Du lịch Tết 2020 – Lễ chùa trên đất Bắc| Đi đâu và lưu ý gì cho cả năm may mắn?

Du lịch Tết Canh Tý 2020 trên đất Bắc thì nên đi đâu và bạn có biết những điều cần lưu ý khi đi chùa không? Bài viết dưới đây có rất nhiều gợi ý dành cho bạn, cùng tham khảo nhé!

826

Xuân về, các gia đình thường chọn kết hợp chuyến du lịch Tết với việc đi lễ chùa cầu mong những điều may mắn cho cả năm. Tuy nhiên, du xuân Canh Tý 2020 trên đất Bắc thì nên đi đâu và bạn có biết những điều cần lưu ý khi đi chùa không? Bài viết dưới đây có rất nhiều gợi ý dành cho bạn, cùng tham khảo nhé!

Đừng quên liên hệ đến số hotline quen thuộc 1900 5454 40 để được tư vấn đặt phòng giá tốt ngay khi bạn có kế hoạch du lịch Tết.

Mong cho “Vạn sự hanh thông”, năm mới đủ đầy, với nhiều gia đình ở Việt Nam việc đi lễ chùa đầu năm cầu cho một năm mới gặp nhiều may mắn và an lành từ lâu đã trở thành một nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền. Bạn đã chuẩn bị gì cho dịp đi du lịch Tết và lễ chùa đầu năm 2020?

Chuẩn bị hành trang gì cho dịp đi lễ chùa đầu năm 2020 này?

Dù từ lâu lễ chùa đầu năm đã trở thành một thói quen không thể thiếu những ngày Tết về nhưng dù sao đây cũng là một nghi lễ quan trọng, không thể xuề xòa. Ngay từ những điều nhỏ nhặt nhất, ngày xuân đi tới nơi của Phật, những nơi linh thiêng ấy, bạn nên chỉn chu từng chút và lưu ý những điều dưới đây để có chuyến đi lễ chùa đầu năm tốt đẹp.

1/ Trang phục khi đi lễ chùa

du lịch Tết
Áo dài là trang phục kín đáo, lịch sự, được nhiều người lựa chọn khi đi chùa

Những lưu ý gì về trang phục khi đi lễ chùa đầu năm 2020? Là nơi thờ Phật, thờ thần linh nên việc khi vào chùa hay đền, miếu bạn nên mặc những trang phục lịch sự và nhã nhặn, kín đáo và đừng mặc những trang phục hở hang hay lòe loẹt. Áo dài, hay những bộ quần áo phật tử sẽ là những trang phục phù hợp hơn cả tại nơi lễ chùa.

2/ Về nguyên tắc ra, vào Chùa

Khi đi qua cổng Tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái). Phải lưu ý rằng cửa chính giữa – Cửa Trung quan chỉ dành cho Thiên tử, bậc cao tăng, bậc khoa bảng. Vì thế nếu để ý một chút bạn sẽ thường thấy, ngày thường nhiều chùa không mở cửa chính để tránh có những sai phạm không đáng có. Một điều nhỏ nữa là đi lễ chùa bạn tuyệt đối đừng giẫm lên bậu cửa mà phải bước qua bậu cửa vào Phật đường và Tam Bảo không nên đi giày dép, nhai trầu, hút thuốc.

3/ Về lễ vật và công đức khi đi lễ chùa

Hãy là người đi chùa “văn hóa” không phải cứ có thật nhiều lễ vật, hay công đức thật nhiều tiền mới là có tâm với Phật với thần linh. Bạn nên lưu ý rằng:

– Đi lễ chùa đầu năm 2020 không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật, khi thắp hương bạn nên dâng hương tại đỉnh đặt bên ngoài, hạn chế thắp hương bên trong chùa, vì có thể gây ảnh hưởng đến tượng Phật, pháp khí. Không cắm hương tùy tiện vào tay tượng, gốc cây, hay đồ lễ…

– Khi công đức bạn cũng nên nhớ rằng, tiền nên đặt trong hòm công đức, tránh trường hợp đi rải tiền ở khắp nơi, khắp các ban bệ hay đặt vào tay tượng. Điều này không mang lại may mắn cho bạn nhưng một phần sẽ trở thành một hành động dung tục, làm mất đi vẻ đẹp linh thiêng và tôn kính nơi đền thờ, miếu mạo.

4/ Một số lưu ý khác

– Xưng hô ở chùa: bạn nên dùng Phật danh “A di đà Phật” thay tên gọi để mở lời chào trụ trì và tăng ni trong chùa. Khi ra về cũng nên dùng câu này để bái biệt. Với nhà sư thì xưng là A di đà Phật, bạch thầy,… và xưng mình là con.

– Chú ý hành xử, nói năng đúng mực.

– Tuyệt đối không tự ý lấy sử dụng hoặc mang bất kỳ loại đồ đạc gì của nhà chùa về làm của riêng.

– Không sử dụng đồ của chùa như ăn uống, thụ lộc, nên lưu công đức, dù ít hay nhiều.

– Khi bước đi không nên cắt ngang qua mặt những người đang quỳ lạy.

– Muốn làm lễ thì không nên quỳ phía sau những người đang đứng thắp hương.

– Theo quan niệm của Phật giáo, Đức Phật chỉ phù hộ an bình, che chở cho chúng sinh,…

Ước nguyện về một năm mới đủ đầy, cầu tài, cầu lộc, cầu cho sung túc cả năm chớ quên ghé qua 8 ngôi chùa linh thiêng này

Nếu còn đang phân vân hay chưa biết đi lễ chùa đầu năm 2020 ở đâu thì dưới đây là 8 ngôi chùa linh thiêng nhất miền Bắc được người người ùa về viếng thăm mỗi dịp Tết đến, xuân về. Nếu có dịp du lịch Tết ra Bắc thì bạn có thể đến đây để cầu bình an và những điều may mắn.

1/ Chùa Bái Đính – Ninh Bình

@iam.hyan

Ngôi chùa nổi tiếng là khu du lịch tâm linh có quy mô và rộng lớn nhất Việt Nam cũng như trong khu vực Đông Nam Á. Lễ hội chùa Bái Đính hằng năm diễn ra từ ngày mùng 6 Tết và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch thu hút được nhiều tín đồ và khách thập phương về viếng thăm.

2/ Đền Trần – Nam Định

@vickyvan97

Ngôi đền có ấn Vua ban, điểm đi lễ chùa đầu năm 2020 linh thiêng nhất được mọi người “rỉ tai” nhau ùa về. Cứ mỗi dịp Rằm tháng Giêng âm lịch hằng năm, ngôi đền nhỏ ấy lại tấp nập đón du khách từ khắp mọi miền Tổ Quốc về xin ấn cầu may. Tương truyền rằng, người nào may mắn trong đêm ngày 14 xin được ấn đóng trên vải tấm lụa đỏ thì cả năm đó gặp nhiều may mắn và đặc lộc, đắc thọ.

3/ Đền Bà Chúa Kho – Bắc Ninh

@trangkul189

Một di tích tín ngưỡng thiêng liêng để cầu lộc, cầu tài, một địa điểm viếng thăm đầu năm chủ yếu của giới kinh doanh, buôn bán. Người ta đến với Đền Bà Chúa Kho với niềm tin với vị nữ Thánh cai quản kho lương, vừa là cầu cho kinh doanh buôn bán thuận lợi, vừa là xin “vay vốn” của thần linh cho may mắn, tiền tài dư cả năm. Đầu năm thì đến vay lộc của Bà, cuối năm lại ùa về sắm lễ lên trả và tạ ơn Bà Chúa Kho đã cho vay tiền của làm ăn. Ngoài ra, Đền Bà Chúa Kho còn là nơi thu hút hàng nghìn tín đồ khác đổ về  “xin lộc rơi, lộc vãi” trong sáng ngày rằm tháng Giêng.

4/ Đền Chúa Thác Bờ

@kieugianggg

Đền thờ bà Đinh Thị Vân là người dân tộc Mường và một bà người dân tộc Dao đã có công giúp vua dẹp loạn và phù hộ cho trăm dân trong vùng mưa thuận, gió hoà. Lễ hội Đền Bờ thường được tổ chức và diễn ra từ ngày 7 tháng Giêng kéo dài tới hết tháng 3 âm lịch. Ngoài thờ bà Chúa Thác Bờ, đền còn thờ các vị thánh trong tín ngưỡng dân gian Việt như: Công đồng quan lớn, Ngũ vị quan ông, Tam Tòa Đức Thánh Mẫu,…

5/ Thiền viện Tây Thiên – Vĩnh Phúc

@hoangkieu_102

Thiền ViệnTrúc Lâm lớn nhất cả nước cùng với cảnh quan thiên nhiên kỳ vỹ của khu di tích danh thắng Tây Thiên, Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Nơi đây từ lâu đã trở thành một địa điểm đi lễ chùa đầu năm được rất nhiều người quan tâm và về viếng thăm hàng năm. Trong dịp tháng Giêng, mỗi ngày có hàng ngàn khách hành hương tới vãn cảnh và đông nhất vào ngày hội chính ở đây diễn ra vào 14/2 âm lịch hàng năm.

6/ Đền Ông Hoàng Bảy – Lào Cai

@lee.mex242

Nơi cầu tài, cầu lộc linh thiêng nổi tiếng bậc nhất cả nước. Với phong cảnh hữu tình và mang nhiều giá trị lịch sử nơi đây từ lâu đã trở thành địa chỉ du lịch tâm linh của hàng vạn lượt du khách kéo về hàng năm.

7/ Chùa Yên Tử – Quảng Ninh

@vanhanny

Nơi hội tụ khí thiêng sông núi, được ghi vào điển thờ. Nơi đất tổ Phật Giáo Việt Nam, Chùa Yên Tử còn là nơi lưu giữ những giá trị cao quý về lịch sử, văn hóa, văn minh qua các thời đại. Hội xuân chùa Yên Tử bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng và kéo dài hết tháng 3 hàng năm thu hút sự quan tâm của rất nhiều tín đồ Phật giáo về đây hành hương, và kính Phật.

8/ Đền Mẫu Đồng Đăng – Lạng Sơn

@lehieu_179

Đền Mẫu Đồng Đăng – điển đến tiếp theo trong hành trình đi lễ chùa đầu năm 2020. Lễ mẫu Đồng Đăng ở ngôi đền cổ kính trên đỉnh núi bên cạnh chợ Đồng Đăng. Cứ đầu năm lại tấp nập khách từ thập phương đến dâng hương, lễ mẫu để nguyện cầu sự chở che của đấng linh thiêng, cầu mong một năm bình an, hạnh phúc.

Lễ chùa đầu năm đã trở thành thông lệ không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Việt. Dù đi du lịch Tết, lễ chùa đầu năm 2020 ở đâu thì đó cũng là một nếp sống tốt đẹp của dân ta.