Du lịch 30/4 1/5 nên đi đâu chơi với 2 triệu đồng?

Nghỉ lễ 30/4 1/5 2017 kéo dài trong 4 ngày. Trong những ngày này, đi đâu chơi thoải mái mà vẫn tiết kiệm chi phí là câu hỏi nhiều người đặt ra. Hãy cùng tham khảo một số kinh nghiệm sau đây để có lời giải đáp nhé!

2371

1. Sapa

Du lịch 30/4 1/5 nên đi đâu? Đừng băn khoăn, kỳ nghỉ lễ 30/4 1/5 2017, hãy tận dụng 4 ngày nghỉ thả ga để làm một chuyến du lịch Sapa với lịch trình tiết kiệm sau đây nhé!

Du lịch 30/4 1/5 nên đi đâu chơi
Du lịch Sapa – Ảnh: Internet

Về đi lại: Từ bến xe Mỹ Đình tại Hà Nội có rất nhiều nhà xe đang khai thác tuyến đường Hà Nội – Sapa. Với chi phí từ 200.000 – 250.000đ, du khách đã có thể mua cho mình một tấm vé xe khách đi thẳng Sapa. Tại thị trấn mờ sương này, để thuận tiện cho việc di chuyển giữa các điểm tham quan, du khách có thể đặt thuê xe máy với giá khoảng 80.000 – 150.000đ/ngày.

Về ăn uống, đặt phòng khách sạn Sapa:

Xem thêm:

Giá phòng nghỉ rất đa dạng (khoảng từ 300.000đ/phòng trở lên). Tuy nhiên, nếu muốn tiết kiệm chi phí, du khách có thể chọn phương án nghỉ trong các homestay và hostel với mức phí chỉ khoảng 70.000 đến 110.000đ/người. Tại các homestay, việc ăn uống cũng thuận tiện khi du khách cũng có thể đặt chủ nhà nấu ăn với mức phí khoảng 50.000đ/bữa. Ngoài ra, đêm đến, bạn có thể tản bộ ra khu phố đồ nướng ngay gần nhà thờ đá để thưởng thức đồ nướng và nhâm nhi ly rượu sắn lùng cũng sẽ là một trải nghiệm vô cùng thú vị và đáng nhớ. Đồ nướng tại đây có rất nhiều món lạ và hấp dẫn như: trứng gà, trứng vịt lộn nướng, khoai tím nướng, gà nướng, dạ dày nướng, lòng nướng, cơm lam… với mức giá khoảng 10.000 – 20.000đ.

Ngoài chi phí ăn, ở thì giá vé các điểm tham quan tại Sapa cũng tương đối rẻ. Ngoại trừ chi phí cáp treo lên đỉnh Fansipan khá cao (400.000đ – 600.000đ) thì các điểm tham quan còn lại có mức giá khá phải chăng. Có thể kể tới các điểm tham quan nổi tiếng như: Hàm Rồng: 70.000 đồng/người lớn và 20.000 đồng/trẻ em, bản Cát Cát 40.000 đồng/người, thác Bạc: 25.000 đồng/người, trạm Tôn – thác Tình Yêu: 30.000 đồng/người, Tả Phìn 20.000 đồng/ người, Tả Van: 40.000 đồng/người, bản Hồ: 15.000 đồng/người.

Như vậy, những chi phí cố định cho một chuyến du lịch Sapa gồm:
Chi phí đi lại: 500.000 đồng (cho cả lượt đi lẫn về)
Nhà nghỉ: 300.000 đồng/ngày
Chi phí di chuyển: thuê xe máy 150.000 đồng/ngày

2. Quảng Bình

Nghỉ lễ 30/4 1/5 đừng ngần ngại mà hãy đến thăm quê hương Kong. Chuyến du lịch Quảng Bình sẽ đưa bạn tham quan những hang động kỳ ảo mang vẻ đẹp mê hồn cũng như các bãi biển đẹp tuyệt vời.

Quang Binh
Du lịch Quảng Bình – Ảnh: Internet

Về đi lại: Việc di chuyển tới Quảng Bình cũng tương đối dễ dàng khi chỉ cần bỏ ra mức phí khoảng từ 200.000 – 270.000đ/chiều, du khách sẽ được các nhà xe phục vụ chu đáo trên hành trình Hà Nội – Quảng Bình và ngược lại. Mức giá thuê xe máy tại đây cũng tương đối bình dân (khoảng 150.000đ/xe/ngày).

Về ăn uống, đặt phòng khách sạn Quảng Bình:

Do dịch vụ du lịch tại Quảng Bình rất phát triển nên không khó để du khách có thể tìm cho mình một phòng khách sạn vừa ý với mức giá khoảng 200.000 – 300.000đ.

Giá ăn uống tại đây cũng rất hợp lý với mức giá trung bình khoảng 50.000 đến 100.000đ/bữa.

Giá vé tham quan các hang động tại Quảng Bình hiện nay khá cao. Cụ thể, để vào thăm động Thiên Đường, du khách phải trả mức phí là 250.000đ với người lớn và 125.000đ đối với trẻ em. Trong khi đó, vé tham quan động Tiên Sơn và Phong Nha lần lượt là 80.000đ và 150.000đ/người lớn, miễn phí với trẻ em cao dưới 1,3m. Tuy nhiên, nếu không muốn tốn quá nhiều tiền để vào tham quan các hang động, những điểm tham quan miễn phí như bãi biển Nhật Lệ, bãi Đá Nhảy vẫn đủ sức làm du khách mê mẩn.

Tổng chi phí cố định:
Chi phí đi lại: 540.000 đồng vé xe 2 chiều
Chi phí thuê xe: 150.000 đồng/ngày
Nhà nghỉ: 300.000 đồng/ngày

3. Vũng Tàu

Du lịch Vũng Tàu là lựa chọn lý tưởng của phần lớn người nhất là những du khách sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh trong kỳ du lich 30/4 năm nay.

Vung Tau
Du lịch Vũng Tàu – Ảnh: Internet

Về đi lại: Do quãng đường không xa nên du khách hoàn toàn có thể đến Vũng Tàu bằng xe máy. Tuy nhiên, nếu muốn bảo đảm sức khỏe thì với giá vé khoảng 85.000 – 150.000đ/chiều cũng hoàn toàn hợp lý để du khách chọn đi và về bằng xe khách giữa 2 địa điểm Sài Gòn – Vũng Tàu.

Về ăn uống, đặt phòng khách sạn Vũng Tàu:

Là điểm du lịch thu hút đông đảo du khách ghé thăm nên tại Vũng Tàu cũng có rất nhiều khách sạn được mở ra để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Với khoảng 300.000đ, du khách đã có thể thuê cho mình một phòng khách sạn đầy đủ tiện nghi để nghỉ ngơi sau giờ phút vui chơi mệt nhoài.

Các món ăn tại Vũng Tàu tương đối đa dạng, đáp ứng khẩu vị của nhiều du khách. Với chi phí khoảng 20.000 – 35.000đ, du khách đã có thể tha hồ thưởng thức các loại bún, miến vào bữa sáng. Các bữa chính, nếu muốn tiết kiệm thì những suất cơm phần với mức giá khoảng 35.000đ là một sự lựa chọn hoàn toàn phù hợp cho du khách. Ngoài ra, do là vùng biển nên giá hải sản tại Vũng Tàu cũng cực rẻ. Du khách có thể chọn mua các loại hải sản tươi ngon tại chợ Xóm Lưới và thuê dịch vụ chế biến tại đây với giá khoảng 10.000 – 15.000đ/lần.

Tổng chi phí cố định:
Chi phí đi lại: 300.000 đồng vé xe 2 chiều
Nhà nghỉ: 300.000 đồng/ngày

Một số lưu ý:

– Vì dịp lễ là thời gian cao điểm nên du khách nên tìm kiếm và dat phong 30/4 thật sớm để nhận nhiều ưu đãi giá tốt.

– Về lưu trú, du khách có thể tham khảo đặt phòng khách sạn tại Chudu24 để nhận được nhiều giá tốt.