Tuyệt chiêu “ngàn dặm” không say tàu xe

Sắp đến mùa hè, mùa của những chuyến du lịch. Làm thế nào để có một cuộc vui trọn vẹn mà không phải bận tâm đến vấn đề say tàu xe?

621

Say tàu xe còn gọi là say sóng, một hội chứng xảy ra khi di chuyển bằng tàu thuyền, xe hơi hoặc máy bay. Các triệu chứng thường gặp là chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn mửa, đổ nhiều mồ hôi, tụt huyết áp… Y học gọi là rối loạn tiền đình do di chuyển.

Triệu chứng say tàu xe thường gặp là chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, đổ mồ hôi, tụt huyết áp...
Triệu chứng say tàu xe thường gặp là chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, đổ mồ hôi, tụt huyết áp…

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hiện tượng say khi đi phương tiện ảnh hưởng tới hơn 80% dân số, phổ biến nhất là khi họ đi bằng xe ôtô, máy bay hoặc đi tàu trên biển; trong đó, khoảng 60% là trẻ em ở tuổi từ 5 đến 16. Hơn 1/3 lái xe thú nhận họ thường xuyên căng thẳng hoặc quẫn trí khi hành khách của mình bị say xe và hơn 1/4 cho biết họ sẽ dừng lại để chăm sóc người bị say hoặc lái thật nhanh đến đích cuối cùng. Tuy nhiên, chỉ có một nửa trong số lái xe được hỏi thừa nhận họ đã chuẩn bị đầy đủ để tránh tình huống này.

Dưới đây là những cách giúp bạn tránh được những hiện tương say tàu xe:

1. Dùng thảo dược

Ngậm hoặc nhai gừng tươi chống say tàu xe
Ngậm hoặc nhai gừng tươi chống say tàu xe

Nhiều người ngậm gừng để làm dịu dạ dày và vì vậy chống say xe. Có thể nhai sống thành từng miếng nhỏ và ngậm vào miệng khi lên xe. Có người chọn cách đơn giản hơn là dùng vỏ quýt và ngửi liên tục để tránh “mùi nhạy cảm” như mùi điều hòa, mùi xăng để tránh say xe.

2. Uống thuốc chống say

Thuốc chống say tàu xe.
Thuốc chống say tàu xe.

Thuốc chống say, chẳng hạn như Cinnarizine, có thể uống hai giờ trước chuyến đi và chống say trên 8 tiếng. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận trước khi uống thuốc và kiểm tra xem loại thuốc đó có gây phản ứng phụ hay không, nếu không nó có thể gây ảnh hưởng tới việc lái xe trong trường hợp bạn là người lái.

3. Dùng miếng dán chống say

Miếng dán chống say tàu xe.
Miếng dán chống say tàu xe.

Những miếng dán ở cổ tay chứa các hạt chất dẻo nhỏ tạo áp lực bên trong cổ tay và có khả năng phong ngừa tình trạng say xe. Bạn cũng có thể tự tạo ra áp lực giữa hai đường gân cách khoảng 3 cm từ khớp cổ tay. Bạn có thể tìm mua miếng dán chống say tại các hiệu thuốc.

4. Chọn chỗ ngồi phía trước

Chỗ ngồi thoải mái giúp giảm các triệu chứng say tàu xe.
Chỗ ngồi thoải mái giúp giảm các triệu chứng say tàu xe.

Mặt hướng về phía trước và giữ đầu trong trạng thái ổn định cũng là cách hay để giảm say xe. Nhiều người bị say xe thường chọn vị trí cạnh ghế lái, đó là nơi ít rung lắc hơn so với các vị trí ở giữa hay cuối xe.

5. Đừng đọc

Đừng đọc hoặc nhìn tập trung bất cứ thứ gì khi bị say tàu xe.
Đừng đọc hoặc nhìn tập trung bất cứ thứ gì khi bị say tàu xe.

Đừng đọc bất cứ thứ gì trong xe, thậm chí cả bản đồ. Nếu bạn có nguy cơ bị say xe, cũng không nên chơi game trên điện thoại, xem ảnh trên máy tính hay máy ảnh…

6. Tránh những bữa ăn lớn

Đừng ăn quá nhiều trước khi đi tàu xe.
Đừng ăn quá nhiều trước khi đi tàu xe.

Tránh những bữa ăn lớn và rượu trước khi khởi hành nhưng cũng đừng bao giờ đi với cái dạ dày rỗng tuếch.

7. Mở cửa sổ

Nên mở cửa sổ thông thoáng để tránh mùi nhạy cảm khi đi xe.
Nên mở cửa sổ thông thoáng để tránh mùi nhạy cảm khi đi xe.

Nhiều người bị say xe chỉ vì xe đóng kín cửa và có mùi điều hòa. Chẳng hạn nếu trời quá nóng hoặc khi đi gặp đoạn tắc đường, bạn nên đóng cửa sổ lại và bật điều hòa. Còn trong thời tiết dịu mát, cách tốt nhất là nên mở cửa sổ và hít thở không khí bên ngoài để tránh say xe.

Mẹo vặt bỏ túi phòng tránh say tàu xe:

– Chọn chỗ ngồi gần đầu xe. Nhìn thẳng và chăm chú vào phía trước với các mục tiêu càng xa càng tốt. Không nên nhìn sang 2 bên, không ngồi quay mặt phía ngược chiều xe chạy.

– Nếu đi tàu thuyền, nên ngồi trên boong tàu, phía sau thân tàu, tránh xa chỗ có mùi xăng dầu. Nên nhìn xa thật xa, không nhìn xuống nước hoặc nhìn mũi tàu.

– Nếu đi máy bay, không nhìn ra ô kính khi máy bay lên xuống.

– Nói chung, khi đang di chuyển không đọc sách báo, không dùng các chất kích thích như trà, cà phê, thuốc lá… Đừng ăn no quá hoặc bụng đói quá. Nếu khát nước, chỉ nên uống từng ngụm nhỏ. Giữ tâm hồn thoải mái, nhẹ nhàng, không căng thẳng, lo lắng. Thở chậm, sâu và đều.