Du lịch Pleiku – Kinh nghiệm & thông tin hữu ích

3389

Du lịch Pleiku – Tổng quan

Vài nét về du lịch Pleiku – Pleiku (cũng còn viết Plei Cu, Plây Cu, Plây Ku hay Plei Ku), là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Gia Lai ở vùng Tây Nguyên, Việt Nam. Pleiku là thành phố lớn thứ 3 tại Tây Nguyên và là đô thị quan trọng nhất của vùng Bắc Tây Nguyên.

Thành phố Pleiku là đô thị phía bắc Tây Nguyên, nằm trên trục giao thông giữa quốc lộ 14, quốc lộ 19 nối thông suốt cả nước, gần ngã ba Đông Dương, nằm trên cung đường Hồ Chí Minh, và trong vùng tam giác tăng trưởng các tỉnh lân cận, cũng như các quốc gia láng giềng như Campuchia, Lào. Tổng diện tích tự nhiên là 26.166.36 ha, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội của tỉnh Gia Lai.

Du lịch Pleiku
Du lịch Pleiku – Ảnh: Internet

Thành phố có ưu thế về thổ nhưỡng, thời tiết thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê, hồ tiêu, cây lâm sản đa dạng.

Các tiềm năng về du lịch từ các công trình thủy điện, thủy lợi, cảnh quan thiên nhiên do đặc thù địa hình Tây Nguyên mang lại như du lịch sinh thái, cảnh quan, lịch sử v.v… Du lịch tại Pleiku: du lịch hồ Đức An, công viên Đồng Xanh, Về Nguồn, biển hồ Tơ Nưng… Ngoài ra ngay tại Pleiku, du khách có thể được thưởng thức hương vị cà phê – trà sữa hoa hướng dương ở phố núi Pleiku.

Đi Pleiku khi nào

Pleiku thuộc vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, dồi dào về độ ẩm, có lượng mưa lớn, không có bão và sương muối. Khí hậu ở đây được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Với kiểu khí hậu như thế này, thì Pleiku có vẻ không quá kén chọn bởi mỗi mùa sẽ có một điểm thú vị riêng biệt cho du khách. Đặc biệt, nếu đến Pleiku vào tháng 11, 12 bạn sẽ có cơ hội ngắm nhìn rừng hoa dã quỳ vàng chói và  sẽ được thỏa thích chụp hình với những bông hoa xinh đẹp này. Ngoài ra đây cũng là thời điểm Pleiku tổ chức nhiều lễ hội hấp dẫn:

– Lễ Mừng lúa mới

– Lễ ăn cơm mới

– Liên hoan cồng chiêng

– Lễ hội cúng làng cuối năm

– Lễ hội đâm trâu

– Lễ bỏ mả

Lưu ý, nếu có ý định du lịch Pleiku thì bạn nên sắp xếp từ 2 – 3 ngày để chuyến đi khám phá được trọn vẹn. Về địa điểm nghỉ dưỡng, bạn có thể tham khảo đặt phòng với hệ thống khách sạn Pleiku tại Chudu24.

Đi đâu, chơi gì ở Pleiku

Biển hồ Tơ Nưng

Xem thêm:

Được biết đến với một cái tên đầy chất thơ và nhạc, “Mắt ngọc phố núi”, nguyên là miệng một ngọn núi lửa đã ngưng hoạt động, cách Pleiku khoảng 6km về hướng bắc, gần quốc lộ 14B.

Biển Hồ là tên do người Kinh đặt, còn tên thật của nó là Tơ Nueng (Tơ Nưng), là một miệng núi lửa khổng lồ nằm ở phía Bắc thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Du lịch Hồ Tơ Nưng
Hồ Tơ Nưng – Ảnh: Internet

Ngay cái tên Biển Hồ có lẽ cũng là do khát vọng của con người mà ra. Cao nguyên Pleiku cao hơn mực nước biển cả nghìn mét. Theo nguyên tắc bình thông nhau thì chả có giọt nước nào tồn tại được trên những đỉnh núi cao này. Và vì thế mà con người khao khát nước, khao khát biển.

Hồ Tơ Nưng là hạt ngọc của Pleiku mà bất cứ ai đã đặt chân đến vùng đất Tây Nguyên cũng không thể bỏ qua. Con đường nhựa phẳng lỳ chạy xuyên qua những hẻm núi gồ ghề, vách thẳng đứng rêu phong, điểm tô bởi các bụi cây kim ngân hoa vàng rực rỡ dẫn ta đến bờ hồ. Mặt hồ ở cao trên một ngọn núi nên không bị các dải núi xung quanh che khuất, đứng bên bờ hồ có cảm giác như đứng bên bờ biển lộng gió. Có lẽ vì thế hồ Tơ Nưng được gọi là Biển Hồ.

Tại đây, hệ thống khách sạn được khai thác tối đa để phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách. Tham khảo khách sạn gần hồ Tơ Nưng.

Thác Phú Cường

Mệnh danh là dải lụa trắng của cao nguyên, với độ cao chọc trời 45 m, thác Phú Cường là điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua du lịch Pleiku. Để vào điểm tham quan, du khách có thể tiếp cận bằng 2 con đường: một là vào thác Phú Cường, đường còn lại dẫn xuống cây cầu bắt ngang ngang sang suối La Peet.

Thông tin tham khảo:

– Giá vé vào cổng: Khoảng 15.000 đồng (bao gồm cả dịch vụ tham quan thác và các dịch vụ đi thuyền trên hồ).

– Mang gì vào thác: Mang đồ ăn, thức uống vào sẽ thích hợp cho các chuyến dã ngoại, picnic vì ở đây còn khá hoang sơ, dịch vụ chưa nhiều.

– Lưu ý: Cẩn trọng với các khu vực gần thác đổ, rất nguy hiểm và dễ té ngã do trơn trợt. Các bạn có thể mang theo băng cá nhân và các vật dụng y tế nhỏ gọn để dễ chữa trị các vết thương do va chạm, trầy xướt trong quá trình di chuyển trên đá.

– Về lưu trú, nếu du khách có ý định nghỉ qua đêm ở gần khu du lịch thác Phú Cường có thể tham khảo danh sách khách sạn gần thác Phú Cường tại Chudu24.

Hố Trời

Hố Trời năm trên địa phận Thôn An Thạch, xã Xuân An, An Khê. Đây là một cụm gồm 17 ghềnh thác nằm giữa hai hẻm núi chiều dài khoảng 1.5km đến 2km. Đứng ở tầng thứ 2 của Hố Trời, bạn có thể phòng tầm mắt nhìn ra quang cảnh cả Vĩnh Thạnh nằm ở sườn núi phía đối diện. Ngay lúc này, bạn sẽ có cảm giác như lạc vào chốn bồng lai: Có khoảng 20 tầng và mỗi tầng là một vẻ đẹp khác nhau.

Lưu ý: Quãng đường đị bộ từ rừng keo đến đỉnh Hố Trời tầm vài trăm mét. Từ thôn An Thạch vào tầm 4 km, từ Pleiku xuống tới Hố trời khoảng 115km.

Đường đến Hố Trời khá nhỏ nên nếu lên kế hoạch cho việc dừng chân qua đêm để tránh nguy hiểm thì du khách có thể tham khảo hệ thống khách sạn gần Hố Trời.

Đỉnh núi Hàm Rồng

Cách Pleiku 11km về hướng nam, ngay cửa ngõ vào thành phố trên quốc lộ 14B, nằm ở độ cao trên 1.000m so với mặt nước biển, được coi như nóc nhà phố núi. Từ trên đỉnh Hàm Rồng, du khách có thể ngắm toàn cảnh thành phố Pleiku sầm uất, những nông trường cà phê, tiêu, cao su bạt ngàn trải dài ngút tầm mắt.

Đỉnh Hàm Rồng cao 1.092m, ngọn núi lửa dương (nổi trên mặt đất) mà đứng ngắm nó ở mỗi góc nhìn sẽ cho ra một hình dáng khác nhau. Sáng sớm có dịp đứng trên đỉnh Hàm Rồng, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hiếm có nơi đây. Mây giăng ngang đầu, sương mù lẩn khuất dưới thung lũng tạo nên khung cảnh hữu tình.

Do là vùng đất bao quanh núi lửa, nên điều kiện thổ nhưỡng ở đây rất thích hợp để trồng trọt.

Nếu nhìn từ dưới, ngọn núi tựa như một chiếc bát úp, nhưng leo tới đỉnh miệng núi lại mở ra một thung lũng lòng chảo rộng lớn với những thửa ruộng trồng bắp, khoai màu mỡ… Điều kỳ lạ là miệng núi không hề có nước, mà cũng chẳng ai đủ sức chở nước lên đây tưới được. Vậy mà quanh năm cây cối lúc nào cũng xanh tốt.

Nhằm thuận tiện cho việc tham quan kết hợp nghỉ dưỡng, bạn có thể lựa chọn khách sạn gần núi Hàm Rồng làm điểm dừng chân.

Thác chín tầng

Cách thành phố 20km nằm trên địa bàn xã Ia Sao, huyện Iagrai, bắt nguồn từ trên đỉnh núi cao, đổ xuống qua những vách núi đá, xung quanh là hệ sinh thái rừng còn nguyên sơ và hoang dã. Đây là địa điểm picnic, dã ngoại cuối tuần ưa thích của giới trẻ thành phố.

Du lịch Thác chín tầng
Thác chín tầng – Ảnh: Internet

Thác chín tầng không cao mà trải dài và uốn lượn dọc theo những vách đá ghồ ghề và phân thành 9 tầng riêng biệt. Mỗi tầng cao từ 5- 10m, riêng 2 tầng cuối cùng độ cao khoảng 10-15m dựng đứng tạo nên dòng chảy mạnh, nước cuộn xoáy.

Xung quanh thác là hệ sinh thái rừng còn khá nguyên sơ, góp phần tạo nên vẻ đẹp hoang dã và hùng vĩ của thác. Đây là một điểm dã ngoại cuối tuần lý tưởng và thú vị cho những đôi nam nữ, học sinh – sinh viên, khách du lịch trong và ngoài tỉnh muốn khám phá và tìm hiểu vẻ đẹp hoang sơ , kì vĩ của thác cũng như của núi rừng Tây Nguyên.

Công viên Đồng Xanh

Công viên có diện tích khoảng 8 ha nằm trải dài trên cánh đồng lúa nước An Phú. Địa điểm nổi bật với hình ảnh 2 chú voi tạc bằng tượng đá – tượng trưng cho công việc thuần dưỡng voi rừng của người Tây Nguyên. Bên trong là hệ thống Bungalow nghỉ dưỡng đẹp mắt bên cạnh vườn hoa, hồ cá… để phục vụ khách dừng chân qua đêm.

Điểm níu chân du khách khi đặt chân đến đây là muốn được nhìn thấy cây cổ thụ hóa thạch hơn 1 triệu năm tuổi lớn nhất Việt Nam – được tìm thấy tại miệng núi lửa xã Chư A Thai, huyện Ajun Pa, tỉnh Gia Lai; tham quan bức tượng Vua Nước (Pờ Tau Ia) và một số công trình kiến trúc khác mang đậm màu sắc Tây Nguyên hấp dẫn khác.

Để thuận tiện cho việc tham quan cảnh đẹp ở công viên và các khu vực lân cận, bạn có thể tham khảo danh sách khách sạn gần công viên Đồng Xanh.

Chùa Minh Thành

Chùa Minh Thành là công trình cổ theo kiến trúc Đài Loan xưa. Chùa xây dựng năm 1964, đến nay đã trải qua nhiều đợt trùng tu và là điểm lâm linh hoành tráng nhất Tây Nguyên hiện nay.

Điểm ấn tượng nhất của kiến trúc chính là tòa Bảo tháp Xá lợi 9 tầng, cao 40 m, nằm bên trái chính điện. Tòa tháp được trang trí hoa văn rực rỡ nhưng hài hòa, công phu. Đứng trên đỉnh tháp, bạn có thể nhìn ra mọi quang cảnh khác nhau của thành phố. Ngoài ra, trước chính điện còn có tượng Phật Di Đà bằng đá hoa cương, cao 7 m và nặng 40 tấn. Tất cả các công trình của chùa đều có mái lợp bằng gốm men xanh vô cùng đẹp mắt.

Thác Lệ Kim

Thác Lệ Kim huộc địa phận xã Ia Tô, huyện Ia Grai, Gia Lai. Đây là một thắng cảnh đẹp cách trung tâm tâm huyện khoảng cách 15 km, cách Tp Pleiku 35km về phía Pô kô nằm ngay bên trục lộ 664 la Grai đi Đức Cơ. Thác với cột nước cao gần 30m dội xuống một hồ nước rộng, đứng phía dưới nhìn lên, hơi nước bay ta có cảm tưởng như những làn sương mù bao phủ.

Dòng chảy của thác Lệ Kim không rộng nhưng xô đẩy vào nhau, vỡ ra thành những hạt bé xíu. Dưới ánh mặt trời, những hạt nước ấy trông như những giọt nước mắt nhiều màu sắc. Dưới chân thác, một hồ rộng bị tách đôi bởi những hòn sỏi nhỏ tập trung thành cụm.

Nhìn từ xa, thác Lệ Kim giống như một chiếc khăn trắng tung bay giữa những khối đá xù xì. Khi đến gần, ngoài ấn tượng về dòng chảy, hang đá rộng lớn dưới chân thác mang đến cho du khách trải nghiệm về cuộc sống thời tiền sử.

Với du khách phương xa, bạn có thể nghỉ tại khách sạn gần thác Lệ Kim nếu có nhu cầu dừng chân để tham quan và vui chơi giải trí tại đây.

Thác thủy điện Yaly

Xem thêm:

Nhắc đến Pleiku, không thể nào không nhắc đến thác thủy điện Pleiku. Yaly là một con thác hùng vĩ với dòng nước chảy xối xả, rất thích hợp cho các hoạt động thủy điện. Nơi này từ xưa đến giờ luôn là lựa chọn hàng đầu đối với dân du lịch đến Pleiku.

Du lịch Thác thủy điện Yaly
Thác thủy điện Yaly – Ảnh: Internet

Thác Yaly được coi là một trong những thác nước đẹp và có giá trị thủy điện nhất ở Pleiku

Quảng trường Đại Đoàn Kết

Được ví như trái tim của Phố núi, Quảng trường Đại Đoàn Kết mang đến du khách những nét đẹp tinh khôi, giản dị và gần gũi nhất của cảnh đẹp, của sự thân thiện về mảnh đất và con người nơi đây.

Quảng trường có tổng diện tích 12 ha và là nơi đặt tượng Hồ Chí Minh lớn nhất Việt Nam. Đây còn là nơi kể những câu chuyện văn hóa – lịch sử cho nhiều thế hệ. Từ tinh thần đại đoàn kết ngay trong tên gọi đến giá trị văn hóa của các dân tộc qua hình ảnh dàn cồng chiêng, bóng dáng những cây kơ nia, pơ lang; hình ảnh đất nước qua những búp sen trắng, sen hồng…

Nếu sắp xếp lịch trình dài ngày và có ý định nghỉ dưỡng tại các khu vực lân lận Quảng trường, du khách có thể tham khảo khách sạn gần Quảng trường Đại Đoàn Kết.

Nhà tù Pleiku

Nhà tù Pleiku là di tích lịch sử nổi tiếng, ghi dấu trận chiến đấu ngoan cường, quyết liệt của nhân dân Tây Nguyên trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ. Nằm trên khu đất cao thuộc phường Diên Hồng, 1925, nhà tù được người Mĩ xây dựng nhằm mục đích giam giữ thường phạm đặc biệt là người dân tộc. 1940, vì phong trào chiến đấu diễn ra mạnh mẽ, quân đội Mĩ quyết định chuyển đổi đối tượng giam giữ sang những người yêu nước. Hiện nay, khu di tích vẫn còn nhiều hiện vật trưng bày để mô phỏng lại hiện trạng khi đó.

Tổng thể nhà tù gồm nhiều dãy kiên cố, bao quanh bởi tường cao hoặc tháp canh trong khuôn viên rộng. Ngày 17/3/1975, khoảng 17h tù chính trị đã phá cửa ra ngoài và tổ chức một bộ phận ra vùng ven, đón một cánh quân ta từ ngã ba Trà Bá vào cùng quân dân địa phương giải phóng thị xã Pleiku.

Hiện nay, nhà tù có nhiều hạng mục được cải tạo và được nhà nước phong tặng là di tích lịch sử cấp quốc gia (năm 1994).

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh

Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết đây là rừng quốc gia nguyên sinh với các kiểu thảm thực vật: Kiểu rừng kín thường xanh, mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp và kiểu rừng kín hỗn giao lá kim và lá rộng, chứa rất nhiều pơ mu; kiểu rừng này chỉ thấy duy nhất ở Vườn quốc gia Kon Ka Kinh.

Bên cạnh một hệ thực vật rừng phong phú như vậy, Vườn còn có một hệ động vật rừng đặc hữu cho cả Việt Nam và Đông Dương, bao gồm: 5 loài thú lớn như: vượn má hung, voọc vá chân xám, hổ, mang Trường Sơn và mang lớn. 7 loài chim như: khướu đầu đen, khướu mỏ dài, khướu kon ka kinh – loài mới được phát hiện cho khoa học trong vòng 30 năm trở lại đây ở khu vực châu Á, khướu đầu xám, trèo cây mỏ vàng, gà lôi vằn và thày chùa đít đỏ 4 loài thuộc lớp bò sát ếch nhái: thằn lằn buôn lưới, thằn lằn đuôi đỏ, chàng Sapa, ếch gai sần.

Đứng trên đỉnh Kon Ka Kinh (cao 1.748m) nhìn xuống, du khách có thể cảm nhận hết được sự hùng vĩ của núi rừng Trường Sơn, được tận hưởng một bầu không khí trong lành, mát mẻ và dường như cảnh đẹp nơi đây đang trải dài như vô tận trước mắt của du khách: Những ngọn núi với mây mù bao phủ, những dòng thác đổ từ trên cao tung bọt trắng xoá và tiếng hót của muôn loài chim đang gọi bạn tìm nhau…

Du khách phương xa nếu đã sắp xếp lịch trình qua đêm tại Pleiku và có ý định dừng chân nghỉ dưỡng gần vườn quốc gia Kon Ka Kinh có thể tham khảo khách sạn gần vườn quốc gia Kon Ka Kinh.

Đến & đi lại Pleiku bằng gì

Từ TP HCM, bạn có thể đến Pleiku bằng đường không hoặc đường bộ.

Đường hàng không: Đi đường không từ sân bay Tân Sơn Nhất bạn mất khoảng hơn một tiếng đồng hồ để đến sân bay Pleiku.

Sân bay Pleiku cũng có các tuyến bay tới Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh của VietnamAirlines, nhưng giá các chuyến bay này cao hơn so với những chuyến bay đến các tỉnh khác trong khu vực Tây Nguyên như Buôn Ma Thuột hay Đà Lạt.

Vì chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 4km, nên sau khi đến sân bay Pleiku du khách có thể dễ dàng bắt taxi để đi vào trung tâm thành phố, taxi chạy theo đồng hồ tính giờ, chứ không chạy trọn gói như ở các sân bay xa thành phố như sân bay Nội Bài, sân bay Đà Lạt, Nha Trang…

Đường bộ: Nếu đi đường bộ, bạn nên đến mua vé tại các hãng xe của Pleiku trong bến xe Miền Đông. Xe đi về Pleiku thường khởi hành vào buổi tối, mất khoảng 12 tiếng di chuyển.

Du lịch Pleiku
Du lịch Pleiku – Ảnh: Internet

Từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc:

– Xe Quân Trung: Hà Nội – Gia Lai, từ Giáp Bát 8h30-14h, từ bến xe Đức Long lúc 9h-14h. SĐT: 04 38616605 – 059 2240818 – 0915 119872.
– Xe Hồng Hải: Hà Nội – Gia Lai, từ Giáp Bát 8h30-14h. SĐT: 0987 008800 – 0957 857155.
– Xe Việt Hưng: Gia Lai – Hà Nội, xuất phát lúc 7h30 – 14h. SĐT: 059 3883591.
– Xe Thuận Hưng: Gia Lai – Hà Nội, xuất phát lúc 14h45. SĐT: 059 3718889 – 0906 597773.
– Xe Đak Pơ: An Khê – H Nội, xuất phát lúc 7h. SĐT: 059 3533458.
– Xe Long Vân: Phúc Thắng – Đức Cơ – Hà Nội, xuất phát ở Đức Cơ lúc 8h. SĐT: 059 2242724 – 0913 479224.
– Xe Kbang: Kbang – Đức Cơ – Hà Nội, xuất phát từ Kbang lúc 8h. SĐT: 059 2217123 – 0982 317047.

Từ Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung:

– Xe Hồng Hải: Đà Nẵng – Gia Lai, 8h30-20h30. SĐT: 0511 3683212.
– Xe Hồng Hải: Vinh – Gia Lai, 8h30-14h. SĐT: 0957 857119.
– Xe Mai Linh: Đà Nẵng – Gia Lai, xuất phát 20h45.
– Xe Hồng Hải: Đà Nẵng – Gia Lai, xuất phát lúc 19h45.
– Xe Thuận Tiến: Đà Nẵng – Gia Lai, xuất phát lúc 21h.
– Xe Thuận Thảo: Tuy Hòa – Gia Lai, xuất phát lúc 6h30 từ Tuy Hòa, 13h30 từ Gia Lai. SĐT: 057 3820303 – 0914 140483.
– Xe Liên Hưng: Nha Trang – Gia Lai, xuất phát lúc 18h30.
– Xe Mai Linh: Nha Trang – Gia Lai, xuất phát lúc 7h.
– Xe Hoài Phương: Nha Trang – Gia Lai, xuất phát lúc 16h.

Từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam:

– Xe Cô Hai: TP HCM – Ayun Pa – Krong Pa, từ TP HCM lúc 18h30 – 19h, từ Krong Pa lúc 16h30. SĐT: 08 39242264 – 0913 144108 – 059 3852781.
– Xe Nam Phong: TP HCM – Kbang, xuất phát các ngày lẻ âm lịch từ TP HCM lúc 17h, xuất phát các ngày chẵn âm lịch từ Kbang lúc 16h. SĐT: 059 3834376 – 0905 034376.
– Xe Việt Tân Phát: TP HCM – Gia Lai, từ TP HCM lúc 8h – 16h30 – 19h30, từ Gia Lai lúc 17h – 19h30. TP HCM – Kbang, từ TP HCM lúc 17h30, từ Kbang lúc 15h30. TP HCM – An Khê, từ TP HCM lúc 16h30-19h, từ An Khê lúc 16h30-18h45. TP HCM – Chư Sê, từ TP HCM lúc 16h30-19h30, từ Chư Sê lúc 17h30-20h. TP HCM – Đak Đoa, từ TPHCM lúc 16h30-19h30, từ Đak Đoa lúc 17h30-19h30. SĐT: 08 35118888 – 0907 222777.
– Xe Phú Hưng: TP HCM – An Khê, từ TP HCM lúc 18h, từ An Khê lúc 17h. SĐT: 0913 406570 – 059 3532777.
– Xe Thuận Hưng: TP HCM – Gia Lai, từ TPHCM lúc 19h30-20h-20h15. SĐT: 08 39033066 – 0935 272878 – 059 3715785.
– Xe Tứ Loan: TP HCM – Gia Lai – Chư Sê, từ TP HCM lúc 19h30. SĐT: 059 6500339 – 0983 042727.
– Xe Bảo Thịnh: TP HCM – Pleiku, liên hệ SĐT 0905 103255 để biết giờ xe chạy.
– Xe Hoa Châu: An Khê – Quy Nhơn – TP HCM, liên hệ SĐT 08 22174749 – 059 2477777 để biết giờ xe chạy.

Đi lại trong khu vực Pleiku: Để di chuyển tham quan và vui chơi tại Pleiku bạn có thể lựa chọn phương tiện bus, taxi hoặc thuê xe máy với giá 150 – 200.000 đồng/ ngày tùy vòa loại xe.

Ăn gì và ở đâu tại Pleiku

Xem thêm:

Nằm trên cao nguyên Gia Lai – Kon Tum, thành phố Pleiku thường được du khách gọi với cái tên thân mật là ‘phố núi Pleiku’. Không có nhiều địa danh du lịch như Đà Lạt, không giàu bản sắc văn hóa như Buôn Ma Thuột, Pleiku thu hút du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, khí trời trong lành, con người thân thiện cùng một nền ẩm thực phong phú, độc đáo rất riêng của mình.

Pleiku từ lâu nổi tiếng là xứ sở của loại trà ngon – trà Biển Hồ, Bàu Cạn. Nếu có dịp đến thăm Pleiku vào mùa mưa, các bạn sẽ được thưởng thức món bắp rẫy. Loại bắp Xà Ró, bắp Giang lớn trái, to hạt, màu nâu hay màu trắng, no tròn tràn đầy nhựa sống được bày bán khắp các phố chợ và nương rẫy, giá rất rẻ.
Đến Pleiku, bạn cũng đừng quên thưởng thức món cá lăng sông Sê-rê-pốk, nhâm nhi vài ba miếng cà đắng hay cơm Lam- đặc sản Tây Nguyên.

Nhờ nguồn đất đỏ bazan, nên cà phê ở Pleiku có chất lượng ngon không thể chê được

Bò nướng ống – đặc sản phố núi Pleiku

Bò nướng ống tre (người Jrai gọi là nham đing) tuy đơn giản nhưng lại rất độc đáo với hương vị thơm ngon rất khó diễn tả. Thành phần chính của món ăn là thịt bò, được làm chín bằng cách nướng nhưng lại không có mùi khói, thay vào đó là vị ngọt của thịt bò cùng hương thơm quyến rủ của các loại rau rừng trong món ăn.

Bò nướng ống tre
Bò nướng ống tre – Ảnh: Internet

Giống với cơm lam của người Tây Bắc, ngưòi dân Pleiku cũng sử dụng ống tre để chế biến thành những món ăn ngon

Khi chế biến món ăn này, người dân tộc thường chọn loại bò tơ, có thịt mềm, là thịt bò được chăn thả rong trên các cánh đồng. Thịt bò rửa sạch được thái thành từng lát vừa ăn. Các loại gia vị như sả, lá é… được giã nát rồi trộn ướp với thịt bò trong khoảng 30 phút trước khi nướng. Để nướng món này, người dân tộc thường chọn những cây tre (nứa) tươi còn non khoảng bằng cổ tay người lớn. Ống tre được súc với nước suối, cho thịt vào, lấy lá dứa bịt kín lại rồi cho vào bếp than và nướng chín.

Khi vỏ ống nứa bên ngoài chuyển màu vàng cháy xém, hương thơm thoang thoảng lan tỏa là món ăn đã chín. Từng ống nứa được lấy ra khỏi bếp, gỡ nùi ra, hương thơm của món ăn xộc vào mũi thật kích thích thực khách. Ngồi thưởng thức món bò nướng ống nứa với muối lá é, cơm lam cùng ché rượu cần dưới ánh lửa bập bùng trong cái se se lạnh của phố núi Pleiku thì không còn gì thích thú bằng.

Phở khô – phở 2 tô

Đây là món ăn nổi tiếng nhất ở phố núi Pleiku, bạn có thể thưởng thức món ăn này tại quán ven đường hay trong nhà hàng sang trọng. Phở khô còn có tên gọi khác là phở hai tô, gồm một tô bánh phở và một tô nước súp. Bánh phở có sợi nhỏ như sợi hủ tiếu gõ, nhưng săn và hơi dai, nhờ đó khi trộn chung với các loại gia vị khác, bánh phở sẽ không bị nát.

Bánh phở được chần chín, một ít giá chần, hành phi và thịt lợn nạc băm nhuyễn được phủ đều lên. Nước súp để riêng trong một tô, bạn có thể ăn với thịt bò tái, bò viên hoặc là thịt gà. Đặc biệt, nước súp được làm không quá đậm đà và cũng không quá nhạt, nên khi ăn kèm với bánh phở bạn sẽ thấy rất vừa miệng. Khi ăn, bánh phở được trộn đều với tương ớt, tương đen… và ăn kèm với các loại rau xà lách, rau cần, giá chần…

Lụi nướng phố núi

Đây là món ăn chơi đơn giản nhưng rất nổi tiếng với giới trẻ ở phố núi Pleiku. Lụi là từ địa phương, người dân ở đây dùng hình thức chế biến để đặt tên cho món ăn. Món ăn với bánh tráng mỏng, bên trong cuộn một ít hỗn hợp thịt xay, nấm mèo, cuộn nhỏ lại, dùng một cây tre nhỏ lụi qua, nướng trên bếp than hồng.

Lụi được chế biến với hai thành phần chính là bánh tráng và thịt heo. Dùng một miếng bánh tráng mỏng, cho vào một ít hỗn hợp chả đã chế biến, gói lại hình chữ nhật, gần bằng ngón tay út người lớn.

Bò một nắng

Bò một nắng cũng như những sản vật khác của miền cao thường tập trung về phố núi Krông Pa, một huyện cửa ngỏ miền núi tỉnh Gia Lai sát cạnh cao nguyên Sơn Hoà tỉnh Phú Yên.

Bò một nắng
Bò một nắng – Ảnh: Internet

Ban đầu, hương vị bò một nắng còn đơn sơ, nhưng khi giao thoa với văn hoá ẩm thực miền xuôi nó trở nên đa vị hơn. Miếng bò mang hương vị của núi rừng trầm mặc đã trở nên đậm đà, phong phú bởi hơi hướm mặn mà khẩu vị xứ biển. Sự giao hoà miền núi và miền xuôi đó mà thành cái tên “bò một nắng hai sương”.

Muối kiến vàng

Muối kiến vàng được xem là một tuyệt chiêu của người Gia Lai vùng Ayun Pa, Krông Pa. Để làm món muối lạ lùng này người ta phải vào rừng… bắt kiến. Trong rừng sâu mới có loại kiến vàng to con, vàng ươm, bụng căng mọng.

Kiến bắt về rang sơ qua lửa rồi giã với ớt rừng, lá thèn len và vài loại lá rừng khác. Kiến vàng có vị mặn đồng thời bụng kiến chứa đầy thứ dịch chua, vậy là món chấm vừa có vị chua vừa hơi măn mẳn tương tự như muối và chanh. Tuy nhiên muối kiến vàng thật sự ngon đậm khi có thêm muối hột giã nhỏ hoà cùng.

Cháo lòng bánh hỏi

Cháo lòng bánh hỏi, một món ăn ngon dân dã của người dân phố núi Pleiku. Dĩa bánh hỏi trắng tinh với những miếng lòng thơm ngon được sắp trên mặt, cộng thêm bát cháo lòng bốc khói. Đơn giản là thế nhưng đủ làm ấm lòng thực khách trong buổi sáng mùa đông phố núi.

Không khó để thưởng thức món cháo lòng, nhưng cháo lòng ăn kèm với bánh hỏi thì chỉ có thể tìm thấy ở Pleiku

Cháo lòng bánh hỏi có nguồn gốc từ Bình Định và được du nhập lên phố núi Pleiku. Không phải là nơi xuất xứ, cháo lòng bánh hỏi lại được bán nhiều trên các con đường ở thành phố Pleiku, trở thành món ăn sáng bình dị được nhiều người ưa thích.

Bún mắm cua

Bún mắm cua là món ngon đặc trưng của Phố núi Pleiku. Đặc trưng bởi hương vị mắm cua, thoạt đầu ngửi có vẻ ghê ghê nhưng khi chịu được mùi thì lại muốn ăn thêm nữa.

Nguyên liệu làm món ăn gồm cua đồng, bún, thịt ba chỉ, măng, chả hoặc nem, da lợn chiên giòn, bánh phồng tôm, các loại gia vị ớt, mắm nêm, rau ăn kèm như: giá, bắp chuối, xà lách, ngổ, kinh giới, rau thơm…  Riêng vị mắm cua mằn mặn nhưng béo nồng để lại dự vị đậm vị, quyến rũ khó quên.

Cơm lam gà nướng

Hương vị Tây Nguyên đều có trong món ăn này – cơm lam gà nướng. Cơm lam được nấu trong ống tre là loại gạo nếp dẻo, thơm dài nên cho vị bùi, béo và thơm ngất ngây. Gà được tẩm ướp sả ớt, mật ong cho thịt dai, chắc khi nướng cho màu vàng ruộm, mỡ màng hấp dẫn.

Hai món này nên ăn kèm với nhau thì mới thưởng thức hết hương vị núi rừng Tây Nguyên. Cơm lam mang hương tre nứa nồng nàn kết hợp cùng chút cay cay, mằn mặn của gà nướng thì không còn gì tuyệt vời hơn nữa.

Cà phê Pleiku

Về Pleiku là về với thành phố cao nguyên, về với hương cà phê quyến rũ, mê hoặc. Người dân nơi đây xem cà phê không chỉ là thức uống bình thường mà cao hơn đó là nhu cầu được thưởng thức mỗi ngày như một nét đặc trưng văn hóa ăn sâu vào tâm hồn.

Những giọt cà phê sóng sánh rơi trên đáy ly để lại hương vị nồng nàn, quyến luyến chút đắng trên đầu lưỡi nhưng hậu vị thì ngọt đến khó tả là điều mà ai cũng nhớ đến về món đặc sản nơi phố núi. Uống xong chắc chắn bạn cũng phải tấm tắc khen “Sao cà phê ngon đến thế!”

Cà phê Pleiku
Cà phê Pleiku – Ảnh: Internet

Về lưu trú, du khách có thể đặt phòng tại Chudu24. Hệ thống khách sạn Pleiku cung cấp các dịch vụ tiện ích với mức giá ưu đãi cực tốt dành riêng cho khách hàng Chudu24.

Mua sắm và giá cả tại Pleiku

Trái ngược với ăn uống, mua sắm ở Pleiku thường rất đắt đỏ. Những mặt hàng quần áo, thổ cẩm, rượu cần và các loại đặc sản… thường được bán với giá rất cao. Nếu muốn mua quà cho người thân, tốt nhất bạn nên nhờ người bản địa dẫn đi mua. Ngoài ra, bạn đừng ngần ngại hỏi người đi đường, người dân ở đây sẽ nhiệt tình chỉ cho bạn những gì bạn cần biết.

Lưu ý khác khi du lịch Pleiku

Du lịch Pleiku
Một góc Pleiku – Ảnh: Internet

– Cần chú ý khi du lịch qua những thác nước, các bạn nên sử dụng giày xăng-đan hoặc giày nhựa nhẹ. Không nên lội thác bằng chân không, rất dễ dẫm phải đá nhọn hoặc gai góc ở dưới dòng thác. Chuẩn bị gậy trên 1m để chống dò tìm lòng thác suối hoặc làm điểm tựa khi vượt thác. Gậy cũng có thể nối thêm những người bạn vượt thác để vịn, đối phó với những trường hợp nước chảy xiết. Trong nhiều trường hợp vượt thác, tinh thần đồng đội và đoàn kết rất cần thiết đối với nhiều du khách trong đoàn. Chọn trang phục gọn nhẹ, quần có thể dễ cuộn lên cao hoặc loại vải nhẹ mau khô để phòng trường hợp lội nước bị ướt. Tránh đến gần những nơi nguy hiểm, ví dụ nước cuộn xoáy, thác có độ dốc cao… Một điều cần thiết khi vượt thác là bạn biết bơi thì sẽ yên tâm hơn.

– Nên tìm hiểu để đặt phòng và đặt vé sớm để nhận nhiều khuyến mãi. Về nơi ở, bạn có thể tham khảo đặt phòng khách sạn tại Chudu24 để nhận ưu đãi với giá cực tốt.