Review chuyến đi Phan Thiết ăn chơi “tẹt ga” 3 ngày chưa đến 1.5 triệu đồng

Các kinh nghiệm du lịch Phan Thiết mới đây của bạn T chia sẻ cho ChuduInfo hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trẻ đang có ý định đi du lịch Phan Thiết.

88077

Dưới đây là kinh nghiệm đi Phan Thiết 3 ngày 2 đêm của bạn T với tổng mức phí chưa đến 1tr5. Hy vọng những thông tin dưới đây sẽ bổ ích cho chuyến du lịch Phan Thiết sắp tới của các bạn.

kinh nghiệm đi Phan Thiết 1
Biển Đồi Dương – Phan Thiết. Ảnh: Thanh Tuyền

I. Phương tiện di chuyển

Phương tiện di chuyển 2 chiều thành phố Hồ Chí Minh – thành phố Phan Thiết

Có rất nhiều nhà xe cho các bạn lựa chọn, T chọn Tâm Hạnh Travel bởi vì:

– Nhà xe có đến 9 – 10 chuyến trong 1 ngày, các chuyến cách nhau không quá lâu, có thể đi chuyến sau (nếu may mắn còn ghế). Bạn có thể tham khảo các khung giờ khởi hành sau:

Tuyến Sài Gòn – Phan Thiết/Mũi Né:

+ Sáng: 07:00 – 08:30 – 11:00 – 12:00

+ Trưa – Chiều: 13:00 – 14:00 – 15:30 – 17:00

+ Tối: 19:30 – 20:30

Tuyến Mũi Né – Sài Gòn:

+ Sáng: 00:30 – 02:30 – 06:30 – 07:30 – 08:30 – 09:30 – 11:00

+ Trưa + Chiều: 13:00 – 16:00 – 17: 30 (Chủ Nhật)

+ Tối: 23:45

– Xe giường nằm thoải mái, sạch sẽ, nhân viên lịch sự, tài xế lái xe an toàn.

– Giá vé: 140.000 vnd/người. Thời gian di chuyển khoảng 5:30 phút.

– Nhà xe có 2 văn phòng (điểm đón/trả khách) ở thành phố Phan Thiết:

Văn phòng Phan Thiết: 133 Tôn Đức Thắng, phường Phú Thủy, Phan Thiết. Trạm này nằm ở trung tâm thành phố, gần các quán ăn, địa điểm vui chơi, di tích lịch sử, biển Đồi Dương. SDT: (0252) 3833 277 – (0252) 3833 270 – (0252) 3847 560.

Văn phòng Mũi Né: 16 Huỳnh Tấn Phát, Mũi Né. SDT: (0252) 3833 277 – (0252) 3833 270 – (0252) 3847 560.

Văn phòng Hồ Chí Minh: 199 Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh. SDT: (028) 3920 8977.

Hoặc 161 Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP. Hồ Chí Minh. SDT: (028) 3920 5653 – (028) 3920 9665

Bạn nên gọi điện đặt chỗ trước khi đi 1 tuần và có mặt trước giờ khởi hành 30 phút để mua vé. Và bạn nên mua vé khứ hồi để tránh tình trạng hết chỗ.

Nhóm T xuống văn phòng Phan Thiết. Khi xuống sẽ có rất nhiều xe taxi cho bạn lựa chọn, ở đây không thấy tranh giành khách.

Lưu ý: Nếu bạn đi xe máy thì gửi xe tại công viên 23/9 đối diện nhà xe Tâm Hạnh.

II. Địa điểm lưu trú

Từ văn phòng nhà xe Tâm Hạnh, nhóm T đón taxi 5 chỗ về nhà nghỉ Hòa Bình số 139 Lê Lợi tốn chưa tới 25.000 vnd/lượt. Nếu bạn nào có điều kiện kinh tế “rủng rỉnh” và không ngại di chuyển thì có thể đặt phòng ở các khu nghỉ dưỡng sang trọng, cao cấp nổi tiếng như:

kinh nghiệm đi Phan Thiết 2
Khu nhà nghỉ bình dân trên đường Lê Lợi, gần biển Đồi Dương – Phan Thiết. Ảnh Thanh Tuyền.

Để tiết kiệm chi phí, nhóm T quyết định ở nhà nghỉ. Nếu bạn muốn ở gần biển Đồi Dương thì chọn nhà nghỉ tại đường Lê Lợi, bạn chỉ cần đi bộ 3 phút là tới biển Đồi Dương. Dọc đường đi có rất nhiều nhà nghỉ cho các bạn lựa chọn. Trước khi đi nhóm T có tham khảo một số nhà nghỉ sau:

– Nhà nghỉ Minh Đức – SDT: 0252 3824 309. Nhà nghỉ này mới nhưng hơi kín.

– Nhà nghỉ Hạnh Hương – SDT: 090 595 63 09. Nhà nghỉ này mới nhưng hơi kín.

– Nhà nghỉ Hòa Bình 2 – SDT: 0252 2461 505. Nhà nghỉ nhóm T chọn. Nhà nghỉ này khá cũ nhưng lại cao và thông thoáng. Có cửa sổ, có view thành phố (nhưng chẳng bao giờ ngắm). Có chỗ giặt đồ, phơi đồ, tuy hơi nhỏ nhưng cũng tiện.

Bạn có thể gọi điện thoại đặt trước và thương lượng giá cá. Giá phòng đơn 200.000 – 250.000 vnd. Bạn có thể liên hệ chủ nhà để thuê xe máy, giá xe số và tay ga thời điểm T đi là 150.000 vnd không bao xăng.

kinh nghiệm đi Phan Thiết 3
Khách sạn TTC Premium Phan Thiết. Ảnh: khách sạn cung cấp.

Ngoài ra, đối diện bãi biển Đồi Dương có các khách sạn như:

Khách Sạn TTC Premium Phan Thiết – từ 893.000 vnd/đêm.
Khách sạn Đồi Dương – từ 743.000 vnd/đêm.
Phan Thiết Ocean Dunes Resort – từ 990.000 vnd/đêm.

Bật mí, theo như kinh nghiệm đi Phan Thiết của T, các bạn có ý định du lịch Phan Thiết thì nên đặt phòng khách sạn/resort ngay từ bây giờ và đặt qua tổng đài Chudu24 – 1900 5454 40 sẽ rẻ hơn đặt trực tiếp tại khách sạn.

III. Ăn gì ở Phan Thiết

Giá cả các món ăn ở Phan Thiết khá bình dân. Các món bún chả cá, phở, bún các loại, hủ tíu, bánh canh… dao động từ 20.000 – 25.000 vnd. Nếu ăn ở chợ thì dao động từ 15.000 – 25.000 vnd, tùy bạn lựa chọn.

kinh nghiệm đi Phan Thiết 4
Bánh canh chả cá – món ăn đặc sản của Phan Thiết. Đi đâu cũng thấy. Giá 20.000đ. Ảnh Thanh Tuyền

Bạn có thể tham khảo các quán ăn trên các trang diễn đàn hoặc có thể nhìn quán nào đẹp mắt, ưng ý thì vào ăn. Vì giá cả công khai nên không lo chuyện “chặt chém, hét giá” như ở Vũng Tàu.

kinh nghiệm đi Phan Thiết 5
Quán ăn nhỏ nhưng luôn đông khách ở đầu đường Lê Lợi (hướng ra biển Đồi Dương). Quán ăn đông không chỉ bởi khách du lịch mà còn có cả người dân địa phương. Giá cả bình dân. Ảnh Thanh Tuyền.

Bật mí kinh nghiệm đi Phan Thiết là, dù là trong hẻm hay ngoài đường lớn thì đâu đâu bạn cũng bắt gặp những món ăn như: bánh canh chả cá, bún chả cá, bánh tráng mắm ruốc, nem nướng,… Ngay đường vào khu nhà nghỉ Đồi Dương chưa đến 500m mà đếm sơ sơ thôi cũng đã 2-3 quán gần nhau.

kinh nghiệm đi Phan Thiết 6
Bánh tráng nướng thơm ngon – giòn béo – cay cay giá 7.000đ. Ảnh Thanh Tuyền.

Bạn thuê xe máy chạy vòng vòng thành phố và thưởng thức các món ăn ngon nổi tiếng ở đây. Phan Thiết rất nhỏ nên bạn đừng lo chuyện lạc đường, cứ chạy thoải mái, quên đường về thì hỏi. Người Phan Thiết rất dễ thương.

kinh nghiệm đi Phan Thiết 7 du-lich-phan-thiet (4)

Các món ăn đều được chế biến từ hải sản tươi sống. Quán bờ kè bên sông Cà Ty. Ảnh Thanh Tuyền.
Các món ăn đều được chế biến từ hải sản tươi sống. Quán bờ kè bên sông Cà Ty. Ảnh Thanh Tuyền.

Tối đến, nhóm T đến khu Bờ Kè sông Cà Ty ăn hải sản tươi sống. Quán ăn ở đây được chia sẻ trên các kênh review, kinh nghiệm đi Phan Thiết nhiều lắm. Ở đây có một dãy quán cho các bạn lựa chọn. Đặc điểm chung của các quán ăn là bán hải sản tươi sống, cua còn bơi trong bể, tôm thì quẩy trong thùng. Vì là hải sản tươi sống nên giá cả rất mắc, nhưng không sao, chẳng lẽ về tới thành phố biển lại đi ăn hải sản ướp lạnh. Hương vị của những món này cực kỳ thơm ngon, thịt ngọt tươi, ăn “đã” không từ nào diễn tả được. Ăn uống thoải mái chỉ hết khoảng 250.000 – 300.000 vnd/người. Rất đáng đồng tiền.

IV. Lịch trình tham quan

Ngày 1: Tham quan các di tích lịch sử Phan Thiết

Nhóm T xuất phát lúc 7:30 tại HCM đến Phan Thiết lúc 11:00, thuê nhà nghỉ, ăn uống, nghỉ ngơi các thứ đến 15:00 thì khám phá thành phố biển Phan Thiết.

Những nơi nhóm T đến:

Trường Dục Thanh Phan Thiết – nơi Bác Hồ từng dạy học trước khi vượt đại dương tìm đường cứu nước. Ngôi trường được xây dựng vào năm 1907 bởi cụ Nguyễn Trọng Lôi & Nguyễn Quý Anh (con nhà thơ yêu nước Nguyễn Thông). Khi bước chân vào trường bạn sẽ cảm thấy rất thoải mái bởi khung cảnh yên bình giữa lòng thành phố nhộn nhịp, từng chiếc bàn, chiếc ghế mộc mạc và di ảnh của Bác khiến ai cũng phải xúc động.

Trường Dục Thanh Phan Thiết. Tham quan miễn phí. Ảnh Thanh Tuyền.

Địa chỉ: số 39 phố Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, Phan Thiết. Điểm tham quan này không tốn phí.

– Đối diện trường Dục Thanh là Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh Bình Thuận. Bảo tàng nằm kế bên sông Cà Ty. Đây cũng là một địa điểm đáng tham quan.

Dinh Vạn Thủy Tú – nơi thờ thần Nam Hải – Cá Ông. Dinh thờ bộ xương Cá Ông lớn nhất Việt Nam cùng với 600 bộ “hài cốt” của các “Ông”, “Bà”, “Cậu”.

Địa chỉ: đường Ngư Ông, phường Đức Thắng, Phan Thiết. Giá vé: 10.000 vnd/người lớn.

Dinh Vạn Thủy Tú. Ảnh Thanh Tuyền.

Sau đó, nhóm T di chuyển vào chợ Phan Thiết để tham quan, ngắm hàng hóa và ăn cho đã.

Địa chỉ: Chợ nằm trung tâm thành phố, nằm bên sông Cà Ty (gần với trường Dục Thanh, bạn có thể hỏi người dân để biết đường tới chợ). Trong chợ có bán rất rất nhiều đồ ăn, toàn là các món đặc sản nơi đây, giá cả bình dân như nói ở trên. Nếu đói bụng thì làm 1 tô bánh canh chả cá/ bún riêu/… sau đó ăn thêm ly sương sa suơng sáo/ sinh tố/ chè… cho mát ruột. Ăn no chỉ tốn khoảng 30.000 vnd.

Chợ Phan Thiết. Ảnh: Báo Bình Thuận.
Chợ Phan Thiết. Ảnh: Báo Bình Thuận.

Sau đó, nhóm T chạy vòng vòng tham quan thành phố về đêm, ăn uống linh tinh, lặt vặt. Thấy chỗ nào hấp dẫn là tấp vào.

Ngày 2: Đồi Dương – Đồi Cát Hồng – Hòn Rơm

Đón bình minh ở Đồi Dương

Sáng dậy sớm đi bộ ra biển Đồi Dương đón bình minh. Cảnh vật ở đây rất yên bình, không nhộn nhịp, xô bồ như ở Bãi Sau Vũng Tàu. Ngồi ngắm bình minh lên, chụp choẹt cùng bạn bè.

Bình minh ở Đồi Dương. Ảnh Thanh Tuyền.

Ở phía công viên buổi sáng có nhiều người bán đồ ăn, vẫn là các món quen thuộc của người Phan Thiết: bánh canh chả cá, bún chả cá, cơm tấm, bún bò… Giá từ 20.000 – 25.000 vnd/phần.

Hàng ăn sáng bình dân trước công viên Đồi Dương. Ngắm bình minh xong thì tới đây vừa ăn sáng, vừa tắm nắng. Ảnh Thanh Tuyền.

Trượt cát Đồi Cát Bay

Ăn no, nhóm T thẳng tiến đến Đồi Cát Bay (Đồi Cát Hồng). Đồi Cát Hồng cách trung tâm thành phố Phan Thiết khoảng 25 km, dọc đường đi hiếm cây xăng nên bạn cần đổ xăng đầy bình. Giá cả đồ ăn, nước uống hơi mắc nên bạn cũng nên mua mang theo luôn, nhưng mang vừa ăn thôi nhé để sức còn leo đồi cát. Trên đường đi có rất nhiều cảnh đẹp cho các bạn chụp hình, selfie các kiểu.

Đồi Cát Hồng Mũi Né. Cát ở đây vừa mịn màng vừa mát rượi. Ảnh Thanh Tuyền.

Giá cả tại Đồi Cát Hồng:

– Nước suối: 10.000 vnd

– Gửi xe: 5.000 hay 10.000 vnd gì đó

– Thuê tấm trượt tại quán: 20.000 vnd

– Đậu hũ: 10.000 vnd/chén

Chơi đến trưa thì nhóm T ghé qua chợ Hàm Tiến – Mũi Né, chợ nằm trên đường Huỳnh Thúc Kháng. Chợ có nhiều món ăn ngon rất thích hợp với team thích ăn vặt. Ăn no còn mua thêm đồ ăn về nhà nghỉ nhâm nhi.

Biển Hòn Rơm

Từ Đồi Cát Hồng ghé qua biển Hòn Rơm rất gần. Nếu còn đủ sức thì “chiến” tiếp bãi biển xinh đẹp này nhé. Cái tên Hòn Rơm bắt nguồn từ một loài cỏ ống trên bãi biển, vào mùa khô cỏ ngã màu vàng ruộm óng ả. Ở Hòn Rơm có các dịch vụ cho thuê ghế, hải sản gánh nướng tại chỗ, giá cả chấp nhận được.

Biển Hòn Rơm. Ảnh Internet.

Theo kinh nghiệm đi Phan Thiết có được, nếu bạn không ghé qua Hòn Rơm thì có thể để dành đi chơi Đồi Dương. Sau khi ngủ nghỉ khỏe thì đến 3 giờ chiều nhóm T đi bộ ra Đồi Dương tắm biển và ăn hải sản. Chi phí ăn hải sản “tẹt ga” chưa tới 100.000 vnd/người.

Ghẹ “tươi sống” trên bãi biển Hòn Rơm. Ảnh Internet.

Tối đi ăn trên đường Tuyên Quang, Thủ Khoa Huân,… Sau đó ghé vào quán cà phê, trà sữa nào đó cùng bạn bè. Chi phí ăn uống bình thường chưa tới 50.000 vnd/người.

Ngày 3: Tháp Chăm Poshanư – Bãi đá Ông Địa 

Tháp Chăm Poshanư

Địa chỉ: 130C Nguyễn Đình Chiểu, Mũi Né, Phan Thiết

Khi chạy trên tuyến đường Nguyễn Đình Chiểu hướng ra Mũi Né bạn sẽ thấy bảng hướng dẫn đến di tích tháp Chăm Poshanư. Tháp nằm trong cụm di tích Lầu Ông Hoàng xưa. Ngoài 3 tháp chính, khu này ngày xưa còn có một đền thờ lớn nhưng đền thờ đã bị chôn vùi sâu dưới lòng đất hơn 300 năm nay. Trong tháp hiện còn thờ 2 linh vật sinh thực khí là Linga và Yoni.

Giá vé: 10.000 vnd/người lớn.

Tháp Chăm Poshanư – Ảnh Internet.

Bãi đá Ông Địa

Trên đường ra Đồi Cát Hồng bạn sẽ bắt gặp bãi đá Ông Địa. Bạn có thể dựng xe trên vỉa hè và xuống bãi biển “tác nghiệp”. Khu vực này có bờ kè chắn sóng, một bên là sóng vỗ rì rầm, một bên là biển lặng thích hợp cho việc tắm biển.

Bãi đá Ông Địa đẹp nên thơ. Ảnh Thanh Tuyền.

Sau đó nhóm T quay về trả phòng, chuẩn bị hành lý, bắt taxi đi ăn gần nhà xe Tâm Hạnh và lên đường về thành phố Hồ Chí Minh.

Lưu ý: Các bạn gửi xe ở công viên 23/9 (chỗ hầm giữ xe) nên chuẩn bị một số tiền khá lớn cho 3 ngày gửi. Số tiền mà T phải trả là 62.000 vnd/xe/3 ngày.

Hoàng hôn trên bãi đá Ông Địa. Ảnh Thanh Tuyền.
Hoàng hôn trên bãi đá Ông Địa. Ảnh Thanh Tuyền.

Tổng chi phí cho chuyến du lịch Phan Thiết (1 người)

– Tiền xe Tâm Hạnh 2 chiều: 280.000 vnd

– Taxi, thuê xe 2 ngày, xăng (nửa ngày 1, nguyên ngày 2, nửa ngày 3): 400.000/2=200.000 vnd/người

– Ở 2 ngày: 200.000 vnd/người

– Ăn: Ăn bữa chính 25.000*6= 150.000 vnd/người, ăn hải sản (3 bữa lớn): 400.000 vnd, ăn uống linh tinh 100.000 vnd/người.

– Vé tham quan, phát sinh: 60.000 vnd/người

– Đồ ăn mua về (nếu có): 100.000 vnd/người

Tổng chi phí (ăn chơi thoải mái): 1.490.000 vnd/người. Hy vọng với kinh nghiệm đi Phan Thiết 3 ngày chưa đến 1,5 triệu đồng mà T chia sẻ, các bạn sẽ có những trải nghiệm thực tế tuyệt vời mà cũng vô cùng tiết kiệm này nhé.