Thưởng thức mực Nha Trang theo 5 cách khác nhau, bạn đã thử chưa?

Thật không quá bất ngờ bởi mực Nha Trang lại góp mặt nhiều trong danh sách đặc sản vùng biển không thể bỏ qua. Những con mực tươi roi rói sẽ mang đến cho bạn hương biển vô cùng chuẩn vị. Cùng thử nhé!

1256

Nếu bạn là tín đồ của loài hải sản mang tên mực thì hãy thu xếp ngay một chuyến đến với thành phố biển nổi tiếng để thưởng thức cho bằng hết 5 món mực Nha Trang khác nhau cực ngon, cực nghiện. Xét về độ tươi ngon của hải sản thì khó có nơi nào qua được thành phố du lịch Nha Trang đâu nhé!

Đừng quên liên hệ đến số hotline quen thuộc 1900 5454 40 để được tư vấn đặt phòng với giá cực tốt cho chuyến đi Nha Trang của bạn.

Tham khảo thêm các món ngon Nha Trang khác:

1/ Bún mực Nha Trang – Bún mực Vạn Ninh

mực Nha Trang 1
Bún mực

Cách chế biến món bún mực Vạn Ninh cũng rất đơn giản và dễ làm. Đầu tiên, người ta cắt làm đôi mực, rửa sạch rồi để ráo nước. Tiếp đó, lấy cà chua, thơm để nấu nước lèo, sau đó mới cho mực vào. Thấy mực săn lại là có thể ăn ngay. Vì nấu rất nhanh nên khi nào có người gọi món thì đầu bếp mới bắt đầu nấu.

Một tô bún mực thơm ngon, nóng hổi ăn kèm với rau thơm thì thật là tuyệt vời. Thịt mực rất tươi và ngọt. Khi nhai có thể cảm nhận được độ giòn sừn sựt của mực. Điều đặc biệt của món ăn này chính là nước lèo rất ngọt. Nhưng những thực khách sợ ngọt cũng đừng nên bỏ qua. Vì đây là hương vị ngọt thanh của mực chứ không phải kiểu ngọt của đường.

Vùng biển Đại Lãnh lúc nào cũng có mực ngon nên khi đến đây đảm bảo du khách đi Nha Trang sẽ được thưởng thức những tô bún mực tươi ngon, đậm đà hương vị của miền biển đầy nắng gió. Bún mực Vạn Ninh chính là món đặc sản “cây nhà lá vườn” gắn liền với người dân Đại Lãnh.

2/ Bánh xèo mực Nha Trang

mực Nha Trang 2
Bánh xèo mực

Nha Trang nổi tiếng với nhiều đặc sản được chế biến từ hải sản, đặc biệt là món bánh xèo mực Nha Trang.

Bánh xèo mực là sự kết hợp giữa hương vị của gạo, mực, tôm, hành và giá đỗ. Cách làm bánh xèo mực cũng đơn giản, vỏ bánh xèo mực được làm từ bột gạo nhưng nhân lại làm bằng tôm, giá đỗ và đặc biệt không thể thiếu mực tươi. Tôm và mực mới đánh bắt về, lựa chọn kĩ, rửa sạch, phải để nguyên con, không được mổ để giữ cho mực có mùi vị thơm ngon nhất.

Người ta cho ít dầu ăn vào khuôn, láng đều để bánh không bị dính và để tăng độ béo và mùi thơm của bánh, rồi cho tôm và mực vào trước để chúng chín sơ qua. Cuối cùng cho bột vào, rắc giá đỗ lên trên cùng, rồi đậy nắp lại chờ bánh chín và xúc ra.

Chiếc bánh xèo mực sau khi được lấy ra khỏi khuôn, sẽ được ăn kèm với rau sống gồm xà lách, cải xanh, rau diếp cá, rau đắng, rau mùi… chấm với nước mắm chua ngọt.

3/ Lẩu mực Đại Lãnh

mực Nha Trang 3
Lẩu mực

Điểm đặc biệt của lẩu mực Đại Lãnh là mực ở đây rất tươi, vì người dân Đại Lãnh chuyên hành nghề đánh bắt mực bằng cách câu, giăng mành hoặc nhử lồng, lúc nào cũng đủ các loại mực ống, mực cơm, mực nang tươi rói. Chủ quán ở đây dùng mực ống, mực cơm để nấu lẩu, đĩa mực lúc dọn lên còn tươi nguyên, trong veo, nhìn thấy cả da mực óng ánh nữa.

Lẩu mực gồm một nồi nước súp, trong đó có cà chua, dứa chín, gừng và một số gia vị khác kèm theo. Chiếc bàn dùng để ăn lẩu ở Đại Lãnh cũng hay hay vì được chủ quán thiết kế có một “lỗ thủng” ở giữa. Người ngồi xung quanh, nồi nước lẩu bắc lên trên chỗ “lỗ thủng” đó. Ngoài nồi nước, một suất lẩu mực còn có một đĩa mực tươi đầy, một đĩa rau gồm mồng tơi, cải xanh, măng tươi, giá đỗ, hành tây, hành lá, một  loại quả gọi là bắp còi; và một đĩa bún tươi cùng đầy đủ các loại mắm, ớt. Khi nồi nước đã sôi, cho mực và rau vào, đợi nước sôi lại lần nữa là có thể ăn được. Mực tươi chấm với nước mắm nguyên chất có ít ớt xiêm xanh cay nồng rất đặc trưng.

Nghe kể trước kia các quán có thời gian bán “lẩu bụng”, tức là khách đến ăn lẩu mực cứ ăn no rồi tính tiền cố định theo “bụng” cho mỗi người. Kiểu này giống như mua vé vào tham quan các vườn trái cây ở miền Tây, cứ ăn thoải mái chứ không được mang trái ra ngoài. Còn bây giờ thì hầu hết các quán đều bán lẩu theo phần, mỗi phần lẩu khoảng 3 – 4 người ăn. Nếu muốn ăn nhiều mực hơn thì cứ thoải mái gọi thêm.

4/ Mực Nha Trang rim me

Mực rim me

Mực rim me được làm từ loại mực khô, đem cán mỏng, con mực mềm đầy đặn nhưng vẫn giữ nguyên độ dai vốn có. Để mực được ngon và không quắt khi rim thì phải nướng mực trước cho chín rồi bóp mềm. Ướp gia vị gồm đường, ớt, nước mắm cho thấm; sau đó cho lên chảo dầu đã phi hành thơm, để lửa liu riu cho mực ngấm đều, không bị dai hoặc mềm quá. Đảo đều mực đến khi thấy nước mực sệt lại, chuyển qua màu đỏ, vị ngọt cay, mực giòn là ăn được.

Món mực rim me này có thể dùng làm đồ nhắm, ăn chung với dưa hành, củ kiệu tương tự như dùng tôm khô ở miền Tây vào ngày Tết. Hay có thể ăn với cơm trắng, cháo trắng hoặc được dùng làm gỏi xoài, không thì ăn trực tiếp kèm rau sống, dưa leo… Khi ăn có vị chua, ngọt, mặn của me và mực, hương vị rất đặc biệt và cũng kích thích vị giác lắm đó.

Không những vậy, đây còn là gợi ý tuyệt vời dành cho câu hỏi đi Nha Trang mua gì làm quà cho người thân và bạn bè đấy.

5/ Mực tươi nướng sa tế

Mực nướng

Mực tươi roi rói mang ướp sa tế rồi đem nướng vàng trên bếp than, từng con mực đều có mùi thơm cực kì cuốn hút. Thịt mực tươi dai dai sần sật, gia vị thấm vào từng thớ thịt đậm đà, chút the the cay cay của ớt sa tế, mùi thơm tỏi sả hòa quyện chắc chắn sẽ làm du khách đi Nha Trang say đắm.

Thông tin tham khảo thêm:

Danh sách khách sạn Nha Trang

Danh sách resort Nha Trang