Du lịch An Giang – Kinh nghiệm & thông tin hữu ích

An Giang giống như một bức tranh thu nhỏ về vẻ đẹp của miền Tây Nam Bộ, với cảnh sắc thiên nhiên yên bình thơ mộng, ẩm thực phong phú, và những người dân gần gũi thân thiện.

1407

Du lịch An Giang – Tổng quan

Nói đến du lịch Miền Tây thì bạn không thể không nhắc đến du lịch An Giang, nơi còn được biết đến với cái tên miền đất Bảy Núi (quê hương Thất Sơn). Vùng đất miền Tây quen thuộc nhưng chứa đựng nhiều điều bí ẩn.

Du lịch An Giang
An Giang – Ảnh: Internet

An Giang là tỉnh duy nhất thuộc đồng bằng sông Cửu Long nhưng lại có nhiều dãy núi, trong khi những tỉnh miền Tây khác không có, trong đó nổi tiếng nhất là núi Sam (có miếu Bà Chúa Xứ), núi Cấm (có tượng Phật Di Lặc lớn nhất Châu Á). An Giang lại có rừng tràm Trà Sư là nơi cư trú của chim trời; có hồ nước trời (Búng Bình Thiên) mênh mông sắc vàng bông điên điển; có kênh Vĩnh Tế nhộn nhịp thuyền chài vào mùa nước nổi. Ngoài ra An Giang cũng còn có nhiều điểm du lịch văn hóa khác như các đền thờ Hồi Giáo, các ngôi chùa mang đậm kiến trúc Khơme, và đặc biệt là lễ hội đua Bò.

Du lịch An Giang
Tượng Phật Di Lạc – Ảnh: Internet

Đi An Giang khi nào

Đi du lịch An Giang mùa nào cũng đẹp, song nếu đến vào tháng 4 hay tháng 8 âm lịch, bạn sẽ được hòa mình vào hai lễ hội lớn là lễ hội bà chúa Xứ núi Sam ( 23/4 – 27/4 ) và lễ hội đua bò ( cuối tháng 8 ). Các tháng 7-8 hay có mưa nên bạn cần mang theo áo mưa hay dụng cụ cần thiết để đi mưa nhé.

Đi đâu, chơi gì ở An Giang

Chùa Hang
Chùa Hang hay còn gọi là Phước Điền Tự, tọa lạc nơi triền núi Sam, thành phố Châu Đốc, An Giang. Chùa cách chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, miếu Bà Chúa Xứ núi Sam khoảng 1 km, có lịch sử hơn 100 năm tuổi. Đến đây bạn cứ ngỡ như trút bỏ được tất cả bụi trần, với không gian yên tĩnh, tầm nhìn thoáng đãng.

Du lịch An Giang
Chùa Hang – Ảnh: Internet

Chùa Hang do bà Lê Thị Thơ (biệt danh bà Thợ), pháp hiệu Diệu Thiện lập nên. Ban đầu, chùa chỉ là một chiếc am nhỏ bằng tre lợp lá. Năm 1885, cảm mến công đức bà Thợ, ông phán Thông (Nguyễn Ngọc Cang) đã cùng Nhân dân Châu Đốc quyên góp tiền và ngày công xây dựng lại chùa, với nền lót gạch tàu, cột bằng căm xe, kèo thao lao… Từ năm 1937 đến nay , chùa đã nhiều lần được trùng tu và xây dựng.
Từ chân núi đến chùa Hang bạn phải vượt qua 300 bậc thang cao.

Du lịch An Giang
Chùa Hang – Ảnh: Internet

• Rừng tràm Trà Sư
Bạn có thể chèo thuyền vào rừng tràm Trà Sư trong những ngày có nắng và sẽ thấy một khung cảnh vừa nên thơ nhưng cũng không kém phần huyền bí. Với những rạch xanh rì màu bèo tấm, lâu lâu lại có những cây bổng điên điển vàng chấm phá, cảm giác cứ như là lạc vào một chốn thần tiên của hành tinh Pandora trong bộ phim Avatar vậy.

Du lịch An Giang
Rừng tràm Trà Sư – Ảnh: Internet

• Đồi Tức Dụp
“Qua nhiều thế kỷ, nhiều người tìm đến đây khẩn hoang mở đất. Với cái nắng cháy da của mùa hạn, cơn khát nước đến thiếp đi, trong cơn mơ, các cụ tổ đã nghe tiếng róc rách của suối, khi tỉnh giấc lúc bình minh, các cụ tổ tìm ra nguồn nước từ các khe đá của ngọn Đồi. Dân làng mừng vui quá bèn đặt tên cho ngọn đồi là Tuc Chup – tiếng Khơme có nghĩa là nước chảy trong đêm, sau gọi trại ra là Tức Dụp” Và đó chính là ý nghĩa của cái tên đồi Tức Dụp.

Du lịch An Giang
Đồi Tức Dụp – Ảnh: Internet

• Núi Sam
Núi Sam không cao lắm, chỉ cao tầm 284 m, có đường nhựa dài khoảng 5 km cho xe chạy vòng quanh lên tận đỉnh núi. Núi Sam cùng các ngọn núi khác vùng Bảy Núi là những điểm nhấn tạo nên cảnh quan tự nhiên rất thơ mộng ở miền Tây Nam. Theo truyền thuyết, núi có nhiều linh hiển, nên người dân từ khắp nơi trên cả nước về đây cúng lễ rất đông. Vì đây là ngọn núi thiêng, nên có gần 200 ngôi đền, chùa, am, miếu nằm rải rác ở chân núi, sườn núi và cả trên đỉnh. Trên đỉnh núi có một pháo đài được xây dựng từ thời Pháp.

Du lịch An Giang
Núi Sam – Ảnh: Internet

Cánh đồng Tà Pạ
Là một phần của vùng Tứ giác Long Xuyên, hàng năm An Giang hiển nhiên là một trong những tỉnh miền Tây chịu sự ảnh hưởng rất lớn của nước lũ đổ về. Nhìn từ trên cao, Tà Pạ như một tấm thảm xanh ngút ngàn màu lúa non, lác đác điểm tô bằng những ngọn thốt nốt cao vút.

Du lịch An Giang
Cánh đồng Tà Pạ – Ảnh: Internet

Gần đến mùa thu hoạch, cánh đồng sẽ chuyển thành nhiều mảng màu rực rỡ: màu xanh mượt màu của lúa đang ngậm đồng, màu vàng nhạt của lúa vừa trổ hạt, màu vàng tươi rạng rỡ của lúa sắp vào vụ gặt, màu vàng đậm trĩu hạt của những khoảnh ruộng đang mùa thu hoạch, và cả màu nâu sạm loang lổ của gốc rạ lởm chởm, chơ vơ…

Du lịch An Giang
Cánh đồng Tà Pạ – Ảnh: Internet

• Tây An Cổ Tự
Ở ngã ba Núi Sam, có một ngôi chùa gọi là Tây An Cổ Tự. Chùa được xây dựng ở độ cao 284m so với mặt nước biển, theo lối chữ “tam”, kết hợp phong cách kiến trúc Ấn Độ và nghệ thuật Hồi giáo cùng kiến trúc chùa cổ của Việt Nam. Chùa Tây An không chỉ là một nơi hành hương, lễ bái, mà còn là một thắng cảnh du lịch nổi tiếng của An Giang.

Du lịch An Giang
Tây An Cổ Tự – Ảnh: Internet

• Miếu Bà Chuối Xứ
Đến với núi Sam, chắc hẳn chúng ta không thể bỏ qua Miếu Bà Chúa Xứ. Tọa lạc dưới chân núi Sam, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, Miếu Bà được xây dựng với kiến trúc tháp dạng hoa sen nở với mái tam cấp ba tầng và ngói xanh cùng với các hoa văn đậm nét nghệ thuật. Mỗi năm, từ ngày 23 đến 27/4 âm lịch, người dân nơi đây nói riêng và du khách cả nước nói chung, tổ chức lễ hội Vía Bà nhằm cầu nguyện và tưởng nhớ công lao của người giúp dân dẹp loạn, ban mưa thuận gió hòa.

Du lịch An Giang
Miếu Bà Chuối Xứ – Ảnh: Internet

• Thánh đường Mubarak 
Người Chăm theo đạo Hồi, nên nơi đây có rất nhiều thánh đường và tiểu thánh đường; nổi bật nhất trong số đó là thánh đường Mubarak được công nhận là di sản quốc gia. Từ bến phà Châu Giang, bạn rẽ tay trái là có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của công trình này.

Du lịch An Giang
Thánh đường Mubarak – Ảnh: Internet

• Hồ bơi trên núi Sam
Đây là hồ bơi thuộc resort Victoria ngự trị trên núi Sam. Resort được xây dựng theo phong cách tối giản, hiện đại, hoà quyện với thiên nhiên xung quanh và đặc biệt nhất là view tràn đồng lúa độc đáo.

Du lịch An Giang
Hồ bơi tại Victoria Núi Sam Lodge – Ảnh: Internet

• Những cánh đồng thốt nốt
Những hàng thốt nốt cao ngút giáp với vùng Tịnh Biên (An Giang) từ lâu đã trở thành nếp sống nếp nghĩ của người dân nơi đây. Cuộc sống của họ thường gắn liền với những sản phẩm làm từ cây thốt nốt và đây được xem là “đặc trưng” khi đến với mảnh đất Tịnh Biên này.

Du lịch An Giang
Những cánh đồng thốt nốt – Ảnh: Internet

• Búng Bình Thiên
Dạo chơi Búng Bình Thiên vào mùa nước nổi vào tháng 7 đến tháng 10 âm lịch, bạn có thể du thuyền trên mặt hồ ngắm nhìn phong cảnh thiên nhiên hữu tình ngập tràn sắc vàng của hoa điên điển, ngắm cảnh sắc của hồ nước trời ban. Hay tham quan “Hồ nước của trời” Búng Bình Thiên cách thị xã Châu Đốc 25 km có hồ nước rộng, nước trong là nơi sinh sống của người Chăm.

Du lịch An Giang
Búng Bình Thiên – Ảnh: Internet

Đến và đi lại An Giang bằng gì

Vì An Giang là tỉnh thuộc miền Tây Nam Bộ nên sẽ gần TP.HCM hơn các tỉnh khác. Để có thể dễ dàng đến An Giang nếu ở các tỉnh thành khác bạn có thể di chuyển bằng máy bay, tàu hỏa ( xe lửa) hoặc xe khách đến TP.HCM rồi khởi hành đi An Giang nhé.
Để đến được An Giang bạn có thể mua vé tuyến TP.HCM – An Giang ở bến xe miền Tây hoặc văn phòng của các hãng. Giá vé dao động từ 70.000 – 130.000 đồng/ vé/ một chiều. Thời gian di chuyển khoảng 6 -7 tiếng.

Du lịch An Giang
Bến xe miền Tây – Ảnh: Internet

Ăn gì và ăn ở đâu tại An Giang

• Cơm Tấm nhuyễn Long Xuyên
Ẩm thực Long Xuyên vô cùng phong phú. Và cơm tấm nhuyễn chính là một trong những món ăn nổi tiếng ở đây. Khác với cơm tấm Sài Gòn với những lát thịt to, cơm tấm Long Xuyên có hạt nhuyễn, thịt nướng thái mỏng, điểm thêm bì và vài lát trứng kho, ăn kèm với dưa chua làm từ các loại rau như rau muống, ngó sen hoặc là cà rốt, cải trắng thái mỏng. Địa chỉ: Cơm Tấm Hướng Dương ( chợ vải Long Xuyên, 18 Phan đình phùng).

Du lịch An Giang
Cơm Tấm nhuyễn Long Xuyên – Ảnh: Internet

• Lẩu Mắm An Giang
Đây là một món ăn vô vùng dân dã của miền Tây. Một nồi lẩu mắm sẽ có thịt, tôm, mực, cá… được nấu bằng mắm cá linh, ăn kèm với các loại rau sống như điên điển, rau nhút, diếp cá, giá, hẹ… Ở Long Xuyên, nếu bạn muốn thưởng thức món ăn này thì hãy đến quán Lẩu Mắm Cây Dừa – 95 Trần Hưng Đạo, thành phố Long Xuyên (đối diện Metro Long Xuyên) với giá khoảng 150.000 đến 200.000 đồng.

Du lịch An Giang
Lẩu Mắm An Giang – Ảnh: Internet

• Bún cá lóc Châu Đốc
Đến Châu Đốc dĩ nhiên bạn không thể bỏ qua món ăn nổi tiếng ở đây là bún cá với những miếng cá lóc vàng ươm, chả lụa, thịt quay ăn kèm rau nhút cộng với nước chấm làm bằng mắm thắng đường và ớt, tạo nên một hương vị vô cùng độc đáo. Bạn có thể thưởng thức món ăn tại chợ Châu Đốc và một số hàng quán ở nội ô thành phố.

Du lịch An Giang
Bún cá lóc Châu Đốc – Ảnh: Internet

• Mắm Châu Đốc
Và một đặc sản không thể nhắc đến nữa chính là mắm, mắm Châu Đốc có bán khắp nơi nhưng tập trung nhiều nhất là ở chợ Châu Đốc. Mắm có nhiều loại, tùy từng loại cá và cách thức chế biến mà người ta có thể xé nhỏ, để nguyên con, lóc lấy phi lê hoặc để cả xương. Một vài loại mắm dễ ăn mà bạn có thể mua tại chợ là mắm linh, mắm sặt, mắm lóc, mắm trèn, mắm rô, mắm chốt…

Du lịch An Giang
Mắm Châu Đốc – Ảnh: Internet

• Đường thốt nốt
Thốt nốt là một loài cây đặc trưng ở vùng Bảy Núi, không chỉ cho nước uống mát lành mà còn là nguyên liệu làm món đường thốt nốt đặc sản của người An Giang. Đường thốt nốt chính hiệu được làm từ mật hoa và trái thốt nốt, trải qua nhiều công đoạn để cho ra những khoanh đường màu vàng da bò, ngọt thanh, thơm dịu và khi ăn có vị béo.
Ngoài cách thưởng thức trực tiếp để cảm nhận vị ngon ngọt, đường thốt nốt còn được dùng để nấu chè đậu xanh, pha nước mắm để làm tăng hương vị.

Du lịch An Giang
Đường thốt nốt – Ảnh: Internet

• Bánh bò rễ tre
Bánh bò là một loại bánh quen thuộc nhưng bánh bò rễ tre thì chỉ ở An Giang mới có. Sở dĩ có tên gọi là bánh bò rễ tre vì khi cắt ngang miếng bánh sẽ hiện ra những ống khí trông y hệt như rễ tre – một đặc điểm mà các loại bánh bò thông thường không có. Theo kinh nghiệm của những người làm bánh, bánh càng có nhiều “ống tre” thì sẽ càng ngon.

Du lịch An Giang
Bánh bò rễ tre – Ảnh: Internet

Bánh bò rễ tre có nhiều ở vùng Tân Châu, An Giang. Bánh có vị béo của nước cốt dừa, ngọt thanh của đường thốt nốt và vị nồng của bột lên men. Bánh bò rễ tre thường có màu vàng mật ong trông rất đẹp mắt. Bánh sản xuất không hương liệu, phẩm màu, có thể để qua ngày.

• Cá lóc nướng trui
Cá lóc dùng nướng trui phải là loại cá lóc đồng, thật tươi và đem rửa cho sạch bùn nhớt. Sau đó, người ta xuyên một que tre qua thân cá (mà không cần đánh vảy hay làm ruột) rồi cắm xuống đất, phủ rơm khô lên và châm lửa đốt. Nướng cá phải chín vừa phải, sao cho vảy cá cháy đều nhưng không làm khét thịt cá. Khi cá vừa chín tới, phần vảy cá cháy được cạo bớt và trút ra khỏi que tre rồi thưởng thức.

Du lịch An Giang
Cá lóc nướng trui – Ảnh: Internet

Cá lóc nướng trui ngon khi chín đều sẽ để lộ phần thịt trắng, khói bốc lên thơm phức. Ăn kèm là bánh tráng, bún tươi và các loại rau thơm, chuối chát, khế chua, đọt xoài, đọt cóc kèn… chấm kèm nước mắm chua ngọt, nước mắm me đều ngon. Địa chỉ: A Di cá lóc nướng (114 Bùi Thị Xuân, Mỹ Xuyên, Long Xuyên, An Giang

• Chuột đồng nướng muối ớt
Chuột đồng nướng muối ớt là một trong những món ăn ngon hết sảy của người miền Tây. Loại chuột dùng để ăn thịt là chuột đồng, quanh năm ăn lúa nên chắc thịt, thịt béo và rất ngọt.
Thịt chuột khi làm sạch sẽ đem ướp với muối, sả, ớt và các loại gia vị khác trong khoảng 30 phút cho thịt ngấm đều rồi cho lên bếp than nướng. Khi thịt chín sẽ có mùi thơm phức, miếng thịt săn lại và có màu vàng ruộm trông rất bắt mắt. Xé từng miếng thịt nóng hổi, chấm muối tiêu chanh và nhâm nhi vài ly rượu đế quả thì không có cao lương mĩ vị nào có thể sánh bằng.

Du lịch An Giang
Chuột đồng nướng muối ớt – Ảnh: Internet

• Canh chua cá linh bông điên điển
Có hai thứ làm nên đặc trưng của mùa nước nổi miền Tây là cá linh và bông điên điển. Cũng chính hai nguyên liệu này tạo nên món canh chua cá linh bông điên điển đặc trưng của người miền Tây.
Món canh chua này cũng được nấu tương tự như các loại canh chua thông thường khác. Cá linh sau khi làm sạch thì cho vào nồi nước me chua nấu. Đợi nước sôi rồi tiếp tục các nguyên liệu như giá, cà chua, ngò gai, rau thơm và bông điên điển vào nồi, nêm nếm gia vì rồi nhắc xuống.

Du lịch An Giang
Canh chua cá linh bông điên điển – Ảnh: Internet

Món canh chua cá linh hấp dẫn thực khách bởi vị ngọt thanh kèm chút beo béo của cá linh non, nước canh chua cùng với mùi thơm từ các loại rau nêm khiến bạn ăn mãi không thấy ngán.

Mua sắm và giá cả tại An Giang

• Mắm Châu Đốc
Đây là đặc sản nổi tiếng nhất của tỉnh An Giang, mắm Châu Đốc được làm từ nhiều loại cá khác nhau như: cá sặc, cá rô, cá linh…Mắm có thể ăn sống chấm với rau sống, thịt luộc hay nấu thành lẩu mắm, bún mắm với mùi vị hấp dẫn, đặc trưng. Khu vực bày bán nhiều nhất đó chính là chợ Châu Đốc và đây cũng là điểm tham quan cho du khách muốn mua sắm trong các chương trình du lịch miền Tây.

Du lịch An Giang
Mắm Châu Đốc – Ảnh: Internet

• Lạp xưởng bò
Lạp xưởng bò hay còn gọi là Tung lò mò, một món ăn đặc trưng của người Chăm ở An Giang, thịt bò trộn với cơm nguội và một số gia vị khác, sau đó đem phơi nắng. Khi ăn có thể nướng hoặc chiên, ăn kèm với rau sống, tương ớt.

Du lịch An Giang
Lạp xưởng bò – Ảnh: Internet

• Đường thốt nốt
Thốt nốt là loài cây đặc trưng của tỉnh An Giang, cây thốt nốt nhìn như cây cọ, cao từ vài mét tới vài chục mét. Người dân mỗi sáng trèo lên ngọn cây để lấy nước thốt nốt, sau đó về thắng lại cho ra những viên đường thốt nốt ngọt đến lịm lưỡi, đường thốt nốt dùng để nấu chè thì mùi vị không thể chê vào đâu được. Khi du lịch miền tây bạn sẽ thấy món chè làm từ đường thốt nốt thường hay đưa vào thực đơn cho phần tráng miệng trong các bữa ăn của du khách.

Du lịch An Giang
Đường thốt nốt – Ảnh: Internet

• Cà Na
Cà na là loại trái ăn chơi rất phổ biến ở địa phương. Trái cà na sau khi được hái thì đập cho dập, bỏ bớt nước cho hết vị chát, trộn đều với đường. Khi ăn chấm với muối ớt, du khách sẽ cảm nhận được độ giòn, vị ngọt hơi chua xe lẫn vị cay của ớt. Một loại trái cây rất đặc biệt chỉ có ở An Giang là chủ yếu.

Du lịch An Giang
Cà Na – Ảnh: Internet

• Dưa xoài non
Vung cù lao Giêng huyện chợ Mới nổi tiếng với đặc sản dưa xoài non hiện đang được bày bán rất nhiều siêu thị trên cả nước. Xoài non chừng ngón chân cái, rửa sạch chẻ đôi ngâm với nước đường thắng với ớt dầm. Vị chua, ngọt lẫn lộn kèm với đĩa muối ớt đã làm cho món dưa xoài non chiếm được tình cảm không chỉ của người dân xứ này mà còn của cả du khách thập phương.

Du lịch An Giang
Dưa xoài non – Ảnh: Internet

Lưu ý khác khi đi du lịch An Giang

Bạn nên mặc quần áo nhẹ, gọn, dễ vận động. Mang áo khoác, mũ, kem chống nắng, kem chống muỗi, thuốc trị côn trùng, thuốc đau bụng (đề phòng khi thưởng thức các món lạ). Nên mang giày thể thao hay giày bệt để leo núi, và cầm theo bộ kim, chỉ, nút áo, kim băng đề phòng các trường hợp bất ngờ.

• Về lưu trú

Ở An Giang có khá nhiều khách sạn với giá tốt để bạn có thể dừng chân nghỉ dưỡng và tham quan An Giang, nếu bạn có nhu cầu về khách sạn có hồ bơi bạn có thể tham khảo:
Khách sạn Victoria Châu Đốc

Du lịch An Giang
Khách sạn Victoria Châu Đốc – Ảnh: Chudu24

Victoria Nui Sam Lodge

Du lịch An Giang
Victoria Nui Sam Lodge – Ảnh: Chudu24

Du lịch An Giang nghỉ dưỡng đầu năm – Liên hệ ngay Chudu24 để được hỗ trợ giá tốt nhất.