổ chức lễ hội Căm Mường để dâng lễ vật tạ ơn thần linh và cầu nguyện cho một năm sung túc, điều lành ở lại, điều dữ mang đi.

Du lịch Tết
ảnh sưu tầm

Đây là một lễ hội truyền thống Việt Nam đặc sắc của người dân vùng cao mà rất nhiều du khách mong muốn được chứng kiến một lần trong tiết đầu xuân. Lễ vật dâng thần linh tuy mộc mạc nhưng lại chứa đầy sự tỉ mỉ và được thực hiện theo nghi thức trang trọng. Mâm lễ vật bên cạnh hoa quả, rượu thịt thì còn có 18 chiếc thuyền giấy màu xanh lá và màu vàng. Màu xanh là tượng trưng cho rừng núi bạt ngàn, màu vàng là những cánh đồng lúa chín trổ bông, hình ảnh của một năm được mùa, no ấm.

Lễ hội hoa ban

Hay còn được gọi là hội Xên bản, Xên mường – một lễ hội của đồng bào dân tộc Thái. Lễ hội được tổ chức vào mùa hoa ban nở trắng núi rừng Tây Bắc, tức là vào dịp tháng Hai âm lịch.

ảnh sưu tầm

Lễ hội hoa ban được mệnh danh là ngày hội của tình yêu đôi lứa, ngày hội của hạnh phúc gia đình, hội cầu mùa màng tươi tốt, cuộc sống no ấm nơi bản mường, và cũng là dịp để bà con và du khách tham gia các trò chơi, thi tài, hát giao duyên trong những đêm trăng sáng.

ảnh sưu tầm

Lễ hội cầu an bản Mường

Là lễ hội truyền thống của bà con dân tộc Thái ở Mai Châu, Thuận Châu, Mộc Châu và đồng bào dân tộc Mường. Lễ hội cầu an bản Mường là sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc. Lễ hội thường được tổ chức vào cuối tháng Giêng, đầu tháng Hai âm lịch hằng năm; được gắn với tục giết trâu và tạ thần linh thể hiện qua hình tượng thủy thần, thuồng luồng… Lễ hội có nhiều hoạt động liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần, tâm linh, mùa màng hay sức khỏe của cả cộng đồng trong năm diễn ra lễ hội.

ảnh sưu tầm

Lễ hội chùa Bái Đính

Là một lễ hội xuân, lễ hội hành hương về vùng đất cố đô Hoa Lư nổi tiếng, diễn ra từ ngày mùng 6 Tết đến hết tháng 3, lễ hội chùa Bái Đính được tổ chức hàng năm tại thôn Sinh Dược, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn.

ảnh sưu tầm

Vào mùa khai hội, hàng triệu phật tử trong cả nước cùng du khách thập phương lại nô nức trẩy hội chùa Bái Đính, để cảm nhận được tình yêu thiên nhiên trong ngày hội lịch sử để từ đó hướng về quá khứ dựng nước. Trẩy hội chùa Bái Đính không dừng lại ở chốn Phật đài hay bầu trời – cảnh bụt, mà còn là ở sự tiếp xúc, hòa nhập giữa con người trước thiên nhiên rộng lớn một vùng.