Bánh ngon Nam Bộ

Ẩm thực Nam Bộ rất phong phú và đa dạng với nhiều món ngon, vật lạ, trong đó không thể không kể đến các loại bánh dân gian. Nơi đây có đến hơn 100 loại bánh, nhiều loại trong số đó đã trở thành đặc sản gợi nhớ và không lỡ bỏ qua mỗi khi thực khách có dịp đến thăm vùng sông nước miền Tây.

415

Bánh tét lá cẩm Cần Thơ

Bánh tét là món bánh truyền thống trong dịp Tết Nguyên đán của người Việt. Món bánh tét lá cẩm không chỉ là đặc sản của tỉnh Cần Thơ mà còn là đặc sản của nhiều vùng Nam Bộ.
Để có đòn bánh tét thơm ngon và đẹp mắt, người làm bánh phải hết sức cầu kỳ từ khâu lựa chọn gạo, thịt làm nhân và gia vị tẩm ướp. Loại nếp được dùng để làm bánh tét phải là loại nếp rặt không lẫn gạo tẻ, sau khi ngâm với nước lá cẩm khoảng 8 giờ. Sau đó được xào với nước cốt dừa, nêm nếm muối, đường khoảng một giờ để tạo màu tím hồng và ngấm nước cốt dừa.

d656f5c81e79b3819aa00f6094f6c30cNhân bánh được làm từ những nguyên liệu như: Thịt ba chỉ cắt thành từng miếng bằng ngón tay cái ướp trong gia vị cho đủ ngấm, lòng đỏ trứng vịt muối, cùng với đỗ xanh nghiền nhỏ. Lá chuối gói bánh phải lau sạch (không được non hoặc quá già) không cần phết dầu, vì nước cốt dừa trong hột nếp khi nấu tiết ra đủ để không làm nếp dính lá khi bánh chín.
Bánh tét phải nấu bằng củi, khoảng 4 – 5 giờ. Khi bánh chín, cắt ra từng khoanh, vành ngoài ánh lên một màu tím hồng của lá cẩm cùng mùi thơm của nếp, vị béo ngậy của thịt và nước cốt dừa hòa quyện với nhân đậu xanh, lòng đỏ trứng muối tỏa mùi thơm ngát.

Bánh xèo

Bánh xèo là món ăn dân dã của người dân Nam Bộ, nguyên liệu làm bánh đều bắt nguồn từ những thứ có sẵn trong nhà, ngoài vườn như: gạo, bột nghệ, các loại rau, nấm… Tùy theo sở thích mà người ta cho vào bánh những loại nhân khác nhau: tôm, thịt heo, thịt vịt…

fea667cd37700f75e1304a32ce831976Bột bánh xèo được làm từ bột gạo ngon xay nhuyễn trộn nước cốt dừa theo tỷ lệ vừa khéo để bánh vừa giòn vừa dai, thơm ngậy vị dừa mà không quá béo. Bánh muốn giòn và ngon thì bột phải được đổ thật mỏng đều khắp mặt chảo, sau đó lần lượt xếp lên bề mặt bánh một vài con tôm và thịt ba chỉ thái mỏng ướp gia vị và đã xào chín, thêm giá đỗ, cà rốt vào rồi gập đôi bánh lại giữ khoảng 3 giây là có thể cho ra đĩa để thưởng thức.
Rau để cuốn kèm với bánh rất phong phú và đa dạng, đó là các loại rau xà lách và cải bẹ xanh, rau thơm, diếp cá, tía tô, húng, quế… Ngoài ra đĩa rau còn có thêm nhiều loại rau ít gặp như lá chiết, bằng lăng, cát lồi… Nước chấm đi kèm cũng được pha chế rất khéo từ nước mắm và gia vị, có sắc chua the của chanh hoặc dấm và phảng phất vị cay nhẹ của ớt đem đến hương vị vừa quen vừa lạ.

Bánh lá dừa Bến Tre

Độ dẻo của nếp, vị bùi của đậu, ngọt thơm của chuối, dịu nhẹ của lá quyện vào vị béo nước cốt dừa đã tạo nên hương vị đặc trưng của bánh lá dừa, đặc sản quê hương Bến Tre.
Nguyên liệu chính để làm bánh lá dừa không quá cầu kỳ, chỉ cần nếp, cơm dừa, đậu đen, đậu xanh, chuối và lá dừa để gói bánh. Nếp phải ngon, đều hạt, căng bóng, không bị vỡ, không có nhiều hạt màu vàng để bánh trắng và thơm. Nếp sau khi lựa được rửa sạch, ngâm qua đêm rồi tiến hành xào với dừa, phần nếp này có thể bổ sung thêm đậu trắng, đậu đỏ hay đậu đen để bánh ngon và đẹp mắt hơn.

74cada4d6c0250dacfaf4b5a5581bbbdNhân bánh có hai loại khác nhau, nhân đậu xanh hoặc chuối. Đậu xanh ngâm, đãi sạch vỏ, hấp chín với nước cốt dừa và một chút muối để hương vị thêm đậm đà. Chuối thì phải chọn chuối xiêm trái to và chín mùi, nhân mới thơm và có màu tự nhiên. Để có màu đỏ đẹp, ướp đường vào chuối, đem phơi nắng 20 – 30 phút cho chuối có màu và thấm ngọt. Nếu muốn nhân đỏ mà không quá ngọt khi ăn bánh, có thể thay thế đường bằng một ít rượu trắng.
Lá dừa chính là nguyên liệu đặc trưng tạo nên hương thơm hấp dẫn và tên gọi của bánh. Lá dừa phải mềm, non và có màu trắng ngà thì bánh mới thơm và màu đẹp. Khi gói, người ta chồng lá dừa thành các lớp, cho gạo nếp rồi nhân và gói lại. Để tăng thêm hương thơm của bánh, khi luộc người ta thường lót một lớp lá dừa phía dưới nồi và nấu khoảng 4 – 5 giờ cho bánh chín.
Bánh lá dừa được dùng nóng hay nguội tùy vào sở thích mỗi người. Bánh khi ăn có vị mặn nhẹ của muối, vị béo của dừa, dẻo của nếp, bùi của hạt đậu kết hợp với cái riêng của từng loại nhân cùng hương nếp thơm tất cả hòa quyện vào nhau làm cho người ăn cảm nhận được hương vị tao nhã và mộc mạc của bánh.

Bánh canh Trà Vinh

Bánh canh, một món ăn giản dị, đơn sơ, không quá bắt mắt cũng chẳng mấy cầu kỳ, thế nhưng vẫn cuốn hút những ai đã thử nếm qua nó, dù chỉ một lần…
Nổi tiếng và ngon nhất có lẽ là bánh canh bột gạo xắt nấu với thịt vịt, tôm đất hay giò heo. Cái ngon của món bánh canh này nằm ở bột. Khi nấu, bột ra nhựa,sánh, béo. Cọng bánh canh cũng được làm thủ công bằng cách dùng một chai tròn cán bột mỏng để bột bám quanh thành chai rồi dùng dao xắt từng lát, thả rớt xuống nồi nước đang sôi khi bột chín sẽ nổi lên.

Ảnh: Internet
Ảnh: Internet

Nước lèo là phần quan trọng nhất làm nên đặc trưng của món bánh canh. Vị ngọt của nước được kết tinh từ xương, thịt tươi, rửa sạch rồi cho vào nồi với lượng nước vừa phải. Thêm hành tây và hành tím nướng, nêm gia vị vừa ăn rồi ninh liu riu cho nước dùng ngọt thơm, màu tươi ngon hấp dẫn.
Khi ăn, cho một lượng bánh canh vừa đủ, xếp thịt, các thành phần lòng heo (tim, gan) cùng hành lá, tiêu rồi rưới nước dùng lên. Một món gia vị không thể thiếu đó là nước chấm và chanh ớt cũng góp phần quan trọng làm nên một tô bánh canh đậm đà, hấp dẫn. Tô bánh canh nóng cùng những cọng bánh mềm mịn, nước lèo từ xương thịt quện lẫn mùi thơm nồng từ gia vị thật hấp dẫn.


Xem thêm: Đặt phòng khách sạn, resort tại Chudu24 để nhận mức giá ưu đãi cực tốt.