Đi Phan Thiết bỏ túi 5 biệt thự lý tưởng cho gia đình nghỉ dưỡng

Ưu đãi biệt thự Phan Thiết 2020 với mức giá cực COOL, siêu lý tưởng cho gia đình trải nghiệm một mùa du lịch sôi động, sảng khoái tại thiên đường biển du lịch Phan Thiết. Cùng điểm qua top 5 biệt thự luôn là gương mặt vàng được tín đồ nghỉ dưỡng check in nhiệt tình dưới đây nhé:

Ưu đãi biệt thự Phan Thiết 2020

1/ The Cliff Resort & Residences

Giá ưu đãi chỉ từ 11.000.000 vnđ/biệt thự/đêm bao gồm:

  • 01 đêm nghỉ tại biệt thự trước biển của The Cliff Resort & Residences dành cho 06 khách và 02 trẻ dưới 05 tuổi
  • Ăn sáng buffet hàng ngày
  • Miễn phí sử dụng xe đạp và khu vui chơi trẻ em
  • Sử dụng wifi, hồ bơi, phòng tập thể dục và bãi biển riêng miễn phí
  • Miễn phí nước và trái cây chào mừng
  • Thuế VAT và phí dịch vụ

Lưu ý:

  • Thời gian đặt và lưu trú đến 04/05/2021
  • Khuyến mãi không hoàn hủy
  • Không kết hợp đồng thời với các chương trình khuyến mãi khác
Ưu đãi biệt thự Phan Thiết 2020 3
@thecliffresort_official

Ngoài việc được biết đến như một resort sành điệu, view biển đẹp tại Phan Thiết thì The Cliff resort còn là cái tên hàng đầu trong danh sách nghỉ dưỡng cho gia đình đặc biệt với gia đình có trẻ nhỏ. Đến đây, các bé lại được dịp nô đùa cùng bạn, thả diều với ba mẹ hay thỏa sức sáng tạo với những tòa lâu đài cát do chính tay mình xây dựng…

The Cliff resort dịu dàng nép mình bên bãi biển thơ mộng, hưởng trọn được view hướng biển đẹp tuyệt vời. Gia đình bạn sẽ có những ngày đắm chìm trong hương vị đại dương, say đắm khung cảnh xanh mát với những mảng vườn trồng dừa cao vun vút.

Ưu đãi biệt thự Phan Thiết 2020 4
@i.am.doll12

Khu nghỉ dưỡng cung cấp các dạng căn hộ và villa từ 72m2 đến 470m2, đảm bảo không gian sinh hoạt chung rộng rãi, thoáng mát để mọi người cùng quây quần thư giãn. Hơn hết, cách bài trí tông màu tươi trẻ, năng động ở The Cliff sẽ để gia đình luôn tràn ngập không khí mát mẻ và thoải mái.

2/ Anantara Mũi Né Resort

– Biệt thự 01 phòng ngủ (1 Bedroom Pool Villa) – Giá từ 5.080.000 vnđ/đêm
– Biệt thự 01 phòng ngủ trước biển (1 Bedroom Pool Villa Beach Front) – Giá từ 7.760.000 vnđ/đêm
– Biệt thự 02 phòng ngủ (2 Bedroom Pool Villa Residence/ Family/ Duplex) – Giá từ 9.050.000 vnđ/đêm

Bao gồm:

  • Ăn sáng
  • Đặt phòng từ Chủ nhật – Thứ 05: Khi đặt hạng phòng Biệt thự 2 phòng ngủ: Tặng 01 bữa ăn trưa/kỳ lưu trú hoặc 01 liệu trình Spa 60 phút/khách/kỳ lưu trú.
  • Đặt phòng Thứ 06 – Thứ 07: Khi đặt hạng phòng Biệt thự 2 phòng ngủ: Tặng 01 liệu trình Spa 60 phút/khách/kỳ lưu trú
  • Miễn phí nước suối, trà, cafe trong phòng hàng ngày
  • Miễn phí sử dụng wifi trong resort và trong phòng, hồ bơi, bãi biển riêng
  • Miễn phí sử dụng xe đạp của resort

Điều kiện:

  • Thời gian đặt & ở đến 28/02/2021
  • Đặt từ 03 đêm
Ưu đãi biệt thự Phan Thiết 2020 1
@yuuurie_1211

Anantara Mũi Né Resort được bao bọc bởi khu vườn tươi tốt vùng nhiệt đới hướng thẳng ra biển Phan Thiết xinh đẹp. Khu nghỉ dưỡng cung cấp hệ thống phòng và biệt thự sang trọng mang tầm đẳng cấp 5 sao sang chảnh.

Sự hòa trộn tuyệt vời giữa vẻ đẹp truyền thống Việt Nam cùng chất lượng dịch vụ hiện đại của thương hiệu Anantara là điểm nhấn hoàn hảo để nơi đây là điềm dừng chân lý tưởng. Resort cung cấp chuỗi biệt thự từ 1 đến 2 phòng ngủ, trang bị hồ bơi riêng cùng khuôn viên vườn cây bên cạnh đầm nước tươi mát. Gia đình nghỉ dưỡng tại đây sẽ hoàn toàn cảm nhận được không gian riêng tư, ấm cúng như chính ở căn nhà hạnh phúc của mình.

Ưu đãi biệt thự Phan Thiết 2020 2
@anantaramuine

Nghỉ dưỡng tại Anantara, du khách có thể thư giãn với đủ loại liệu pháp spa, massage và trị liệu. Ngoài ra resort còn có các dịch vụ tiện nghi như thưởng thức ẩm thực tại nhà hàng với tầm nhìn ra khu vườn yên tĩnh, các hoạt động thể thao sôi động trên biển, đạp xe, lớp dạy nấu ăn…

3/ Sealinks Beach Villa

Giá ưu đãi chỉ từ 4.600.000 vnđ/biệt thự 3 phòng ngủ/đêm bao gồm:

  • Ăn sáng buffet dành cho 6 khách
  • 01 đêm nghỉ dưỡng tại Sea Links Beach Villas cho 06 khách và 03 trẻ dưới 06 tuổi
  • Miễn phí đưa đón Ga Phan Thiết đến Sea Links City đến hết ngày 31/10/2020, trừ các ngày cuối tuần Thứ 6 – 7 và Lễ Tết (liên hệ Lễ Tân khi nhận phòng)
    + Đón tại ga: 11:00 trưa
    + Đưa ra ga: 12:00 trưa
  • Miễn phí hoa tươi và 01 đĩa trái cây trong ngày khách đến
  • Miễn phí xe điện đưa đón khách ra biển, hồ bơi
  • Miễn phí sử dụng phòng tập thể dục, hồ bơi, khu vui chơi trẻ em,…
  • Sử dụng wifi trong Villa/ khách sạn miễn phí
  • Thuế và phí phục vụ

Lưu ý:

  • Phụ thu cuối tuần Thứ 6 & Thứ 7
  • Không áp dụng đồng thời với các chương trình khuyến mãi khác
Ưu đãi biệt thự Phan Thiết 2020 5
@sealinksvilla

Ưu đãi biệt thự Phan Thiết 2020 không thể thiếu cái tên quen thuộc đối với nhiều gia đình hay nhóm đoàn – Sea Links Beach Villas. Nằm trong quần thể nghỉ dưỡng lớn bậc nhất tại Phan Thiết, Sealinks Beach Villa cung cấp hệ thống biệt thự quy mô và đầy đủ tiện nghi cho gia đình. Các căn biệt thự được xây dựng thành một dãy với khuôn viên sân vườn riêng biệt.

Mỗi căn biệt thự gồm 2 tầng và 3 phòng ngủ. Không gian phòng khách, phòng bếp hay phòng ngủ đều rộng thoáng, bài trí trang thiết bị sang trọng.

@sodamjna12

Du khách tha hồ lựa chọn các sân tennis, hồ bơi, trung tâm thể dục và phòng xông hơi khô, câu lạc bộ Trẻ em cho những vị khách nhỏ tuổi, dịch vụ đưa đón miễn phí được cung cấp trong phạm vi khu phức hợp Sea Links City.

4/ Romana Resort & Spa

– Biệt thự 01 phòng ngủ hướng biển, hồ bơi riêng – Giá chỉ từ 1.320.000vnđ/ đêm

– Biệt thự 03 phòng ngủ có hồ bơi riêng – Giá chỉ từ 2.670.000vnđ/ đêm

Bao gồm:

  • 01 đêm nghỉ dưỡng tại Biệt thự có hồ bơi riêng
  • Ăn sáng, ăn trưa, ăn tối tại phòng dành cho 02 khách/phòng ngủ
  • Giảm 20% cho thực đơn tại phòng
  • Hỗ trợ xe đưa đón từ resort – ngã 3 trường Đại Học Phan Thiết và ngược lại (cách resort 800m), vui lòng liên hệ lễ tân để được hỗ trợ
  • Miễn phí sân tennis từ 7:00 đến 17:00 giờ hàng ngày
  • Miễn phí Wifi, hồ bơi, bãi biển riêng
  • Miễn phí 02 chai nước suối, trà và cà phê trong phòng
  • Thuế và phí dịch vụ
@munheeeeee

Romana Resort & Spa nằm trên ngọn núi riêng và được bao quanh bởi biển. Vì vậy, khu nghỉ dưỡng sở hữu khung cảnh yên tĩnh và thanh bình, vô cùng thích hợp với dạng du lịch gia đình muốn tìm nơi để vừa sum họp, quây quần vừa tận hưởng không gian thư giãn biệt lập.

Romana Resort sở hữu các căn biệt thự hồ bơi riêng từ 100 đến 200m2. Điểm thu hút ở Romana chính là view hướng biển thần thánh, ngắm hoàng hôn cực chill. Với khuyến mãi hè villa Phan Thiết, khi đặt tại Romana du khách còn nhận được mức giá cực kỳ ưng bụng, gia đình bạn sẽ có những trải nghiệm khó quên tại khu nghỉ dưỡng xinh đẹp này.

@htn_thuy

Đến với Romana Resort du khách có thể thư giãn và tận hưởng ánh nắng mặt trời bên hồ bơi hoặc ở trên ban công riêng của mình, hồ bơi có ghế xếp để tắm nắng. Nơi đây có spa cung cấp dịch vụ massage và chăm sóc toàn thân. Bên cạnh đó, resort Phan Thiết này có 2 hồ bơi chung và phòng tập thể dục được trang bị đầy đủ tiện nghi, du khách có thể sử dụng sân tennis và sân bóng chuyền.

5/ Sonata Resort & Spa

Giá ưu đãi chỉ từ 4.575.000 vnđ/biệt thự/đêm bao gồm:

  • 01 đêm nghỉ dưỡng tại biệt thự 03 phòng ngủ có hồ bơi riêng ở Sonata Resort & Spa dành cho 06 khách và 02 trẻ dưới 05 tuổi.
  • Nước uống chào đón khi nhận phòng
  • 02 chai nước suối, trà, cà phê trong phòng hằng ngày
  • Biệt thự bao gồm: 03 phòng ngủ, 01 phòng bếp, 01 phòng khách và có hồ bơi riêng.
  • Phòng có bếp hồng ngoại và một số dụng cụ cơ bản, có thể nấu ăn.
  • Sử dụng wifi, hồ bơi và bãi biển riêng miễn phí
  • Thuế và phí dịch vụ

Lưu ý:

  • Thời gian đặt và ở: 16/12/2020 – 31/03/2021
@natashapitsan

Thấp thoáng sau những bóng dừa xanh mướt, các biệt thự sang trọng của Sonata Resort được xây dựng trang nhã và hài hòa với môi trường xung quanh để phù hợp với giá trị cốt lõi của Resort. Nơi đây, thiên nhiên luôn được tôn trọng và nâng niu nhất với màu chủ đạo là màu xanh mướt của lá cây.

Resort nằm gần khu vực biển Tiến Thành – bãi biển còn hoang sơ vào hạng đẹp nhất nhì Phan Thiết. Điểm nhấn đáng chú ý của Sonata Resort & Spa là thiết kế và kiến trúc. Mỗi căn biệt thự và các phòng đều được phân bổ để đảm bảo đón được luồng gió mát vào những ngày nóng nực. Quý khách luôn được hít thở trong bầu không khí trong lành, tươi mới và tận hưởng cuộc sống khi nghỉ dưỡng nơi đây.

@tla.__

Nhà hàng Sen nằm yên tĩnh hướng ra vườn dừa tươi mát của Resort. Từ nguyên liệu thực phẩm hải sản tươi sống có nguồn gốc địa phương, các món ăn đến thực đơn đa dạng cổ điển quốc tế và các đặc sản địa phương ba miền Việt Nam, bữa ăn của nhà hàng chắc chắn sẽ đem không gian ấm cúng, lãng mạn và thịnh soạn làm hài lòng gia đình bạn ngay tức thì.


Lưu ý giá có thể thay đổi tùy thời điểm và tình trạng phòng. Để được tư vấn hay đặt phòng ưu đãi biệt thự Phan Thiết 2020 du khách vui lòng liên hệ 1900 5454 40, đội ngũ tư vấn viên của Chudu24 luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Cẩm nang du lịch Hà Nội

Cẩm nang du lịch Hà Nội mục lục:

Tổng quan du lịch Hà Nội
Đi Hà Nội khi nào?
Đi đâu, chơi gì ở Hà Nội
Đến và đi lại Hà Nội bằng gì
Ăn gì và ăn ở đâu tại Hà Nội
Mua sắm và giá cả tại Hà Nội
Lưu ý khác khi du lịch Hà Nội


Tổng quan

Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam và cũng là kinh đô của hầu hết các vương triều Việt trước đây. Do đó, lịch sử Hà Nội gắn liền với sự thăng trầm của lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ. Nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, Hà Nội là thành phố có diện tích lớn nhất cả nước, nơi đây đã sớm trở thành 1 trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam.

Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và những nhánh sông khác. Không những thế, Hà Nội còn có nhiều đồi núi tập trung ở những vùng ven thành phố tạo nên các khu du lịch sinh thái, là điểm đến cuối tuần lý tưởng của những ai muốn tạm lánh đi sư ồn ào, náo nhiệt thường ngày ở thành thị.

Cẩm nang du lịch Hà Nội
Tháp Rùa Hà Nội. Ảnh: Internet

Lịch sử lâu đời cùng nền văn hóa phong phú đã giúp Hà Nội có được kiến trúc đa dạng và mang dấu ấn riêng. Khu phố cổ có các phố nghề truyền thống với sản phẩm buôn bán đặc trưng cho tên từng con phố tại đây như Hàng Mã, Hàng Tre, Hàng Thiếc, Thuốc Bắc… Ngoài ra một số phố tuy không giữ nghề truyền thống, nhưng cũng tập trung chuyên bán một loại hàng hóa như phố Hàng Quạt bán đồ thờ, Hàng Buồm bán bánh kẹo, phố Mã Mây chuyên về dịch vụ du lịch,… Kiến trúc của những khu thành cổ mang đậm dấu ấn lịch sử như Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu Quốc Tử Giám cũng là một trong những nét tiêu biểu đáng tự hào của người dân Hà Nội.

Cẩm nang du lịch Hà Nội 2
Khu phố cổ Hà Nội. Ảnh: Internet

So với các tỉnh, thành phố khác của Việt Nam, Hà Nội là một thành phố có tiềm năng để phát triển du lịch. Du lịch Hà Nội phát triển với nhiều hình thức khác nhau như du lịch tâm linh, du lịch văn hóa – lễ hội, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch hội thảo. Bạn có thể khám phá những di tích lịch sử nổi tiếng như Hồ Hoàn Kiếm, khu phố cổ Hà Nội, Văn Miếu Quốc Tử Giám, các làng nghề truyền thống hay tham quan những đền, chùa như Chùa Một Cột, Chùa Trấn Quốc và các nhà thờ mang kiến trúc Pháp cổ kính. Bạn có thể tham gia các lễ hội truyền thống tổ chức hàng năm và thưởng thức ẩm thực Hà Nội được truyền qua nhiều thế hệ như phở Hà Nội, bánh tôm Hồ Tây, chả cá Lã Vọng, bánh cuốn Thanh Trì,… Cuối tuần, nếu không muốn đi xa bạn có thể tận hưởng không gian thoải mái tại các khách sạn hay đến vùng ngoại ô thành phố nơi có những khu du lịch sinh thái để thư giãn, nghỉ dưỡng.

Cẩm nang du lịch Hà Nội 3
Chùa Trấn Quốc. Ảnh: Internet

Các địa điểm tham quan Hà Nội, phong tục tập quán, lễ hội truyền thống, văn hóa lịch sử và nhiều yếu tố khác đã giúp cho Hà Nội trở thành một trong những trung tâm du lịch quan trọng ở khu vực phía Bắc.

Hãy cùng ChuduInfo bắt đầu khám phá Cẩm nang du lịch Hà Nội dưới đây, để tìm hiểu về các thông tin hữu ích cho chuyến đi của bạn.

Cẩm nang du lịch Hà Nội – ChuduInfo

Đi Hà Nội khi nào?

Hà Nội nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên có hai kiểu thời tiết rõ rệt đó là nóng ẩm, mưa nhiều vào mùa hè và hanh khô, lạnh vào mùa đông. Mùa nóng kéo dài từ tháng 4 tới tháng 9 kèm theo mưa nhiều, từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là mùa lạnh. Cùng với 2 thời kì chuyển tiếp vào tháng 4 (mùa xuân) và tháng 10 (mùa thu) nên thời tiết Hà Nội có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.

Cẩm nang du lịch Hà Nội 4
Hà Nội lãng mạn khi vào thu. Ảnh: Internet

Hà Nội 4 mùa đều đẹp, nhưng đẹp nhất có lẽ là mùa thu vào khoảng tháng 8 đến tháng 11. Đây là thời điểm được xem là lý tưởng nhất trong năm để du lịch Hà Nội. Khi ấy Hà Nội nồng nàn hương hoa sữa, những con đường ngập lá vàng rơi, bầu trời xanh ngắt, nắng hanh vàng và gió heo may se lạnh… quãng thời gian tuyệt vời nhất trong năm, Hà Nội bỗng trở nên dịu dàng và lãng mạn sau cái nóng oi bức của mùa hè. Nếu bạn là người giỏi chịu lạnh, đến Hà Nội vào mùa đông cũng là một ý tưởng khá thú vị, bạn có thể cảm nhận cái lạnh và thưởng thức những món ăn nóng hổi rất đặc trưng vào mùa này.

Dù du lịch Hà Nội vào mùa nào trong năm, bạn cũng nên chuẩn bị sớm cho mình một lịch trình cụ thể và tham khảo đặt phòng khách sạn Hà Nội tại Chudu24 để có mức giá tốt và nhận được nhiều ưu đãi. Đặc biệt vào những mùa lễ hội hay cần đặt phòng ở những khu vực trung tâm thành phố, bạn sẽ không lo hết phòng.

Cẩm nang du lịch Hà Nội – ChuduInfo

Đi đâu, chơi gì ở Hà Nội – Cẩm nang vui chơi

Cẩm nang du lịch – Với nhiều loại hình du lịch, Hà Nội có rất nhiều điểm tham quan để bạn trải nghiệm và khám phá.

Các công trình, kiến trúc tại Hà Nội

Kiến trúc cổ

Khu phố cổ Hà Nội

Cẩm nang du lịch Hà Nội 5
Khu phố cổ giữa lòng Hà Nội. Ảnh: Internet

Nằm ngay cạnh hồ Hoàn Kiếm với tổng diện tích khoảng 100 ha, khu phố cổ Hà Nội bao gồm 76 tuyến phố, được xác định bởi: Phía bắc là phố Hàng Đậu; phía tây là phố Phùng Hưng; phía nam là các phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng; phía đông là đường Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật. Khu phố cổ Hà Nội được hình thành từ thế kỷ 11 và có bề dày gần một nghìn năm lịch sử của một khu đô thị buôn bán sầm uất, tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành nên những phố nghề đặc trưng mang những nét truyền thống riêng biệt của cư dân thành thị, kinh đô. Thợ thủ công từ các làng nghề quanh kinh thành Thăng Long xưa tụ tập về đây, tập trung theo từng khu vực chuyên làm nghề của mình khiến các phố nghề ngày càng phát triển. Phố nào cũng ồn ào, náo nhiệt cảnh mua bán, lao động như một làng nghề thu nhỏ. Và chính sản phẩm được buôn bán đã trở thành tên phố, với chữ “Hàng” đằng trước. Hiện nay, một số phố vẫn còn bán các sản phẩm truyền thống như phố Hàng Mã, Hàng Tre, Hàng Thiếc, Thuốc Bắc,…

Nhà cổ Hà Nội

du lịch Hà Nội
Nhà cổ Hà Nội. Ảnh: Internet

Một đặc trưng nữa của khu phố cổ Hà Nội là kiến trúc nhà cổ với nhà dạng ống, mái ngói nghiêng, mặt tiền là cửa hàng buôn bán. Những ngôi nhà này chủ yếu được xây dựng vào thế kỉ 18 – 19. Người Hà Nội đã bố cục khéo léo hệ thống các phòng, gác lửng, sân trong đáp ứng nhu cầu đa dạng của cuộc sống. Nhờ thế mà tuy không lớn nhưng mỗi ngôi nhà cổ Hà Nội vẫn có diện tích dành làm nơi bán hàng, làm hàng, nơi thờ cúng, tiếp khách, nơi ngủ, hóng mát…

– Khu thành cổ

Đến với khu phố cổ Hà Nội, bạn sẽ bị bị hấp dẫn bởi những giá trị văn hoá chứa đựng trong khoảng 100 công trình kiến trúc lâu đời gồm đình, đền, chùa, hội quán.

  • Hoàng Thành Thăng Long

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long – Hà Nội bắt đầu từ thời kỳ tiền Thăng Long qua thời Đinh – Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.

du lịch Hà Nội
Hoàng Thành Thăng Long. Ảnh: Internet

Với diện tích hơn 18.000 ha, bao gồm nhiều di tích lịch sử quan trọng, trong đó phải kể đến Khu khảo cổ học số 18 Hoàng Diệu và các di tích nổi bật trong khu di tích Thành cổ Hà Nội như Cột cờ Hà Nội, điện Kính Thiên, Bắc Môn, Cửa Đoan, Nhà D67… Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội được UNESCO công nhận bao gồm Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu với diện tích hơn 47.000 m2 và Thành cổ Hà Nội với diện tích hơn 138.000 m2 tạo thành một di sản thống nhất.

  • Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Văn Miếu – Quốc Tử Giám được xây dựng từ năm 1070, là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt.

du lịch Hà Nội
Cổng chính vào Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Ảnh: Internet

Quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám bao gồm hồ Văn, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám và vườn Giám. Từ bên ngoài nhìn vào, toàn bộ khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám được bao quanh 4 phía bởi một khung tường xây bằng những viên gạch vồ cỡ lớn – loại vật liệu kiến trúc phổ biến thời Hậu Lê, tạo nên một không gian cổ kính, trang nghiêm, đầy hoài niệm. Phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên).

du lịch Hà Nội
Khuê Văn Các bên trong khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Ảnh: Internet

Phía trước Văn Miếu có một hồ nước khá rộng, gọi là Hồ Văn. Trước đây, giữa hồ có gò Kim Châu, trên dựng một phương đình – “Phán Thuỷ đình”, là nơi diễn ra các buổi bình thơ của Nho sĩ. Nay phương đình đã mất, trên gò vẫn còn tấm bia dựng năm Tự Đức 18 (1865) ghi lại việc tu sửa Văn Miếu.

Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước, nay Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng.

– Khu phố Pháp

Năm 1883, người Pháp bắt đầu lên kế hoạch xây dựng lại thành phố Hà Nội. Khu vực đô thị do người Pháp quy hoạch và xây dựng gồm ba khu: nhượng địa, thành cũ và nam hồ Hoàn Kiếm, ngày nay mang tên chung là khu phố cũ, hay khu phố Pháp.

du lịch Hà Nội
Phủ Chủ tịch – Công trình mang phong cách kiến trúc Pháp tiêu biểu ở Hà Nội. Ảnh: Internet

Khu nhượng địa mang hình chữ nhật được giới hạn bởi các con phố Bạch Đằng, Tràng Tiền, Lê Thánh Tông, Trần Nhân Tông và Nguyễn Huy Tự hiện nay. Khu thành cũ gồm các phố Phan Đình Phùng, Hùng Vương, Hoàng Diệu, Điện Biên Phủ, Lê Hồng Phong, Chu Văn An, Trần Phú. Những con đường ở đây rộng, dài và được trồng nhiều cây xanh. Các biệt thự mang kiến trúc miền Bắc nước Pháp với trang trí cầu kỳ, tỷ mỉ. Một công trình kiến trúc tiêu biểu và quan trọng của khu thành cũ là Phủ Toàn quyền, ngày nay là Phủ Chủ tịch, được xây dựng trong khoảng 1900 đến 1902. Khu nam hồ Hoàn Kiếm cũng là một hình chữ nhật với hai cạnh dài là phố Tràng Thi – Tràng Tiền và phố Trần Hưng Đạo, hai cạnh ngang là phố Phan Bội Châu và phố Phan Chu Trinh. Một công trình quan trọng của thành phố là Nhà hát Lớn nằm ở đầu phố Tràng Tiền, được xây từ 1902 tới 1911, theo mẫu Opéra Garnier của Paris.

Kiến trúc hiện đại

Bên cạnh những kiến trúc cổ xưa, ngày nay Hà Nội đã mang một diện mạo mới mẻ hơn với các công trình, kiến trúc hiện đại có mặt trên khắp các con phố, nẻo đường. Giữa lòng Hà Nội, những khu phố tĩnh lặng, yên bình giờ đã tấp nập, nhộn nhịp hơn trên những trục đường lớn của thành phố.

– Tòa nhà Keangnam Hanoi

Nằm ở phía Tây của thủ đô (đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), tòa nhà Keangnam Hanoi là một khu phức hợp khách sạn, văn phòng, căn hộ, trung tâm thương mại lớn cao nhất Việt Nam gồm 72 tầng. Với chiều cao 336 mét, khi vừa hoàn thành, đây là tòa nhà cao thứ 17 trên thế giới.

du lịch Hà Nội
Tòa nhà Keangnam Hanoi. Ảnh: Internet

Công trình được khởi công ngày 25/8/2007, tổng diện tích gần 610.000 m2. Đây được coi là biểu tượng cho sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là sự tăng trưởng về xây dựng cũng như ngành công nghiệp dịch vụ, những ngành đang thúc đẩy sự phát triển của thành phố Hà Nội.

– Sân vận động Mỹ Đình

du lịch Hà Nội
Sân vận động Mỹ Đình. Ảnh: Nguyễn Khánh

Nằm tại phường Mỹ Đình 1 (quận Nam Từ Liêm), cách trung tâm Hà Nội 10 km về phía tây nam, sân vận động Mỹ Đình có sức chứa lớn thứ nhì Việt Nam, hơn 40.000 chỗ ngồi (chỉ sau sân vận động Cần Thơ với sức chứa 50.000 người). Đây cũng là tổ hợp sân vận động hiện đại nhất Việt Nam, chính thức hoạt động ngày 2/9/2003 với trận đấu đầu tiên giữa đội U23 Việt Nam và câu lạc bộ Thân Hoa Thượng Hải (Trung Quốc). Nơi đây từng tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á – SEA Games 22 năm 2003 và nhiều sự kiện thể thao, văn hóa lớn của đất nước.

– Công viên Hòa Bình

Năm 2000, kỷ niệm 990 năm Thăng Long – Hà Nội, thủ đô vinh dự được UNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố vì Hòa bình”. Để tạo dựng một biểu tượng mới, Hà Nội đã quyết định xây dựng công viên mang tên Hòa Bình rộng trên 20 ha, tại xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm (nay là quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội).

du lịch Hà Nội
Công viên Hòa Bình. Ảnh: Internet

Điểm nhấn chính của công viên Hòa Bình (Hà Nội) là cổng cách điệu cánh chim Lạc và tượng đài người mẹ bồng con trên vai với đàn chim bồ câu nối đuôi bay theo sau. Nơi đây là điểm dừng chân lý tưởng cho các hoạt động ngoài trời, tập thể dục, chụp ảnh, dạo chơi và hít thở không khí trong lành.

– Đại lộ Thăng Long

Đại lộ Thăng Long (cao tốc Láng – Hòa Lạc) được bàn giao ngày 3/10/2010 nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Đây là tuyến cao tốc nối trung tâm Hà Nội với quốc lộ 21A cũ, nay là điểm đầu của đường Hồ Chí Minh. Chiều dài toàn tuyến 30 km, nằm gọn trong địa giới Hà Nội. Tuyến đường được xây dựng gồm 2 dải đường cao tốc 3 làn xe, 2 dải đường đô thị, 2 làn xe cơ giới, 2 đường hầm, 13 cầu vượt ngang đường.

du lịch Hà Nội
Đại lộ Thăng Long. Ảnh: Internet

Kể từ khi khánh thành công trình đã giúp cho giao thông Hà Nội mang một bộ mặt hoàn toàn mới mẻ. Các phương tiện di chuyển từ phía tây sang phía đông, nam thành phố và ngược lại mà không phải xuyên qua nội đô, đồng thời giảm tải cho tuyến vành đai 3 phía dưới.

– Cầu Nhật Tân

du lịch Hà Nội
Cầu Nhật Tân. Ảnh: Internet

Cầu Nhật Tân được khánh thành vào ngày 4/1/2015, đồng bộ với đường Nhật Tân – Nội Bài tạo nên một tuyến cao tốc nội đô hiện đại, rút ngắn thời gian di chuyển từ cảng hàng không quốc tế Nội Bài tới trung tâm Hà Nội. Đây là một trong tổng số 7 cầu bắc qua sông Hồng đoạn Hà Nội, nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh, kết cấu nhịp của cầu chính theo dạng cầu dây văng nhiều nhịp với 5 trụ tháp hình thoi và 6 nhịp dây văng. Cầu được xem là biểu tượng mới của Thủ đô Hà Nội.

Bảo tàng

Bên cạnh các điểm tham quan nổi tiếng ở thủ đô như hồ Gươm, phố cổ, Văn Miếu – Quốc Tử Giám… có lẽ các viện bảo tàng tại Hà Nội là những điểm đến không nên bỏ lỡ đối với những ai muốn khám phá thủ đô Hà Nội qua hàng ngàn năm lịch sử. Với khoảng 130 bảo tàng lớn nhỏ trưng bày và lưu giữ tài liệu, hiện vật cổ liên quan đến một hoặc nhiều lĩnh vực như lịch sử, văn hóa, nghệ thuật,… tùy theo nhu cầu tìm hiểu của mình bạn có thể đến một số bảo tàng lớn tại đây.

– Bảo tàng Hồ Chí Minh: Số 19, Ngọc Hà, Quận Ba Đình, Hà Nội. Nơi đây trưng bày những hiện vật, tư liệu về cuộc đời và con người Hồ Chí Minh. Tham quan bảo tàng, bạn có thể ghé thăm quần thể di tích gồm Lăng Bác, chùa Một Cột và quảng trường Ba Đình.

du lịch Hà Nội
Bảo tàng Hồ Chí Minh. Ảnh: Internet

– Bảo tàng Lịch sử Việt Nam: Số 1 phố Tràng Tiền, Hà Nội. Nơi đây lưu giữ hơn 7.000 hiện vật khắc họa rõ nét quá trình lao động sáng tạo cũng như lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm để tồn tại của dân tộc Việt Nam.

du lịch Hà Nội
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Ảnh: Internet

– Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam: 66, Nguyễn Thái Học, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam  là một trong những bảo tàng có vị trí quan trọng nhất trong việc lưu giữ kho tàng di sản văn hóa nghệ thuật của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

du lịch Hà Nội
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Ảnh: Internet

– Bảo tàng Dân tộc học: Nguyễn Văn Huyên, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Bảo tàng lưu giữ và trưng bày nhiều hiện vật văn hoá của cả 54 dân tộc Việt Nam. Các hiện vật này được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau như: dân tộc, công dụng, y phục, trang sức, nông cụ, ngư cụ, vũ khí, đồ gia dụng, nhạc cụ, tôn giáo-tín ngưỡng, cưới xin, ma chay và nhiều hoạt động tinh thần, xã hội khác.

du lịch Hà Nội
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Ảnh: Internet

– Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam: Số 36 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tại đây bảo quản, trưng bày các tài liệu, hiện vật giới thiệu vai trò và những thành tựu của phụ nữ Việt Nam trong quá trình phát triển của đất nước và của dân tộc.

du lịch Hà Nội
Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. Ảnh: Internet

Đền, đình và chùa chiền

Hà Nội không chỉ nổi tiếng bởi bề dày lịch sử mà còn nổi tiếng là vùng đất tâm linh, với hơn 100 ngôi chùa lớn, nhỏ mang dáng vẻ uy nghi, cổ kính giữa lòng thủ đô nhộn nhịp.

– Đền Bạch Mã

du lịch Hà Nội
Đền Bạch Mã. Ảnh: Internet

Đền Bạch Mã là một trong những ngôi đền cổ và linh thiêng bậc nhất ở Hà Nội, nằm ở hướng chính đông, là một trong tứ trấn của kinh đô Thăng Long xưa. Trước đây, đền thuộc phường Hà Khẩu, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, được xây từ năm 866 và được hoàn thiện vào năm 1010 dưới thời vua Lý Thái Tổ. Đây là một ngôi đền lớn có kiến trúc cổ, quy mô bề thế còn lưu giữ được những nét kiến trúc đặc sắc thời Lý, Trần.

– Đền Voi Phục

du lịch Hà Nội
Đền Voi Phục. Ảnh: Internet

Đền Voi Phục nằm về phía Tây thành Thăng Long cũ, nay thuộc phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình. Trong tiềm thức dân gian, đền Voi Phục thờ thần Linh Lang, vị thần được tin là giúp nhà vua coi sóc sự an bình cho phía Tây Hoàng thành, được người dân tôn kính thờ phụng.

– Đền Kim Liên

du lịch Hà Nội
Đền Kim Liên. Ảnh: Internet

Kim Liên là ngôi đền linh thiêng trấn giữ ở phía Nam, nơi thờ thần Cao Sơn Đại Vương. Tương truyền thần là con trai của Lạc Long Quân và Âu Cơ, là một trong 50 người con theo mẹ lên núi, đã cùng Sơn Tinh chống lại Thuỷ Tinh mang lại bình yên cho nhân dân. Hàng năm vào ngày 16 tháng 3 âm lịch, người dân làng Kim Liên lại tổ chức mở hội truyền thống, nghe lễ tế để báo đáp ơn thần.

– Đền Quán Thánh

du lịch Hà Nội
Đền Quán Thánh. Ảnh: Internet

Đền Quán Thánh còn được gọi là Trấn Vũ Quán, là nơi tu luyện của các đạo sĩ, thờ thần Huyền Thiên Trấn Vũ. Theo thần thoại Việt Nam, thần nhiều lần giúp dân từ tà ma, yêu quái, đánh đuổi ngoại xâm.

– Chùa Một Cột

du lịch Hà Nội
Chùa Một Cột. Ảnh: Internet

Chùa Một Cột có tên khác là chùa Diên Hựu hoặc Liên Hoa Đài, nằm trong quần thể chùa Diên Hựu trên đất thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, phía Tây Hoàng thành Thăng Long thời Lý, nay thuộc phố chùa Một Cột, quận Ba Đình, Hà Nội (ở bên phải Lǎng Chủ Tịch Hồ Chí Minh). Chùa Một Cột là một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Chùa có kiến trúc độc đáo, được tạo dáng như một bông sen cách điệu từ dưới nước vươn lên.

Chùa Trấn Quốc

du lịch Hà Nội
Chùa Trấn Quốc. Ảnh: Internet

Chùa Trấn Quốc là một trong 16 ngôi chùa cổ đẹp nhất thế giới. Chùa toạ lạc trên hòn đảo duy nhất của hồ Tây trên đường Thanh Niên, tạo nên cảnh quan phong thủy hữu tình. Không chỉ đẹp, chùa Trần Quốc còn là một trong trong những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng ở Hà Nội. Nhiều người Hà Nội cho rằng, đến chùa Trấn Quốc lễ Phật là việc đầu tiên nên làm trong ngày đầu năm mới.

– Chùa Quán Sứ

du lịch Hà Nội
Chùa Quán Sứ. Ảnh: Internet

Nhắc đến những ngôi chùa luôn tấp nập khách vào đầu năm ở Hà Nội không thể không nhắc đến chùa Quán Sứ. Đây là ngôi danh lam cổ tự bậc nhất, ở vị trí trung tâm của thủ đô. Chùa là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của Phật Giáo Việt Nam, là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Phân viện Nghiên cứu Phật học.

– Chùa Phúc Khánh

du lịch Hà Nội
Chùa Phúc Khánh. Ảnh: Internet

Chùa Phúc Khánh (Tây Sơn, Đống Đa) còn có tên Chùa Sở, tọa lạc tại số 382 phố Tây Sơn, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội. Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 1988. Kiến trúc cổ kính, thanh tịnh của chùa cộng với sự nổi tiếng về dâng sao giải hạn đầu năm, mỗi năm có hàng trăm, hàng ngàn du khách, Phật tử đến lễ và cầu an ở đây.

– Chùa Hà

du lịch Hà Nội
Chùa Hà. Ảnh: Internet

Chùa Hà (Dịch Vọng, Cầu Giấy) tên chữ là Thánh Đức tự, là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng để cầu duyên. Ngày lễ Tết người dân đến chùa cầu mong Phật, Thánh giải bỏ tai ương, đem đến cho họ nhiều phúc lộc. Người đi chùa Hà cũng không sắp lễ nhiều như ở những chùa khác chỉ đơn giản là một ít tiền vàng, hoa, trầu cau đựng trong một chiếc khay nhỏ và một thứ không thể thiếu là tiền lẻ.

– Chùa Kim Liên

du lịch Hà Nội
Chùa Kim Liên. Ảnh: Internet

Chùa Kim Liên (Quảng An, Tây Hồ) đã hàng trăm năm tuổi, có kiến trúc gỗ chạm khắc độc đáo, toát lên vẻ đẹp uy nghiêm, và nổi tiếng linh thiêng. Những ngày lễ Tết, đầu xuân năm mới, người dân lại tìm đến đây để cầu bình an, may mắn. Chùa có diện tích rộng, không gian yên tĩnh, trong lành phù hợp để tĩnh tâm.

– Phủ Tây Hồ

du lịch Hà Nội
Phủ Tây Hồ. Ảnh: Internet

Phủ Tây Hồ (còn gọi là phủ Mẫu Tây Hồ) thờ Bà Chúa Liễu Hạnh – một trong tứ bất tử của Việt Nam. Vào dịp đầu xuân năm mới, du khách thường về đây rất đông vừa để dâng lễ cầu may, cầu phúc, cầu lộc vừa để thưởng ngoạn cảnh đẹp Tây Hồ.

Những điểm tham quan nổi tiếng ở Hà Nội

– Nhà hát Lớn Hà Nội

du lịch Hà Nội
Nhà hát Lớn Hà Nội. Ảnh: Internet

Công trình được người Pháp khởi công xây dựng năm 1901 và hoàn thành năm 1911. Đây là một trong những địa điểm tham quan nổi tiếng tại thủ đô. Bạn có thể ngồi ở hiên nhà hát lớn vào buổi đêm, nghe nhạc và ăn kem Tràng Tiền, ngắm dòng người qua lại.

– Nhà thờ Lớn Hà Nội

du lịch Hà Nội
Nhà thờ Lớn Hà Nội. Ảnh: Internet

Nhà thờ Lớn Hà Nội có tên chính thức là Nhà thờ chính tòa Thánh Giuse, được hoàn thành vào năm 1886 – là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Hà Nội, nơi có ngai tòa của Tổng giám mục. Đây cũng là một nhà thờ lâu đời ở Hà Nội, thường xuyên diễn ra các sinh hoạt tín ngưỡng của các giáo dân thuộc tổng giáo phận Hà Nội.

– Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

du lịch Hà Nội
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Internet

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay còn gọi là Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác, là nơi đặt thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Người đã từng chủ trì các cuộc mít tinh lớn.

Cầu Long Biên

du lịch Hà Nội
Cầu Long Biên. Ảnh: Internet

Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng, nối hai quận Hoàn Kiếm và Long Biên (Hà Nội), do Pháp xây dựng (1898-1920). Ngày nay, cầu là điểm tham quan lý tưởng về đêm, nơi bạn có thể hóng gió, chụp ảnh và thưởng thức các món ăn hè phố hấp dẫn.

– Hồ Hoàn Kiếm

du lịch Hà Nội
Hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: Internet

Hồ Hoàn Kiếm còn được gọi là Hồ Gươm, tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm báu cho Rùa thần. Hồ Hoàn Kiếm có vị trí kết nối giữa khu phố cổ và khu phố Tây, với tháp Rùa cổ kính nằm trên một bán đảo nhỏ giữa hồ. Bên cạnh Hồ Hoàn Kiếm là những công trình kiến trúc đầy ấn tượng và là di sản đáng quý của thành phố: Tháp Bút, Đài Nghiên, cầu Thê Húc dẫn vào lầu Đắc Nguyệt hay đình Trấn Ba… trên lối dẫn vào đền Ngọc Sơn. Ngày nay, ngoài người dân địa phương, hồ còn thu hút rất đông du khách đến dạo mát và tham quan, ngắm cảnh.

– Hồ Tây

du lịch Hà Nội
Khung cảnh Hồ Tây nhìn từ trên cao. Ảnh: Internet

Nằm không xa trung tâm thành phố, Hồ Tây là hồ có diện tích lớn nhất Hà Nội. Bạn có thể thuê xe đạp nước hoặc đi du thuyền quanh Hồ Tây. Thời điểm thích hợp nhất để bạn đến nơi đây là lúc hoàng hôn ngắm mặt trời lặn. Bên cạnh Hồ Tây là ngôi làng cổ Nghi Tàm, nơi đây còn lưu giữ lại được những thú chơi tao nhã của con người Hà Nội xưa đó là thú chơi cá cảnh, bon sai.

Những điểm tham quan gần Hà Nội

Những ngày cuối tuần, nếu muốn tìm không gian nghỉ ngơi yên tĩnh với không khí trong lành, tạm lánh xa sự xô bồ của phố thị thì bạn có thể ra vùng ngoại ô Hà Nội với nhiều địa điểm tham quan thú vị.

– Làng gốm Bát Tràng

du lịch Hà Nội
Làng gốm Bát Tràng. Ảnh: Internet

Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội 20 km, bên tả ngạn sông Hồng, bạn có thể đi xe máy hoặc xe bus để đến được nơi đây. Từ bao đời nay Bát Tràng là nơi sản xuất gốm sứ nổi tiếng và chất lượng nổi tiếng khắp cả nước. Trên con đường quanh làng có rất nhiều xưởng gốm với những bức tường phơi than độc đáo hay những ngôi nhà cổ mộc mạc. Trong những xưởng gốm nhỏ, bạn có thể tự tay tạo ra những sản phẩm bằng gốm yêu thích hay vẽ lên những chiếc cốc, những món đồ lưu niệm bằng gốm để tặng cho bạn bè, người thân.

Làng cổ Đường Lâm

du lịch Hà Nội
Làng cổ Đường Lâm. Ảnh: Internet

Nằm cách Hà Nội khoảng 30 km về phía Hà Tây, ngôi làng Việt Cổ vẫn còn giữ nguyên giá trị vật thể và phi vật thể về cung cách sinh sống của người xưa. Du khách đến đây còn có thể thưởng thức bữa trưa dân dã truyền thống tại sân một ngôi nhà cổ xưa, hay nghe kể chuyện, tham quan những bức tường phủ rêu. Thú vị nhất là thuê 1 chiếc xe đạp và đạp quanh những con đường làng. Đây cũng là nơi cho ra đời rất nhiều bộ ảnh cực kỳ đẹp.

– Vườn Quốc gia Ba Vì

du lịch Hà Nội
Vườn Quốc Gia Ba Vì. Ảnh: Internet

Nằm cách trung tâm thủ đô khoảng 50 km về phía Tây, với khí hậu núi cao trong lành và mát mẻ, từ lâu Vườn Quốc gia Ba Vì trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước. Không bị tác động nhiều bởi bàn tay của con người, Vườn Quốc gia Ba Vì với tổng diện tích 11.372 ha, mang vẻ đẹp hoang sơ và lôi cuốn với màu xanh ngát của núi rừng, cùng những dòng suối nhỏ trong vắt chảy ngang lối đi qua thảm động thực vật phong phú.

– Thành Cổ Loa

du lịch Hà Nội
Thành Cổ Loa. Ảnh: Internet

Nằm ở phía huyện Đông Anh, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km, Thành Cổ Loa là toà thành cổ nhất, quy mô và có cấu trúc lớn nhất trong số thành cổ ở nước ta. Theo dân gian truyền lại, Cổ Loa có 9 vòng thành xoáy trôn ốc, nhưng do chiến tranh và sự phá huỷ của thời gian, Cổ Loa hiện tại chỉ còn 3 vòng thành là Thành Trong, Thành Trung và Thành Ngoại. Cổ Loa là một khu du lịch nổi tiếng với những công trình độc đáo như giếng Ngọc, đình Cổ Loa, đền thờ An Dương Vương, am Mị Châu…

– Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên

du lịch Hà Nội
Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên. Ảnh: Internet

Tọa lạc trên một quả đồi ở lưng chừng núi Tam Đảo thuộc thôn Đền Thỏng, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, cùng với Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt và Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên là một trong ba thiền viện lớn nhất của Việt Nam hiện nay. Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên được xây dựng mới trên chính nền tảng của Thiên Ân thiền tự cổ, có lối kiến trúc mang dấu ấn của một ngôi chùa Việt. Bạn phải leo qua hàng trăm bậc đá mới đến được cổng tam quan, sau đó mới vào được chùa.

– Tam Đảo

du lịch Hà Nội
Tam Đảo. Ảnh: Internet

Tam Đảo là tên một dãy núi đá ở vùng Đông Bắc Việt Nam, trải dài trên địa bàn của ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, và Tuyên Quang. Sở dĩ dãy núi này có tên như vậy bởi nơi đây có 3 ngọn núi cao nhô lên trên biển mây, gồm Thạch Bàn, Thiên Thị và Phù Nghĩa. Ngọn cao nhất có độ cao hơn 1.500 m so với mực nước biển. Độ cao này đã tạo cho Tam Đảo một cảnh quan đẹp và không khí trong lành mát mẻ, được ví như Đà Lạt của miền Bắc. Nhiều năm trở lại đây, Tam Đảo trở thành một điểm đến quen thuộc cho những du khách ở các tỉnh lân cận, đặc biệt là du khách ở Hà Nội. – Cẩm nang du lịch Hà Nội – ChuduInfo

Đến và đi lại Hà Nội bằng gì

Là thủ đô của Việt Nam, Hà Nội là một trong những thành phố có hệ thống giao thông phát triển nhất cả nước. Do đó, tùy theo khoảng cách địa lý và nhu cầu tham quan, vui chơi mà bạn có thể lựa chọn phương tiện di chuyển cho phù hợp với hành trình của mình.

Máy bay

Sân bay Quốc tế Nội Bài là cảng hàng không quốc tế phục vụ chủ yếu cho Thủ đô Hà Nội và vùng lân cận, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 35 km theo tuyến đường bộ về phía Tây Bắc. Đây là trung tâm hoạt động chính cho Vietnam Airlines, VietJet Air và Jestar Pacific Airlines.

du lịch Hà Nội
Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài. Ảnh: Internet

Tùy theo địa điểm xuất phát và thời điểm mua vé mà vé máy bay đi Hà Nội sẽ có những mức giá khác nhau. Bạn có thể tham khảo kinh nghiệm đặt vé máy bay để đặt được vé rẻ hoặc theo dõi các chương trình khuyến mãi để chọn thời điểm mua vé phù hợp với kinh phí du lịch của mình.

Tàu hỏa

du lịch Hà Nội
Ga Hà Nội. Ảnh: Internet

Đây là một trong những phương tiện được nhiều người lựa chọn khi di chuyển đến Hà Nội bởi giá cả hợp lý cũng như độ an toàn khá tuyệt đối cho khách du lịch. Đặc biệt ga Hà Nội ở ngay trung tâm thành phố nên rất thuận tiện cho việc đi lại. Giá vé tùy thuộc vào nhu cầu chọn ghế ngồi, loại tàu và địa điểm bạn xuất phát. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin giá vé và loại tàu tại website của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

Xe khách

Nếu xuất phát từ TP. Hồ Chí Minh, bạn cũng có thể chọn xe khách là phương tiện di chuyển. Tuy nhiên, tuyến đường này khá xa nên bạn sẽ có nhiều điểm dừng chân trước khi đến Hà Nội.

Một số hãng xe khách chạy tuyến Sài Gòn – Hà Nội:

– TheSinhTourist

  • Lịch trình: Hà Nội – Sài Gòn
  • Giờ xuất bến: Liên hệ
  • Điện thoại: 04 39290394 –  08 38389593
  • Địa chỉ: 64 Trần Nhật Duật (Hà Nội) – 246-248 Đề Thám, Quận 1 (TP.HCM)

Chú ý: TheSinhTourist không cho đặt vé qua điện thoại nên các bạn phải đến trực tiếp các văn phòng của họ để mua vé nhé.

– Hoàng Long

  • Lịch trình: Hà Nội – Sài Gòn (Hồ Chí Minh)
  • Giờ xuất bến: Lương Yên (từ 5h-23h), Nước Ngầm (từ 10h-16h), Sài Gòn (từ 5h-23h)
  • Điện thoại: 031 3920920 – 04 39877225 – 04 39946617 – 08 22438989 – 08 35113113

– Mai Linh

  • Lịch trình: Hà Nội – Sài Gòn (Hồ Chí Minh)
  • Giờ xuất bến: Hà Nội 10h-15h-17h, Sài Gòn 15h-17h30-19h
  • Điện thoại: 04 36336699 – 08 39292929

– Phượng Hoàng

  • Lịch trình: Hà Nội (Hưng Yên) – Sài Gòn (Hồ Chí Minh)
  • Giờ xuất bến: Liên hệ
  • Điện thoại: 04 39878676 – 08 66745275

Phương tiện di chuyển từ Sân bay Nội Bài về trung tâm Hà Nội

Taxi

Taxi là phương án di chuyển đơn giản, tiện nghi và dễ kiếm nhất khi di chuyển từ sân bay Nội Bài về trung tâm thành phố Hà Nội. Thông thường các hãng taxi không áp dụng mức giá cố định cho chặng Nội Bài – Hà Nội cũng như chặng Hà Nội – Nội Bài mà tính giá theo đồng hồ trên xe. Với khoảng cách 27 km – 35 km để về trung tâm thì hành khách thường phải chi trả từ 300.000 – 400.000 đồng.

du lịch Hà Nội
Taxi đưa đón tại sân bay Nội Bài. Ảnh: Internet

Ngoài ra, với sự xuất hiện của dịch vụ đặt xe như Grab và Uber thì mức giá cố định để di chuyển là 250.000 đồng (tới 4 quận trung tâm của thành phố là Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình và Hai Bà Trưng).

Minibus

Một số hãng hàng không nội địa tại Việt Nam có dịch vụ minibus vận chuyển hành khách từ sân bay về trung tâm thành phố, trong đó:

– Vietjet Air

  • Giá vé: 40.000 đồng/lượt
  • Lộ trình: Sân Bay Nội Bài – Phạm Văn Đồng – Hoàng Quốc Việt – Nguyễn Văn Huyên – Đào Tấn – Kim Mã – Nguyễn Thái Học – Trần Nhân Tông.
  • Thời gian xe chạy là khoảng 60 phút/lượt.

Trả khách theo yêu cầu của khách dọc theo lộ trình xe chạy và điểm trả khách cuối cùng là Công viên Thống Nhất cổng Trần Nhân Tông.

– Jetstar Pacific Airlines

  • Giá vé: 40.000 đồng/lượt
  • Lộ trình: Nội Bài – cầu Thăng Long – Phạm Văn Đồng – Hoàng Quốc Việt – Nguyễn Văn Huyên – Đào Tấn – Bến xe Ngọc Khánh.
  • Thời gian xe chạy là khoảng 60 phút/lượt.

Xe buýt

du lịch Hà Nội
Tuyến xe buýt từ sân bay Nội Bài về trung tâm Hà Nội. Ảnh: Internet

– Tuyến số 07: Cầu Giấy – Nội Bài

  • Giá vé 8.000 đồng/lượt
  • Thời gian vận hành toàn tuyến: 1 giờ
  • Tần suất: 3 – 8 – 13 – 20 phút/chuyến
  • Thời gian hoạt động: 5h00 – 22h35

– Tuyến số 17: Long Biên – Nội Bài

  • Giá vé 9.000 đồng/lượt
  • Thời gian vận hành toàn tuyến: 1 giờ 30 phút – 2 giờ
  • Tần suất: 10 – 15 – 20 phút/chuyến
  • Thời gian hoạt động: 5h10 – 21h55

– Tuyến số 86: Ga Hà Nội – Sân bay Nội Bài

  • Giá vé: 30.000 đồng/lượt
  • Thời gian vận hành toàn tuyến: 40 – 50 phút
  • Tần suất: 25 – 30 phút/chuyến
  • Thời gian hoạt động: 6h18 – 22h58

– Tuyến số 90: Kim Mã – Cầu Nhật Tân – Nội Bài

  • Giá vé: 9.000 đồng/lượt
  • Thời gian vận hành toàn tuyến: 50 phút
  • Tần suất: 20 – 30 phút/lượt
  • Thời gian hoạt động: Từ Kim Mã: 5h30 – 21h10. Từ Sân bay Nội Bài: 6h40 – 22h30.

Phương tiện di chuyển trong nội thành Hà Nội

Xích lô

du lịch Hà Nội
Xích lô ở Hà Nội. Ảnh: Internet

Một trong những nét độc đáo của du lịch Hà Nội là xích lô phố cổ. Rất nhiều du khách đến Hà Nội chọn phương tiện này để tham quan, khám phá những nét đẹp cổ kính trên từng con phố giữa một Hà Nội sầm uất và náo nhiệt.

Xe máy

Xe máy là phương tiện giúp bạn dễ dàng di chuyển nhất trên đường phố và cũng phù hợp cho những ai thích phiêu lưu, khám phá. Nhiều khách sạn Hà Nội có dịch vụ cho thuê xe máy hoặc bạn có thể yêu cầu khách sạn thuê xe từ các công ty dịch vụ bên ngoài, tuy nhiên giá thuê bên ngoài sẽ cao hơn.

Xe buýt

du lịch Hà Nội
Xe buýt chạy tuyến nội thành Hà Nội. Ảnh: Internet

Xe buýt là một phương tiện vận tải công cộng phổ biến ở thủ đô Hà Nội, đây cũng là phương tiện hữu hiệu nhất cho bạn khi di chuyển ở thủ đô với chi phí rẻ. Tuy nhiên, các bạn lưu ý căn thời gian chờ xe và thời gian di chuyển cho chuẩn trong những khoảng cao điểm như buổi sáng và chiều tối bởi di chuyển bằng xe buýt lúc này sẽ mất khá nhiều thời gian.

Taxi

Có rất nhiều hãng taxi đang hoạt động phục vụ nhu cầu đi lại trong nội thành Hà Nội như Taxi Mai Linh (04.38.222.666 – 04.38.222.555), Taxi Nội Bài (043.886.8888), Taxi 3A (04.38.57.57.57), Taxi Gas Petrolimex (04.36.28.28.28),… Mỗi hãng taxi sẽ có một mức giá khác nhau nên bạn hãy chọn các hãng xe uy tín để có mức giá phù hợp.

Cẩm nang du lịch Hà Nội – ChuduInfo

Ăn gì và ăn ở đâu tại Hà Nội – Cẩm nang ăn uống

Đến Hà Nội, bạn sẽ bị choáng ngợp bởi thiên đường ăn uống có mặt ở khắp nơi từ hệ thống các nhà hàng, quán cà phê, quán ăn cho đến các quán cóc ven đường với vô số mớn ăn thơm ngon, phong phú mang hương vị đặc trưng của miền Bắc.

Phở Hà Nội

du lịch Hà Nội
Phở Hà Nội. Ảnh: Internet

Phở là món ăn không thể bỏ qua khi du lịch Hà Nội. Phở gánh Hàng Trống là một quán gánh nhỏ trên vỉa hè, khách tới ăn không có bàn mà chỉ ngồi trên những chiếc ghế nhỏ, mỗi người một tô phở ngon lành. Điều đặc biệt là hàng phở này chỉ bán buổi chiều, từ rất lâu năm và giá vẫn không hề thay đổi là 15.000 đồng. Còn nếu muốn ăn phở gà, bạn hãy tới hàng phở gà nằm trên phố Quán Thánh. Lạ miệng với món phở trộn chua chua ngọt ngọt tại Phở Hạnh phố Lãn Ông hoặc hàng phở nằm trên phố Lương Văn Can, phở áp chảo trên phố Bát Đàn. Nếu đến Hà Nội mà bạn không thưởng thức món Phở có nghĩa là bạn chưa hề đặt chân tới đây.

  • Phở cuốn Hưng Bền: 33 Ngũ Xã, Quận Ba Đình, Hà Nội.
  • Phở Hồng: 11 Hàng Hòm, Phường Hàng Gai, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Phở Gia truyền: 49 Bát Đàn, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Chả cá Lã Vọng

Chả cá Lã Vọng. Ảnh: Internet
Chả cá Lã Vọng. Ảnh: Internet

Chả cá Lã Vọng là món ăn có từ lâu đời ở Hà Nội, được làm từ cá lăng, ngày nay cá lăng hiếm nên thường làm bằng cá quả. Cá được chiên trên một chảo dầu nhỏ, mỗi bàn ăn sẽ có một bếp than hoa nho nhỏ cùng chảo cá đặt bên trên. Cá ăn kèm với bánh đa nướng, bún rối, cùng với đó là lạc rang, rau mùi, húng láng, thì là, hành củ tươi chẻ nhỏ chấm với mắm tôm. Mắm tôm phải được pha chế bằng cách vắt chanh tươi, thêm ớt, đánh sủi lên rồi tra thêm chút tinh dầu cà cuống, thêm vài giọt rượu trắng, một ít nước mỡ và đường. Chả cá phải ăn nóng mới ngon, và sẽ ngon hơn khi ăn với mắm tôm, tuy nhiên bạn cũng có thể thay thế bằng nước mắm.

  • Quán Cá Lã Vọng: 2A Hoàng Cầu, Quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Chả cá Ngon: 57 Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Bún chả Hà Nội

du lịch Hà Nội
Bún chả Hà Nội. Ảnh: Internet

Bún chả được xem là món ăn quen thuộc của người Hà Nội, nhận rất nhiều lời khen ngợi từ du khách gần xa và lọt danh sách 10 món đường phố tuyệt nhất thế giới. Bún chả Hà Nội mang đậm phong vị truyền thống, hương vị đặc trưng riêng. Thưởng thức miếng chả thấm gia vị với nước chấm ngon ăn kèm với bún rối cùng đu đủ xanh giòn khiến bao du khách phải trầm trồ, tán thưởng. Không chỉ hấp dẫn người dân Thủ đô mà du khách nước ngoài cũng phải mê mẩn món ăn này khi tới Hà Nội.

  • Bún chả Tuyết: 34 Hàng Than, Quận Ba Đình, Hà Nội.
  • Bún chả Hàng Quạt: Ngõ 74 Hàng Quạt, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Bún chả Hà Nội: 102 B8 Tô Hiệu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Bún thang

du lịch Hà Nội
Bún thang. Ảnh: Internet

Bún thang là món ăn bình dị của người dân Hà Thành nhưng lại rất kì công. Nguyên liệu chính của món bún thang bao gồm lườn gà xé nhỏ, giò lụa thái sợi, trứng gà rán mỏng ăn cùng với bún. Có lẽ sự hấp dẫn của món bún thang là sự kết hợp giữa màu hồng phớt của giò lụa, màu trắng vàng của thịt và màu vàng của trứng rán thái chỉ. Đối với những người sành về ẩm thực Hà Nội không thể bỏ qua món bún thang.

  • Bún Thang, Bún Bung: 32 Cầu Gỗ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Bún Thang Hạ Hồi: 11 Hạ Hồi, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Bánh tôm Hồ Tây

du lịch Hà Nội
Bánh tôm Hồ Tây. Ảnh: Internet

Bánh tôm Hồ Tây tuy bình dị, dân dã nhưng là món ăn đặc sản của người dân Hà Thành. Bánh tôm nên thưởng thức khi còn nóng sẽ cảm nhận được vị giòn và tôm không bị tanh, ăn kèm với nước chấm có vị chua, ngọt và cay cùng với dưa ghém để món ăn bớt ngán hơn.

  • Bánh tôm Hàng Bồ: 57A Hàng Bồ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Bánh tôm ngõ Đồng Xuân: Ngõ Đồng Xuân, Hàng Chiếu, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Bánh cuốn Thanh Trì

du lịch Hà Nội
Bánh cuốn Thanh Trì. Ảnh: Internet

Bánh cuốn là món ăn bình dị, quen thuộc, không cầu kì nhưng lại tinh tế như người dân Hà Thành, và bánh cuốn Thanh Trì được ví như một nét ẩm thực duyên dáng của mảnh đất kinh kì. Gạo để tráng bánh phải được lựa chọn rất kỹ sau đó xay thành bột pha với nước rồi tráng trên bếp những lớp bánh mỏng dính. Người làm bánh nhanh tay hớt lấy lớp bánh còn nóng ra đĩa sau đó rắc thịt heo được rang với nấm hương rồi cuộn lại cuối cùng rắc một lớp ruốc tôm lên trên. Ăn kèm với nước mắm, cà cuống và chả quế.

  • Bánh cuốn Bà Hoành: 66 Tô Hiến Thành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • Bánh cuốn Bà Hanh: 26B Thọ Xương, Phủ Doãn, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Bánh cuốn nóng: 19 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Bún đậu mắm tôm

du lịch Hà Nội
Bún đậu mắm tôm. Ảnh: Internet

Có thể nói bún đậu mắm tôm là một trong những món ăn đặc trưng nhất của người dân Hà Thành. Đó là sự kết hợp của đĩa bún tươi mềm, đậu phụ rán giòn cùng với bát mắm tôm thơm, béo ngậy và rau thơm. Đậu rán khi ăn phải nóng được cắt thành từng miếng béo ngậy vị đậu tương, vàng óng với lớp chiên bên ngoài. Quan trọng nhất chính là mắm tôm, mắm tôm ngon là khi vắt quất vào đánh lên phải bông, rưới thêm chút mỡ nóng chấm với đậu và bún rối thực không còn gì sánh bằng.

  • Bún đậu mắm tôm Mã Mây: 8 Mã Mây, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Mộc Mẹt Quán: 13 TT13 KĐT Văn Phú, Quận Hà Đông, Hà Nội.
  • Bún đậu mắm tôm Ao Sen: Ngõ 3 Ao Sen, Quận Hà Đông, Hà Nội.

Nếu bạn muốn thưởng thức đa dạng món ăn hương vị miền Bắc và thư giãn trong không gian yên tĩnh với tiếng nhạc du dương thì có thể tham khảo một số địa chỉ nhà hàng và quán cà phê ở Hà Nội sau đây:

  • Chuỗi Nhà hàng Chen: 18 Đoàn Trần Nghiệp, Hà Nội – 43 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội – 116  Hoàng Ngân, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Chuỗi Nhà hàng hải sản Biển Đông: Đầu ngõ 84, phố Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội – 1059  Hồng Hà, Hoàn Kiếm, Hà Nội,…
  • Buffet Việt: 1A Tăng Bạt Hổ, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • Nhà hàng Hải Sản Lã Vọng: Số 169 Hoàng Ngân, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Sashimi BBQ Garden: Số 2B Nguyễn Thị Thập, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Royal Buffet: Tầng 1, tòa R5, TTTM Royal City, Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Buffet Sứ: 64 Nguyễn Du, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Chuỗi nhà hàng Sumo BBQ: 132 -134 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội; 30 – 32 Quán Sứ, Hà Nội; 15 Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội…
  • Chuỗi Nhà hàng King BBQ: Số 16 đường số 3, Tầng B1 TTTM Times City, 458 Minh Khai, Hai Bà Trưng – T305, tầng 3 TTTM Aeon Mall Long Biên, số 27 đường Cổ Linh, Long Biên…
  • Ao Quán: Số 18 Ngõ 19 Đông Tác, Phường Kim Liên, Quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Quán cà phê Gardenista: 50 Vạn Bảo, Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội.
  • Quán Helio Coffee: 47 Trần Hưng Đạo, Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Quán cà phê Trill Group: Rooftop Hei tower, 1 Ngụy Như Kon Tum, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
  • The Kafe: Điện Biên Phủ, Quận Ba Đình, Hà Nội.
  • Cà phê Cosa Notra: 24 Tông Đản, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Cẩm nang du lịch Hà Nội – ChuduInfo

Mua sắm và giá cả tại Hà Nội – Cẩm nang mua sắm

Hà Nội là một trong 13 trung tâm mua sắm hấp dẫn nhất Châu Á theo tạp chí Smart Travel Asia đánh giá. Đến Hà Nội, bạn có thể đến các trung tâm thương mại để mua sắm và giải trí, hay đi dạo quanh những khu chợ đêm hoặc các tuyến phố nổi tiếng trong khu phố cổ để mua các đặc sản hay những món quà biếu người thân, bạn bè.

Mua gì ở Hà Nội

Ô mai

du lịch Hà Nội
Ô mai Hà Nội. Ảnh: Internet

Với đủ vị chua, cay, mặn, ngọt như hội tụ tinh hoa của ẩm thực Hà Thành, ô mai là thứ quà được nhiều người chọn mua làm quà khi rời Hà Nội. Du khách có thể tìm thấy ở đây các loại ô mai yêu thích như mơ, mận, gừng, sấu, khế, chanh, quất, hồng, đào, cóc, me… Để làm nên những hạt ô mai ngon miệng và bắt mắt đòi hỏi khá nhiều công đoạn cầu kỳ và tinh tế như chọn nguyên liệu, sơ chế, ướp, sấy rồi đóng gói. Ô mai được sấy khô nên cũng không cần quan tâm nhiều lắm đến hạn sử dụng, điều kiện bảo quản không có lưu ý đặc biệt nên khách mua không cần phải lo lắng nhiều; nó không có mùi và nhỏ gọn nên để vào hành lý trên máy bay rất tiện lợi.

Bạn có thể tìm mua ô mai ở hệ thống cửa hàng Hồng Lam (có rất nhiều địa chỉ) hay dãy ô mai ở phố Hàng Đường (Gia Thịnh), Hàng Da (Vạn Lợi) hay ở đầu phố Lý Quốc Sư…

Bánh cốm

du lịch Hà Nội
Bánh cốm. Ảnh: Internet

Là đặc sản gia truyền của Hà Nội, bánh cốm hấp dẫn thực khách bởi lớp cốm canh dẻo quánh bên ngoài, lớp nhân đậu xanh quyện dừa béo ngậy bên trong, thoang thoảng hương thơm tự nhiên của bưởi. Chiếc bánh nhỏ, mỏng, dẹt nhưng là món quà ý nghĩa của đất và người Hà Nội. Không chỉ biếu tặng, bánh cốm còn là đặc sản không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.

Bánh cốm ngon nhất Hà Nội được bán ở cuối phố Hàng Than, đoạn gần cắt với Yên Phụ. Ở đây có khá nhiều cửa hàng bán bánh cốm nổi tiếng phục vụ cho đám cưới, đám hỏi với giá không rẻ nhưng chất lượng thì đồng đều, ngon miệng. Tuy nhiên khi mua bạn nên để ý kỹ ngày sản xuất và hạn sử dụng bởi bánh cốm không để được lâu, đặc biệt là dưới trời oi nóng.

Cốm xào dễ mua nhất là ở quán Quà Quê, ngay gần hồ Gươm. Bạn đi tới phố Đinh Liệt, ngay gần ngã tư cắt với Hàng Bạc và ngay cạnh quán ốc nổi tiếng. Cốm xào dừa ở đây được bán với miếng nhỏ xinh, vừa ăn, vài nghìn đồng một chiếc. Nếu mua nhiều, bạn nên đặt trước.

Trà sen

du lịch Hà Nội
Trà sen. Ảnh: Internet

So với các thứ quà khác, trà ướp hoa sen có giá khá cao và thường khó mua hơn. Tuy nhiên, khi đã chọn được loại trà sen chính hiệu Hồ Tây, đây chắc chắn sẽ là món quà quý dành cho người thân và bạn bè sau khi ghé thăm Hà Nội. Bởi ướp trà sen là cả nghệ thuật với rất nhiều thời gian, công sức.

Trà sen chính hiệu hồ Tây được chế biến rất cầu kỳ, phải là loại trà Thái Nguyên loại 1, sau đó ướp cùng gạo sen nhiều lần cho thấm được hương thơm dịu nhẹ, thoang thoảng vào từng nhúm trà khô. Mà sen phải là loại sen được trồng ở hồ Tây mới cho ra được hương thơm đạt chuẩn. Nước trà khi pha thoạt nhìn không có gì đặc biệt nhưng khi nhấm ngụm đầu tiên, bạn sẽ cảm nhận được cái tinh túy, đậm đà lan tỏa trong miệng.

Lụa

du lịch Hà Nội
Lụa Vạn Phúc. Ảnh: Internet

Cách trung tâm Hà Nội tầm 10 km là làng lụa Vạn Phúc nổi tiếng xa gần với nghề dệt lụa tơ tằm. Ngày nay, không chỉ bán lụa, làng còn nhập nhiều mẫu quần áo may sẵn với thiết kế độc đáo, họa tiết truyền thống, dân gian để phục vụ du khách.

Lụa Vạn Phúc có đặc tính là mát, mỏng, mềm, nhẹ và ít nhăn như các loại lụa thông thường. Các nghệ nhân trong làng cũng lựa chọn những kiểu dáng mang đậm bản sắc dân tộc để thu hút khách nước ngoài. Ngoài làng lụa Vạn Phúc, bạn cũng có thể tìm mua lụa ở các gian hàng trên phố Hàng Gai hoặc Đinh Liệt.

Đồ gốm

du lịch Hà Nội
Đồ gốm Bát Tràng. Ảnh: Internet

Nếu có dịp đến thăm Bát Tràng, bạn đừng quên mua các sản phẩm gốm của làng nghề truyền thống. Với màu men đặc trưng và kỹ thuật thủ công điêu nghệ, những món đồ gốm Bát Tràng có vẻ đẹp rất riêng. Bên cạnh các loại như chén, bát, ly, tách thường dùng, nơi đây còn có các sản phẩm dành riêng làm quà tặng như chuông gió, tượng… Du khách đến chơi làng gốm cũng có thể tự tay làm những chiếc bát, lọ, bình, cốc để làm quà, vừa ý nghĩa, vừa là trải nghiệm thú vị.

Mua sắm ở đâu tại Hà Nội

Các trung tâm mua sắm ở Hà Nội

Hà Nội có rất nhiều trung tâm mua sắm có mặt ở khắp các trục đường chính và khu vực trung tâm thành phố. Với hàng hóa đa dạng, chất lượng từ bình dân đến cao cấp, bạn có thể dễ dàng lựa chọn cho mình những món đồ phù hợp với nhu cầu mua sắm.

du lịch Hà Nội
Melinh Plaza Hà Đông. Ảnh: Internet

Một số trung tâm mua sắm ở Hà Nội:

  • Melinh PLAZA: Km8 đường Cao tốc Thăng Long – Nội Bài
  • Siêu thị Rosa: Toà nhà CT4A, Khu đô thị Bắc Linh Đàm
  • Siêu thị Bách Khoa: E7 Bách Khoa
  • Siêu thị Bảo Quang: 23 Láng Hạ
  • Siêu thị Tràng Tiền: 24 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm
  • Siêu thị Metro: Đường Phạm Văn Đồng, Từ Liêm
  • Siêu thị Intimex Bờ Hồ: 22, 23 Lê Thái Tổ
  • Siêu thị Elmaco: 240 Tôn Đức Thắng, Đống Đa
  • Siêu thị Hà Nội: 51 Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng
  • Siêu thị Fivimart: 17 Tông Đản, Hoàn Kiếm
  • Siêu thị Quan Nhân: B1 Làng Quốc Tế Thăng Long, Cầu Giấy
  • Siêu thị Sao Hà Nội: 36 Cát Linh, Đống Đa
  • Siêu thị Seiyu: 8 Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa
  • Siêu thị Nội Bài: Ga Nội Bài
  • Siêu thị Thái Hà: 174 Thái Hà, Đống Đa
  • Siêu thị Thăng Long: 87 – 89 Lê Duẩn
  • Trung tâm thương mại VKO: 148 Giảng Võ
  • Trung tâm thương mại PICENZA: 20 Cát Linh
  • Trung tâm thương mại Vincom: 191 Bà Triệu
  • TT Thương mại Hồ Gươm: 7 Đinh Tiên Hoàng
  • Siêu thị Big C Thăng Long: 222 Trần Duy Hưng
  • Citimart VinCom: 91 Bà Triệu
  • Citimart  Hà Nội Tower: 49 Hai Bà Trưng
  • Citimart Văn Quán: Khu đô thị mới văn Quán, Hà Đông
  • Citimart Mỹ Đình: Khu đô thị Mỹ Đình, Từ Liêm
  • Citimart Somerset Hòa Bình: 106 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy

Các chợ và chợ đêm ở Hà Nội

Hà Nội là thành phố có nhiều khu chợ đêm nhất cả nước, dường như ở mỗi quận đều có các khu chợ đêm và đồ ở đây được bán với mức giá khá rẻ.

– Chợ Đồng Xuân

du lịch Hà Nội
Chợ Đồng Xuân. Ảnh: Internet

Nằm gần ga đầu cầu Long Biên bên sông Hồng, chợ Đồng Xuân là điểm thuận lợi để hàng hóa bốn phương dồn về đây cũng như từ đây tỏa đi các nơi. Ở chợ Đồng Xuân có hầu như đầy đủ tất cả các mặt hàng, ngành hàng phục vụ sinh hoạt và đời sống. Chợ Đồng Xuân là chợ bán buôn lớn nhất của miền bắc. Ngày nay chợ Đồng Xuân được xây dựng lại với quy mô lớn hơn gồm 3 tầng hiện đại, khang trang, rộng rãi nhưng vẫn giữ một phần kiến trúc của chợ cũ.

– Chợ Hàng Da

du lịch Hà Nội
Chợ Hàng Da. Ảnh: Internet

Là một trong những chợ truyền thống lâu năm của Hà Nội, lại nằm ở khu vực đô hội của Hà thành, chợ Hàng Da không chỉ là địa chỉ quen thuộc của người dân nơi đây mà còn là nơi trung chuyển, cung cấp hàng hóa cho các vùng phụ cận khác. Với gần 600 hộ cá thể kinh doanh trong 20 ngành hàng, Chợ Hàng Da đáp ứng được nhu cầu của đông đảo người dân sống xung quanh khu vực và khách tham quan mua sắm.

– Chợ Hàng Bè

du lịch Hà Nội
Một góc chợ Hàng Bè. Ảnh: Internet

Hàng Bè là một trong những ngôi chợ đã gắn bó với người dân phố cổ cả trăm năm nay. Trải qua bao lần đổi thay, nó trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân Hà Nội. Với người Kẻ Chợ – Thăng Long, chợ Hàng Bè còn là nơi sinh hoạt, giao lưu, là một không gian văn hóa của những người dân sống trong phố cổ.

– Chợ đêm trên phố Hàng Đào (Chợ đêm Đồng Xuân)

Đây là khu chợ đêm nổi tiếng nhất Hà Nội thường được mở vào các ngày cuối tuần trên tuyến phố đi bộ Hàng Ngang – Hàng Đào. Chợ đêm Đồng Xuân là những quầy hàng nhỏ được xếp ở giữa phố, khách du lịch vừa có thể mua hàng ở đây vừa ngắm cảnh phố phường vào ban đêm. Chợ chuyên bán đồ lưu niệm, quần áo và có một số món ăn vặt Hà Nội.

– Chợ quả đêm Long Biên

Chợ hoa quả đêm Long Biên là chợ đầu mối hoa quả của thủ đô. Chợ thường mở vào lúc 2 giờ sáng. Khu chợ khá tấp nập với người mua và người bán, từng chuyến xe tải chở hoa quả từ khắp các nơi đều tập trung tại đây.

– Chợ hoa Quảng Bá

du lịch Hà Nội
Chợ hoa Quảng Bá. Ảnh: Internet

Chợ hoa Quảng Bá cũng mở vào lúc nửa đêm, sau khi dạo một vòng quanh chợ đêm Đồng Xuân, rồi ghé sang chợ hoa quả Long Biên, du khách hãy đến chợ hoa Quảng Bá. Nơi đây rực rỡ các sắc màu hoa dưới ánh đèn, được những người nông dân trồng hoa ở các làng hoa Hà Nội như làng hoa Tây Tựu, làng hoa Quảng Bá… đem về tập trung ở Hà Nội.

Các tuyến phố Hà Nội

Bên cạnh các trung tâm mua sắm nổi tiếng, khu chợ đêm nấp tập, ghé thăm Hà Nội, du khách còn có thể vừa đi bộ ngắm cảnh, vừa mua sắm trên các tuyến phố quanh khu vực Hồ Gươm như: phố Hàng Bạc, Hàng Trống, Hàng Mã, Hàng Đào, phố Thuốc Bắc, phố Tràng Tiền… Chắc chắn đây sẽ là một trong những trải nghiệm ấn tượng tuyệt vời về một Hà Nội cổ, bình yên, thơ mộng nhưng không kém phần tấp nập, hiện đại.

Cẩm nang du lịch Hà Nội – ChuduInfo

Lưu ý khác khi du lịch Hà Nội

Đặt phòng khách sạn

Nếu bạn lần đầu đến Hà Nội thì nên trải nghiệm lưu trú ở khu phố cổ một lần. Hãy chọn và đặt các khách sạn ở Nhà thờ Lớn, Mã Mây, Hàng Hành, Hàng Trống, Hàng Gai,… Từ đây bạn có thể cảm nhận được sự nhộn nhịp của Hà Nội về đêm một cách dễ dàng nhất. Đối với những ai thích không gian yên tĩnh thì khách sạn quanh khu vực Hồ Tây là lựa chọn dành cho bạn.

du lịch Hà Nội
Khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội. Ảnh: Sưu tầm

Trang phục

Bạn nên chú ý mang theo quần áo gọn nhẹ, dễ giặt, dễ gấp nhỏ. Vào mùa đông, nhiệt độ ở Hà Nội rất thấp, mặc nhiều lớp áo mỏng sẽ giúp bạn giữ được thân nhiệt ổn định lâu hơn việc mặc những chiếc áo to sụ, dày cộm. Nên mặc chiếc áo thun dài tay để giữ nhiệt, lớp thứ 2 là áo len rồi đến áo khoác. Áo khoác ngoài cùng nên là áo gió hoặc áo da, chống thấm nước.

Nếu thăm lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, bảo tàng hay chùa chiền các bạn chú ý ăn mặc kín đáo, trang nghiêm.

Ngoài ra, tùy theo thời điểm du lịch, bạn nên mang theo nón, áo mưa, dù, vớ, khăn quàng cổ, giày dép gọn nhẹ, chống trượt.

du lịch Hà Nội
Nên chú ý mang theo trang phục gọn nhẹ. Ảnh: Internet

Những lưu ý khác

– Bạn nên mang theo các loại thuốc cảm, băng cá nhân, oxy già, thuốc trị côn trùng cắn, thuốc đau bụng, dầu, thuốc say tàu xe, máy bay,…

– Bạn nên mang theo tiền bạc và giấy tờ quan trọng bên mình khi ra khỏi khách sạn.

– Hãy có một tấm bản đồ để xác định quãng đường đi, tránh việc bị người khác (xe ôm, taxi) đưa đi lòng vòng rồi tính tiền. Hãy hỏi về giá cả trước khi sử dụng bất cứ dịch vụ nào. Cách tốt nhất là bạn nên nhờ lễ tân tại khách sạn mình ở tư vấn, giúp đỡ khi cần thông tin.

– Khi đi mua sắm, bạn tránh xem hàng vào lúc sáng sớm, tránh hỏi giá nhiều mà không có ý định mua.

– Nên tham khảo giá cả ở nhiều nguồn khác nhau và nhất định phải trả giá để tránh việc “bị hớ” hoặc bị “chặt chém” khi mua hàng.

– Để thưởng thức hết vẻ đẹp thiên nhiên, kiến trúc kỳ vĩ ở các chùa lớn thì không nên đi các chùa vào mùa lễ hội.

– Không nên ra ngoài sau 12 giờ đêm vì đường rất vắng vẻ, không đảm bảo an toàn nhất là đối với khách du lịch.

Cẩm nang du lịch Hà Nội – ChuduInfo

Nào mình cùng đi Vinpearl với Chudu24!

đặt phòng vinpearl

Tháng 3 này, chương trình khuyến mãi Nào mình cùng đi Vinpearl với Chudu24! sẽ mang tới bạn ưu đãi hấp dẫn khi đặt phòng Vinpearl tại Chudu24

-Đặt từ 1 phòng – 2 phòng, tặng cash voucher trị giá 2% tổng giá trị tiền phòng
-Đặt từ 3 phòng – 5 phòng, tặng cash voucher trị giá 3% tổng giá trị tiền phòng
-Đặt từ 6 phòng – 9 phòng, tặng cash voucher trị giá 4% tổng giá trị tiền phòng

Áp dụng cho đặt phòng Vinpearl đáp ứng điều kiện:

– Thời gian đặt thành công: từ nay – 31/3
– Thời gian ở: từ nay – 15/5/2017
– Để được áp dụng ưu đãi xin vui lòng cung cấp mã code chương trình VPT3 cho nhân viên cskh của Chudu24 (khi đặt phòng qua điện thoại) hoặc điền mã code vào phần Ghi Chú trên form đặt phòng (khi đặt phòng qua website Chudu24)

Không áp dụng cho giai đoạn lễ 30/4

Lưu ý

– Cash voucher có thể sử dụng để khấu trừ trực tiếp cho các đặt phòng tại Chudu24.
– Chương trình áp dụng cho tất cả các khách sạn/resort thuộc hệ thống Vinpearl.
– Giá trị cash voucher chỉ tính trên tiền phòng, không bao gồm các dịch vụ cộng thêm và phụ thu.
– Chương trình chỉ áp dụng cho booking dưới 10 phòng, trong trường hợp đặt từ 10 phòng trở lên, xin vui lòng liên hệ Chudu24 để nhận được mức ưu đãi tốt nhất.
– Để đặt phòng, nhận quà và được tư vấn chi tiết, hãy gọi ngay tổng đài Chudu24 1900545440 hoặc email: datphong@chudu24.com

 

Du lịch An Giang – Kinh nghiệm & thông tin hữu ích

Du lịch An Giang – Tổng quan

Nói đến du lịch Miền Tây thì bạn không thể không nhắc đến du lịch An Giang, nơi còn được biết đến với cái tên miền đất Bảy Núi (quê hương Thất Sơn). Vùng đất miền Tây quen thuộc nhưng chứa đựng nhiều điều bí ẩn.

Du lịch An Giang
An Giang – Ảnh: Internet

An Giang là tỉnh duy nhất thuộc đồng bằng sông Cửu Long nhưng lại có nhiều dãy núi, trong khi những tỉnh miền Tây khác không có, trong đó nổi tiếng nhất là núi Sam (có miếu Bà Chúa Xứ), núi Cấm (có tượng Phật Di Lặc lớn nhất Châu Á). An Giang lại có rừng tràm Trà Sư là nơi cư trú của chim trời; có hồ nước trời (Búng Bình Thiên) mênh mông sắc vàng bông điên điển; có kênh Vĩnh Tế nhộn nhịp thuyền chài vào mùa nước nổi. Ngoài ra An Giang cũng còn có nhiều điểm du lịch văn hóa khác như các đền thờ Hồi Giáo, các ngôi chùa mang đậm kiến trúc Khơme, và đặc biệt là lễ hội đua Bò.

Du lịch An Giang
Tượng Phật Di Lạc – Ảnh: Internet

Đi An Giang khi nào

Đi du lịch An Giang mùa nào cũng đẹp, song nếu đến vào tháng 4 hay tháng 8 âm lịch, bạn sẽ được hòa mình vào hai lễ hội lớn là lễ hội bà chúa Xứ núi Sam ( 23/4 – 27/4 ) và lễ hội đua bò ( cuối tháng 8 ). Các tháng 7-8 hay có mưa nên bạn cần mang theo áo mưa hay dụng cụ cần thiết để đi mưa nhé.

Đi đâu, chơi gì ở An Giang

Chùa Hang
Chùa Hang hay còn gọi là Phước Điền Tự, tọa lạc nơi triền núi Sam, thành phố Châu Đốc, An Giang. Chùa cách chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, miếu Bà Chúa Xứ núi Sam khoảng 1 km, có lịch sử hơn 100 năm tuổi. Đến đây bạn cứ ngỡ như trút bỏ được tất cả bụi trần, với không gian yên tĩnh, tầm nhìn thoáng đãng.

Du lịch An Giang
Chùa Hang – Ảnh: Internet

Chùa Hang do bà Lê Thị Thơ (biệt danh bà Thợ), pháp hiệu Diệu Thiện lập nên. Ban đầu, chùa chỉ là một chiếc am nhỏ bằng tre lợp lá. Năm 1885, cảm mến công đức bà Thợ, ông phán Thông (Nguyễn Ngọc Cang) đã cùng Nhân dân Châu Đốc quyên góp tiền và ngày công xây dựng lại chùa, với nền lót gạch tàu, cột bằng căm xe, kèo thao lao… Từ năm 1937 đến nay , chùa đã nhiều lần được trùng tu và xây dựng.
Từ chân núi đến chùa Hang bạn phải vượt qua 300 bậc thang cao.

Du lịch An Giang
Chùa Hang – Ảnh: Internet

• Rừng tràm Trà Sư
Bạn có thể chèo thuyền vào rừng tràm Trà Sư trong những ngày có nắng và sẽ thấy một khung cảnh vừa nên thơ nhưng cũng không kém phần huyền bí. Với những rạch xanh rì màu bèo tấm, lâu lâu lại có những cây bổng điên điển vàng chấm phá, cảm giác cứ như là lạc vào một chốn thần tiên của hành tinh Pandora trong bộ phim Avatar vậy.

Du lịch An Giang
Rừng tràm Trà Sư – Ảnh: Internet

• Đồi Tức Dụp
“Qua nhiều thế kỷ, nhiều người tìm đến đây khẩn hoang mở đất. Với cái nắng cháy da của mùa hạn, cơn khát nước đến thiếp đi, trong cơn mơ, các cụ tổ đã nghe tiếng róc rách của suối, khi tỉnh giấc lúc bình minh, các cụ tổ tìm ra nguồn nước từ các khe đá của ngọn Đồi. Dân làng mừng vui quá bèn đặt tên cho ngọn đồi là Tuc Chup – tiếng Khơme có nghĩa là nước chảy trong đêm, sau gọi trại ra là Tức Dụp” Và đó chính là ý nghĩa của cái tên đồi Tức Dụp.

Du lịch An Giang
Đồi Tức Dụp – Ảnh: Internet

• Núi Sam
Núi Sam không cao lắm, chỉ cao tầm 284 m, có đường nhựa dài khoảng 5 km cho xe chạy vòng quanh lên tận đỉnh núi. Núi Sam cùng các ngọn núi khác vùng Bảy Núi là những điểm nhấn tạo nên cảnh quan tự nhiên rất thơ mộng ở miền Tây Nam. Theo truyền thuyết, núi có nhiều linh hiển, nên người dân từ khắp nơi trên cả nước về đây cúng lễ rất đông. Vì đây là ngọn núi thiêng, nên có gần 200 ngôi đền, chùa, am, miếu nằm rải rác ở chân núi, sườn núi và cả trên đỉnh. Trên đỉnh núi có một pháo đài được xây dựng từ thời Pháp.

Du lịch An Giang
Núi Sam – Ảnh: Internet

Cánh đồng Tà Pạ
Là một phần của vùng Tứ giác Long Xuyên, hàng năm An Giang hiển nhiên là một trong những tỉnh miền Tây chịu sự ảnh hưởng rất lớn của nước lũ đổ về. Nhìn từ trên cao, Tà Pạ như một tấm thảm xanh ngút ngàn màu lúa non, lác đác điểm tô bằng những ngọn thốt nốt cao vút.

Du lịch An Giang
Cánh đồng Tà Pạ – Ảnh: Internet

Gần đến mùa thu hoạch, cánh đồng sẽ chuyển thành nhiều mảng màu rực rỡ: màu xanh mượt màu của lúa đang ngậm đồng, màu vàng nhạt của lúa vừa trổ hạt, màu vàng tươi rạng rỡ của lúa sắp vào vụ gặt, màu vàng đậm trĩu hạt của những khoảnh ruộng đang mùa thu hoạch, và cả màu nâu sạm loang lổ của gốc rạ lởm chởm, chơ vơ…

Du lịch An Giang
Cánh đồng Tà Pạ – Ảnh: Internet

• Tây An Cổ Tự
Ở ngã ba Núi Sam, có một ngôi chùa gọi là Tây An Cổ Tự. Chùa được xây dựng ở độ cao 284m so với mặt nước biển, theo lối chữ “tam”, kết hợp phong cách kiến trúc Ấn Độ và nghệ thuật Hồi giáo cùng kiến trúc chùa cổ của Việt Nam. Chùa Tây An không chỉ là một nơi hành hương, lễ bái, mà còn là một thắng cảnh du lịch nổi tiếng của An Giang.

Du lịch An Giang
Tây An Cổ Tự – Ảnh: Internet

• Miếu Bà Chuối Xứ
Đến với núi Sam, chắc hẳn chúng ta không thể bỏ qua Miếu Bà Chúa Xứ. Tọa lạc dưới chân núi Sam, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, Miếu Bà được xây dựng với kiến trúc tháp dạng hoa sen nở với mái tam cấp ba tầng và ngói xanh cùng với các hoa văn đậm nét nghệ thuật. Mỗi năm, từ ngày 23 đến 27/4 âm lịch, người dân nơi đây nói riêng và du khách cả nước nói chung, tổ chức lễ hội Vía Bà nhằm cầu nguyện và tưởng nhớ công lao của người giúp dân dẹp loạn, ban mưa thuận gió hòa.

Du lịch An Giang
Miếu Bà Chuối Xứ – Ảnh: Internet

• Thánh đường Mubarak 
Người Chăm theo đạo Hồi, nên nơi đây có rất nhiều thánh đường và tiểu thánh đường; nổi bật nhất trong số đó là thánh đường Mubarak được công nhận là di sản quốc gia. Từ bến phà Châu Giang, bạn rẽ tay trái là có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của công trình này.

Du lịch An Giang
Thánh đường Mubarak – Ảnh: Internet

• Hồ bơi trên núi Sam
Đây là hồ bơi thuộc resort Victoria ngự trị trên núi Sam. Resort được xây dựng theo phong cách tối giản, hiện đại, hoà quyện với thiên nhiên xung quanh và đặc biệt nhất là view tràn đồng lúa độc đáo.

Du lịch An Giang
Hồ bơi tại Victoria Núi Sam Lodge – Ảnh: Internet

• Những cánh đồng thốt nốt
Những hàng thốt nốt cao ngút giáp với vùng Tịnh Biên (An Giang) từ lâu đã trở thành nếp sống nếp nghĩ của người dân nơi đây. Cuộc sống của họ thường gắn liền với những sản phẩm làm từ cây thốt nốt và đây được xem là “đặc trưng” khi đến với mảnh đất Tịnh Biên này.

Du lịch An Giang
Những cánh đồng thốt nốt – Ảnh: Internet

• Búng Bình Thiên
Dạo chơi Búng Bình Thiên vào mùa nước nổi vào tháng 7 đến tháng 10 âm lịch, bạn có thể du thuyền trên mặt hồ ngắm nhìn phong cảnh thiên nhiên hữu tình ngập tràn sắc vàng của hoa điên điển, ngắm cảnh sắc của hồ nước trời ban. Hay tham quan “Hồ nước của trời” Búng Bình Thiên cách thị xã Châu Đốc 25 km có hồ nước rộng, nước trong là nơi sinh sống của người Chăm.

Du lịch An Giang
Búng Bình Thiên – Ảnh: Internet

Đến và đi lại An Giang bằng gì

Vì An Giang là tỉnh thuộc miền Tây Nam Bộ nên sẽ gần TP.HCM hơn các tỉnh khác. Để có thể dễ dàng đến An Giang nếu ở các tỉnh thành khác bạn có thể di chuyển bằng máy bay, tàu hỏa ( xe lửa) hoặc xe khách đến TP.HCM rồi khởi hành đi An Giang nhé.
Để đến được An Giang bạn có thể mua vé tuyến TP.HCM – An Giang ở bến xe miền Tây hoặc văn phòng của các hãng. Giá vé dao động từ 70.000 – 130.000 đồng/ vé/ một chiều. Thời gian di chuyển khoảng 6 -7 tiếng.

Du lịch An Giang
Bến xe miền Tây – Ảnh: Internet

Ăn gì và ăn ở đâu tại An Giang

• Cơm Tấm nhuyễn Long Xuyên
Ẩm thực Long Xuyên vô cùng phong phú. Và cơm tấm nhuyễn chính là một trong những món ăn nổi tiếng ở đây. Khác với cơm tấm Sài Gòn với những lát thịt to, cơm tấm Long Xuyên có hạt nhuyễn, thịt nướng thái mỏng, điểm thêm bì và vài lát trứng kho, ăn kèm với dưa chua làm từ các loại rau như rau muống, ngó sen hoặc là cà rốt, cải trắng thái mỏng. Địa chỉ: Cơm Tấm Hướng Dương ( chợ vải Long Xuyên, 18 Phan đình phùng).

Du lịch An Giang
Cơm Tấm nhuyễn Long Xuyên – Ảnh: Internet

• Lẩu Mắm An Giang
Đây là một món ăn vô vùng dân dã của miền Tây. Một nồi lẩu mắm sẽ có thịt, tôm, mực, cá… được nấu bằng mắm cá linh, ăn kèm với các loại rau sống như điên điển, rau nhút, diếp cá, giá, hẹ… Ở Long Xuyên, nếu bạn muốn thưởng thức món ăn này thì hãy đến quán Lẩu Mắm Cây Dừa – 95 Trần Hưng Đạo, thành phố Long Xuyên (đối diện Metro Long Xuyên) với giá khoảng 150.000 đến 200.000 đồng.

Du lịch An Giang
Lẩu Mắm An Giang – Ảnh: Internet

• Bún cá lóc Châu Đốc
Đến Châu Đốc dĩ nhiên bạn không thể bỏ qua món ăn nổi tiếng ở đây là bún cá với những miếng cá lóc vàng ươm, chả lụa, thịt quay ăn kèm rau nhút cộng với nước chấm làm bằng mắm thắng đường và ớt, tạo nên một hương vị vô cùng độc đáo. Bạn có thể thưởng thức món ăn tại chợ Châu Đốc và một số hàng quán ở nội ô thành phố.

Du lịch An Giang
Bún cá lóc Châu Đốc – Ảnh: Internet

• Mắm Châu Đốc
Và một đặc sản không thể nhắc đến nữa chính là mắm, mắm Châu Đốc có bán khắp nơi nhưng tập trung nhiều nhất là ở chợ Châu Đốc. Mắm có nhiều loại, tùy từng loại cá và cách thức chế biến mà người ta có thể xé nhỏ, để nguyên con, lóc lấy phi lê hoặc để cả xương. Một vài loại mắm dễ ăn mà bạn có thể mua tại chợ là mắm linh, mắm sặt, mắm lóc, mắm trèn, mắm rô, mắm chốt…

Du lịch An Giang
Mắm Châu Đốc – Ảnh: Internet

• Đường thốt nốt
Thốt nốt là một loài cây đặc trưng ở vùng Bảy Núi, không chỉ cho nước uống mát lành mà còn là nguyên liệu làm món đường thốt nốt đặc sản của người An Giang. Đường thốt nốt chính hiệu được làm từ mật hoa và trái thốt nốt, trải qua nhiều công đoạn để cho ra những khoanh đường màu vàng da bò, ngọt thanh, thơm dịu và khi ăn có vị béo.
Ngoài cách thưởng thức trực tiếp để cảm nhận vị ngon ngọt, đường thốt nốt còn được dùng để nấu chè đậu xanh, pha nước mắm để làm tăng hương vị.

Du lịch An Giang
Đường thốt nốt – Ảnh: Internet

• Bánh bò rễ tre
Bánh bò là một loại bánh quen thuộc nhưng bánh bò rễ tre thì chỉ ở An Giang mới có. Sở dĩ có tên gọi là bánh bò rễ tre vì khi cắt ngang miếng bánh sẽ hiện ra những ống khí trông y hệt như rễ tre – một đặc điểm mà các loại bánh bò thông thường không có. Theo kinh nghiệm của những người làm bánh, bánh càng có nhiều “ống tre” thì sẽ càng ngon.

Du lịch An Giang
Bánh bò rễ tre – Ảnh: Internet

Bánh bò rễ tre có nhiều ở vùng Tân Châu, An Giang. Bánh có vị béo của nước cốt dừa, ngọt thanh của đường thốt nốt và vị nồng của bột lên men. Bánh bò rễ tre thường có màu vàng mật ong trông rất đẹp mắt. Bánh sản xuất không hương liệu, phẩm màu, có thể để qua ngày.

• Cá lóc nướng trui
Cá lóc dùng nướng trui phải là loại cá lóc đồng, thật tươi và đem rửa cho sạch bùn nhớt. Sau đó, người ta xuyên một que tre qua thân cá (mà không cần đánh vảy hay làm ruột) rồi cắm xuống đất, phủ rơm khô lên và châm lửa đốt. Nướng cá phải chín vừa phải, sao cho vảy cá cháy đều nhưng không làm khét thịt cá. Khi cá vừa chín tới, phần vảy cá cháy được cạo bớt và trút ra khỏi que tre rồi thưởng thức.

Du lịch An Giang
Cá lóc nướng trui – Ảnh: Internet

Cá lóc nướng trui ngon khi chín đều sẽ để lộ phần thịt trắng, khói bốc lên thơm phức. Ăn kèm là bánh tráng, bún tươi và các loại rau thơm, chuối chát, khế chua, đọt xoài, đọt cóc kèn… chấm kèm nước mắm chua ngọt, nước mắm me đều ngon. Địa chỉ: A Di cá lóc nướng (114 Bùi Thị Xuân, Mỹ Xuyên, Long Xuyên, An Giang

• Chuột đồng nướng muối ớt
Chuột đồng nướng muối ớt là một trong những món ăn ngon hết sảy của người miền Tây. Loại chuột dùng để ăn thịt là chuột đồng, quanh năm ăn lúa nên chắc thịt, thịt béo và rất ngọt.
Thịt chuột khi làm sạch sẽ đem ướp với muối, sả, ớt và các loại gia vị khác trong khoảng 30 phút cho thịt ngấm đều rồi cho lên bếp than nướng. Khi thịt chín sẽ có mùi thơm phức, miếng thịt săn lại và có màu vàng ruộm trông rất bắt mắt. Xé từng miếng thịt nóng hổi, chấm muối tiêu chanh và nhâm nhi vài ly rượu đế quả thì không có cao lương mĩ vị nào có thể sánh bằng.

Du lịch An Giang
Chuột đồng nướng muối ớt – Ảnh: Internet

• Canh chua cá linh bông điên điển
Có hai thứ làm nên đặc trưng của mùa nước nổi miền Tây là cá linh và bông điên điển. Cũng chính hai nguyên liệu này tạo nên món canh chua cá linh bông điên điển đặc trưng của người miền Tây.
Món canh chua này cũng được nấu tương tự như các loại canh chua thông thường khác. Cá linh sau khi làm sạch thì cho vào nồi nước me chua nấu. Đợi nước sôi rồi tiếp tục các nguyên liệu như giá, cà chua, ngò gai, rau thơm và bông điên điển vào nồi, nêm nếm gia vì rồi nhắc xuống.

Du lịch An Giang
Canh chua cá linh bông điên điển – Ảnh: Internet

Món canh chua cá linh hấp dẫn thực khách bởi vị ngọt thanh kèm chút beo béo của cá linh non, nước canh chua cùng với mùi thơm từ các loại rau nêm khiến bạn ăn mãi không thấy ngán.

Mua sắm và giá cả tại An Giang

• Mắm Châu Đốc
Đây là đặc sản nổi tiếng nhất của tỉnh An Giang, mắm Châu Đốc được làm từ nhiều loại cá khác nhau như: cá sặc, cá rô, cá linh…Mắm có thể ăn sống chấm với rau sống, thịt luộc hay nấu thành lẩu mắm, bún mắm với mùi vị hấp dẫn, đặc trưng. Khu vực bày bán nhiều nhất đó chính là chợ Châu Đốc và đây cũng là điểm tham quan cho du khách muốn mua sắm trong các chương trình du lịch miền Tây.

Du lịch An Giang
Mắm Châu Đốc – Ảnh: Internet

• Lạp xưởng bò
Lạp xưởng bò hay còn gọi là Tung lò mò, một món ăn đặc trưng của người Chăm ở An Giang, thịt bò trộn với cơm nguội và một số gia vị khác, sau đó đem phơi nắng. Khi ăn có thể nướng hoặc chiên, ăn kèm với rau sống, tương ớt.

Du lịch An Giang
Lạp xưởng bò – Ảnh: Internet

• Đường thốt nốt
Thốt nốt là loài cây đặc trưng của tỉnh An Giang, cây thốt nốt nhìn như cây cọ, cao từ vài mét tới vài chục mét. Người dân mỗi sáng trèo lên ngọn cây để lấy nước thốt nốt, sau đó về thắng lại cho ra những viên đường thốt nốt ngọt đến lịm lưỡi, đường thốt nốt dùng để nấu chè thì mùi vị không thể chê vào đâu được. Khi du lịch miền tây bạn sẽ thấy món chè làm từ đường thốt nốt thường hay đưa vào thực đơn cho phần tráng miệng trong các bữa ăn của du khách.

Du lịch An Giang
Đường thốt nốt – Ảnh: Internet

• Cà Na
Cà na là loại trái ăn chơi rất phổ biến ở địa phương. Trái cà na sau khi được hái thì đập cho dập, bỏ bớt nước cho hết vị chát, trộn đều với đường. Khi ăn chấm với muối ớt, du khách sẽ cảm nhận được độ giòn, vị ngọt hơi chua xe lẫn vị cay của ớt. Một loại trái cây rất đặc biệt chỉ có ở An Giang là chủ yếu.

Du lịch An Giang
Cà Na – Ảnh: Internet

• Dưa xoài non
Vung cù lao Giêng huyện chợ Mới nổi tiếng với đặc sản dưa xoài non hiện đang được bày bán rất nhiều siêu thị trên cả nước. Xoài non chừng ngón chân cái, rửa sạch chẻ đôi ngâm với nước đường thắng với ớt dầm. Vị chua, ngọt lẫn lộn kèm với đĩa muối ớt đã làm cho món dưa xoài non chiếm được tình cảm không chỉ của người dân xứ này mà còn của cả du khách thập phương.

Du lịch An Giang
Dưa xoài non – Ảnh: Internet

Lưu ý khác khi đi du lịch An Giang

Bạn nên mặc quần áo nhẹ, gọn, dễ vận động. Mang áo khoác, mũ, kem chống nắng, kem chống muỗi, thuốc trị côn trùng, thuốc đau bụng (đề phòng khi thưởng thức các món lạ). Nên mang giày thể thao hay giày bệt để leo núi, và cầm theo bộ kim, chỉ, nút áo, kim băng đề phòng các trường hợp bất ngờ.

• Về lưu trú

Ở An Giang có khá nhiều khách sạn với giá tốt để bạn có thể dừng chân nghỉ dưỡng và tham quan An Giang, nếu bạn có nhu cầu về khách sạn có hồ bơi bạn có thể tham khảo:
Khách sạn Victoria Châu Đốc

Du lịch An Giang
Khách sạn Victoria Châu Đốc – Ảnh: Chudu24

Victoria Nui Sam Lodge

Du lịch An Giang
Victoria Nui Sam Lodge – Ảnh: Chudu24

Du lịch An Giang nghỉ dưỡng đầu năm – Liên hệ ngay Chudu24 để được hỗ trợ giá tốt nhất.

Cẩm nang du lịch Quy Nhơn

Cẩm nang du lịch Quy Nhơn mục lục:

Tổng quan du lịch Quy Nhơn
Đi Quy Nhơn khi nào?
Đi đâu, chơi gì ở Quy Nhơn
Đến và đi lại Quy Nhơn bằng gì
Ăn gì và ăn ở đâu tại Quy Nhơn
Mua sắm và giá cả tại Quy Nhơn
Lưu ý khác khi du lịch Quy Nhơn


Tổng quan du lịch Quy Nhơn

Quy Nhơn là thành phố thuộc tỉnh Bình Định và là một trong 8 đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh của Việt Nam. Là một thành phố ven biển miền Trung, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kĩ thuật và du lịch của tỉnh Bình Định. Trước khi thuộc về Việt Nam, Quy Nhơn là đất của người Chăm-pa. Các di tích của người Chăm vẫn còn ở thành phố biển trẻ trung này.

Du lịch Quy Nhơn
Quy Nhơn – Ảnh: Internet

Nơi đây nổi tiếng bởi phong cảnh đẹp như Ghềnh Ráng với Bãi Trứng nơi Nam Phương Hoàng Hậu từng tắm. Kế tiếp là bãi biển Trung Lương, rồi thì Mộ Hàn Mạc Tử, và còn nhiều địa danh khác nữa. Đặc biệt Bình Định còn là quê hương của Hoàng Đế Quang Trung lừng lẫy. Có thể nói du lịch Quy Nhơn đã trở thành điểm đến thu hút du khách trong thời gian gần đây.

Du lịch Quy Nhơn
Quy Nhơn – Ảnh: Internet

Hãy cùng ChuduInfo bắt đầu khám phá Cẩm nang du lịch Quy Nhơn dưới đây, để tìm hiểu về các thông tin hữu ích cho chuyến đi của bạn.

Đi Quy Nhơn khi nào

Quy Nhơn có lẽ là đẹp nhất vào mùa thu, thời tiết sẽ không quá nóng như những ngày đầu hè, nắng không còn quá hanh như những ngày tháng 6, mà tiết trời tháng 8 dìu dịu, nắng ươm vàng, gió thoảng nhè nhẹ.
Nhưng không chỉ có mùa thu mới được đi Quy Nhơn đâu nhé, các mùa đều có thể đi nhưng  bạn nhớ chuẩn bị kem chống nắng và ô dù là được.

Cẩm nang du lịch Quy Nhơn – ChuduInfo

Đi đâu, chơi gì ở Quy Nhơn – Cẩm nang Vui Chơi

Các bãi biển tại Quy Nhơn
Bãi Kỳ Co 
Nằm cách thành phố Quy Nhơn khoảng chừng 25 km, bãi Kỳ Co thuộc xã đảo Nhơn Lý mang một vẻ đẹp hoang sơ mà ít người biết đến. Đây được xem là “đệ nhất thiên đường” của Nhơn Lý bởi bãi tắm Kỳ Co là bãi ngang, có diện tích hơn 1 km² với bờ biển nông, lặng sóng. Bãi tắm là sự phối hợp tuyệt vời giữa nước biển trong xanh, gành đá núi kỳ vĩ và bãi cát vàng nguyên sơ.

Du lịch Quy Nhơn
Bãi Kỳ Co – Ảnh: Internet

Bãi Eo Gió 
Eo Gió là một trong những điểm đến giàu tiềm năng nằm trên địa bàn thôn Hưng Lương. Đây là một eo núi hình cánh cung, sườn núi đá cheo leo hiểm trở với độ cao hơn 70 m, thuộc dãy Núi Cấm – dãy núi án ngữ phía Đông của xã, nối liền hai thôn Hưng Lương và Xương Lý, chạy dài theo hướng Bắc – Nam.
Thắng cảnh Eo Gió được biết đến bởi vẻ đẹp nguyên sơ và hùng vĩ với mặt nước biển trong xanh, những sườn núi đá cao cheo leo với nhiều hình thù lạ mắt.

Du lịch Quy Nhơn
Bãi Eo Gió – Ảnh: Internet

Các bãi tắm chủ yếu là các bãi đá cuội và đẹp nhất vào hè và thu. Thời gian này, Eo Gió trở thành một vịnh kín gió, mặt biển yên lặng, nước trong xanh, mát rượi, phù hợp với những chuyến lặn biển khám phá và ngắm san hô hay câu cá trên các gộp đá…

Bãi Hòn Sẹo
Là một hòn đảo nhỏ nằm về hướng Đông Nam của xã Nhơn Lý, cách đất liền khoảng 5 km. Các bãi tắm là bãi đá cuội tròn (không có bãi cát) được tạo nên từ những vách đá bị bào mòn nên có vực nước sâu, bên dưới là những rạn san hô, thích hợp cho việc khám phá đáy biển, bắt các loại ốc vú nàng, bào ngư… hoặc câu cá.
Tại Hòn Sẹo có nhiều vòm hang do vách núi tạo nên, nhiều cảnh đẹp. Tuy nhiên, việc neo đậu tàu thuyền ở đây gặp khó khăn do các rạn san hô và nước sâu, di chuyển từ thuyền lên bờ cũng khá vất vả.

Du lịch Quy Nhơn
Bãi Hòn Sẹo – Ảnh: Internet

• Bãi Vũng Dứa
Bãi tắm nằm trên địa bàn thôn Hưng Lương, phía Tây Bắc dãy núi Cấm, cách bờ khoảng 1 km, có diện tích nhỏ và có tên gọi Vũng Dứa bởi có nhiều dứa dại dọc triền núi và bên cạnh bãi tắm. Ưu điểm ở bãi tắm này là nước trong xanh, sóng êm, bờ cát không sâu, đặc biệt có rạn san hô tuyệt đẹp nên tắm biển và lặn ngắm san hô được nhiều du khách ưa thích.
Mặt khác, do gần bờ nên phù hợp với du khách hay bị say sóng.

Du lịch Quy Nhơn
Bãi Vũng Dứa – Ảnh: Internet

• Bãi Rạng lớn
Theo nhiều người, bãi tắm này khá đẹp và giàu tiềm năng du lịch, chỉ sau bãi Kỳ Co. Nơi đây có bãi cát trắng trải dài, sóng êm và nhiều mỏm đá hình thù lạ mắt. Các hang đá quyến rũ là hang 3 Cửa Lò, hang Đá bàn, hang Kỳ Lân. Bãi nằm gần bờ Xương Lý ( khoảng 600 m) nên thuận tiện trong việc đi thuyền và ít bị say sóng.

Du lịch Quy Nhơn
Bãi Rạng lớn – Ảnh: Internet

Bãi biển Quy Nhơn
Quy Nhơn được biết đến với thành phố biển khi sở hữu nhiều bãi tắm đẹp hoang sơ và quyến rũ.
Nằm cạnh Trung tâm thành phố Quy Nhơn, bãi biển sở hữu đường cong giống như “vầng trăng khuyết” quyến rũ với biển xanh, cát vàng kéo dài 5 km từ mũi Tấn đến Ghềnh Ráng.
Đến đây ngoài vui chơi, tắm biển, nghịch cát, bạn còn được thưởng thức những món hải sản tươi ngon đặc trưng của vùng biển tại phố ẩm thực Xuân Diệu.

Du lịch Quy Nhơn
Bãi biển Quy Nhơn – Ảnh: Internet

Bãi Xép 
Cùng một cung đường Quy Nhơn – Sông Cầu là Bãi Xép. Ngoài lợi thế của một bãi tắm đẹp, Bãi Xép cũng xanh mát với vườn cây ăn quả, rừng dừa, rừng dương, bãi cỏ… khiến bạn có cảm giác đang ở một vùng quê yên tĩnh hơn là vùng biển sóng vỗ rì rào. Từ bãi Xép, bạn có thể ngắm nhìn vẻ đẹp của dãy Phương Mai, hòn Ngang, hòn Đất và vịnh biển Quy Nhơn xinh đẹp.

Du lịch Quy Nhơn
Bãi Xép – Ảnh: Internet

Bãi Trứng 
Bãi này còn được gọi với cái tên khác là bãi tắm Hoàng Hậu vì ngày xưa Nam Phương Hoàng Hậu hay đến đây tắm. Bãi trứng này nằm trong khu danh thắng Ghềnh Ráng, cách thành phố Quy Nhơn 3 km về phía Đông Nam.
Điểm đặc trưng của bãi tắm này là có những hòn đá tròn như quả trứng xếp chồng lên nhau khá ấn tượng. Đến với Bãi Trứng, ngoài ngâm mình dưới dòng nước xanh mát, bạn còn có thể tìm hiều và khám phá vẻ đẹp của Ghềnh Ráng, nhà thờ đá, mộ thi nhân Hàn Mặc Tử, Lầu Ông Hoàng,…

Du lịch Quy Nhơn
Bãi Trứng – Ảnh: Internet

Hòn Khô
Một trong những điểm đến hấp dẫn mà các bạn trẻ mê phượt không thể bỏ qua khi khám phá Quy Nhơn đó là Hòn Khô. Đảo Hòn Khô hay còn được gọi là Cù lao Hòn Khô nằm cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 16 km, thuộc thôn Hải Đông, xã Nhơn Hải là một những hòn đảo xinh đẹp của tỉnh Bình Định.
Hòn Khô còn “gây nghiện” cho du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc, làn nước biển trong xanh mà nó còn hốp hồn du khách với những món hải sản tươi ngon và màn lặn san hô dưới biển cực thú vị!

Du lịch Quy Nhơn
Hòn Khô – Ảnh: Internet

Các điểm tham quan khác tại Quy Nhơn
• Tháp Đôi
Tháp Đôi nằm trên đường Trần Hưng Đạo, thuộc phường Đống Đa, cách trung tâm Quy Nhơn 3 km. Tháp Đôi còn có tên gọi khác là tháp Hưng Thạnh, gồm hai tháp đứng song song với nhau, một tháp cao 20 m và tháp kia cao 18 m. Tháp Đôi được xây dựng vào khoảng niên đại từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13. Quanh tường phía ngoài, các nóc và trên nóc tháp có nhiều bức phù điêu chạm khắc các hình tượng thần, chim, thú theo tín ngưỡng của người Chăm. Tháp đã bị chiến tranh và thời gian tàn phá nặng nề. Từ năm 1991 đến năm 1997, tháp được trùng tu, gần như nguyên vẹn. Ngày nay, Tháp Đôi là điểm tham quan du lịch của du khách khi đến Quy Nhơn.

Du lịch Quy Nhơn
Tháp Đôi – Ảnh: Internet

Đồi cát Phương Mai 
Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn chừng 20 km, nằm ngay bên bãi biển Nhơn Lý. Cảm nhận đầu tiên khi đặt trên lên bán đảo Phương Mai, du khách hút hồn bởi vẻ đẹp còn rất hoang sơ, quyến rũ. Đi bộ trên những đồi cát có độ cao 100 m so với mực nước biển, du khách có cái nhìn bao quát thiên nhiên nơi đây. Ở độ cao này, du khách tha hồ ngắm nhìn những triền cát với vân cát uốn lượn kéo dài cả cây số, những rừng dương mới lên xanh ngát, gió từ biển thổi vào mát rượi tạo một cảm giác thật thoải mái.

Du lịch Quy Nhơn
Đồi cát Phương Mai – Ảnh: Internet

• Chùa Long Khánh
Toạ lạc ở số 141 Trần Cao Vân, được xây dựng vào cuối thế kỷ 18. Chùa Long Khánh là nơi truyền bá tín ngưỡng Phật giáo trong vùng bấy giờ. Chùa do hoà thượng Đức Sơn (người Trung Quốc) sáng lập. Hiện chùa còn lưu giữ hai vật quý: Thái Bình hồng chung (chuông Hồng Thái) được đúc vàp năm 1805 triều vua Gia Long. Tấm dấu biểu trưng Long Khánh Tự được in vào năm 1813 triều vua Gia Long.

Du lịch Quy Nhơn
Chùa Long Khánh – Ảnh: Internet

• Chùa Sơn Long
Chùa Sơn Long nay thuộc phường Nhơn Bình, cách cầu Trường Úc 700 m về hướng đông. Mặt tiền hình cánh cung niễng, mặt hậu đất đá lồi lõm sát vách núi. Tương truyền dưới chân núi phía sau chùa xưa có tảng đá rất lớn trông như miệng rồng có hàm trên, hàm dưới có một cái lưỡi nhỏ đưa ra ở chính giữa. Trong chùa có 15 ngôi mộ tháp lớn nhỏ, có những ngôi mộ vẫn còn giữ nét rêu phong cũ kỹ của mấy trăm năm về trước, có những mộ tháp đã được trùng tu khang trang hơn. Năm 1992, chùa đã cho xây dựng thêm tượng Bồ tát Quan Âm ở hướng tây. Năm 1996, xây tượng Thích ca Mâu Ni tọa thiền phía Tây Bắc…mang lại sắc khí mới cho chùa.

Du lịch Quy Nhơn
Chùa Sơn Long – Ảnh: Internet

Đến Sơn Long, du khách còn được chiêm ngưỡng tượng Phật Lồi 7 đầu rồng bằng đá nặng 1,5 tấn,cao 3,1 m với chạm khắc hoa văn sau lưng. Bức tượng xác định là của người Chăm tạc từ thế kỷ XIII. Dù dáng vẻ còn khiêm tốn nhưng chùa Sơn Long vẫn dập dìu khách phương xa đến thăm,vãn cảnh,…đặc biệt là vào dịp đầu năm mới.

Du lịch Quy Nhơn
Chùa Sơn Long – Ảnh: Internet

• Cầu Thị Nại
Quy Nhơn có cầu vượt Thị Nại là cây cầu vượt biển lớn nhất nước (dài 2.477,3 m, rộng 14,5 m, trọng tải 80 tấn gồm 54 nhịp, tổng vốn đầu tư là 500 tỷ đồng). Nằm trong hệ thống cầu đường Nhơn Hội là dài gần 7 km nối thành phố Quy Nhơn với bán đảo Phương Mai (khu kinh tế Nhơn Hội), gồm cầu chính vượt đầm Thị Nại, 5 cầu nhỏ qua sông Hà Thanh và đường dẫn 2 đầu cầu. Cầu được xây dựng trong 3 năm, khánh thành ngày 12/12/2006.

Du lịch Quy Nhơn
Cầu Thị Nại – Ảnh: Internet

• Nhà thờ Chính Tòa Quy Nhơn
Nhà thờ Chánh tòa Quy Nhơn (còn có danh hiệu Đức Mẹ Lên Trời và còn có tên khác là nhà thờ Nhọn) tọa lạc tại 122 đường Trần Hưng Đạo, thành phốQuy Nhơn. Nhà thờ có khuôn viên khá rộng và được trồng nhiều cây xanh…

Du lịch Quy Nhơn
Nhà thờ Chính Tòa Quy Nhơn – Ảnh: Internet

Cẩm nang du lịch Quy Nhơn – ChuduInfo

Đến và đi lại Quy Nhơn bằng gì

Phương tiện di chuyển đến Quy Nhơn
+ Máy bay: Quy Nhơn thuộc Bình Định nhưng sân bay gần nhất lại ở Phù Cát, nơi đây cách Quy Nhơn khoảng 30 km, nên đến sân bay bạn có thể di chuyển bằng taxi để đến Quy Nhơn. Về vé máy bay tùy vào hạng ghế sẽ dao động:
**Tp. HCM đi Quy Nhơn có mức giá vé dao động từ 700.000 – 900.000 đồng.
**Hà Nội đi Quy Nhơn có mức giá vé dao động từ 800.000 – 1.200.000 đồng.
– Bạn có thể tham khảo các hãng:
JetStar – Hotline: 19001550 – đặt mua tại website: www.jetstar.com
Vietnam Airline đặt mua tại website: www.vietnamairlines.com
VietJetAir – Hotline: 1900 1886. Đặt mua tại website: www.vietjetair.com
+ Tàu hỏa ( xe lửa): Ở TP.HCM bạn mất khoảng 10 tiếng đế đến Diêu Trì, từ Diêu Trì bạn đi taxi về Quy Nhơn mất chừng 30 phút, giá dao động khoảng từ 200.000 đến 500.000 đồng tùy vào hạng ghế. ( tham khảo tại đây).
+ Xe khách: Xe khách đi Quy Nhơn giá vé khoảng từ 300.000 – 370.000 đồng. ( Tham khảo những hãng xe như Phương Trang, Hoàng Long, Mai Linh,…).

Phương tiện di chuyển tại Quy Nhơn
Để đi lại các điểm du lịch trong thành phố Quy Nhơn bạn có thể di chuyển bằng xe buýt hoặc thuê xe máy.
Cũng như các thành phố khác, đến Quy Nhơn bạn có thể thuê xe máy đi tham quan với giá 100.000 – 120.000 đồng/ ngày. Để thuê xe bạn phải đặt CMND và tiền cọc khoảng 500.000 đồng.
Bạn có thể tham khảo tại điểm thuê xe gắn máy nổi tiếng ở Quy Nhơn là: Cửa hàng thuê xe Cường Thịnh số 103 Chương Dương, TP Quy Nhơn.

Cẩm nang du lịch Quy Nhơn – ChuduInfo

Ăn gì và ăn ở đâu tại Quy Nhơn – Cẩm nang ăn uống

Bánh canh chả cá
Bánh canh chả cá là đặc sản khá nổi tiếng ở Quy Nhơn, được bày bán ở nhiều con phố. Sự độc đáo của bánh canh chính là cách làm bánh, chả và chế biến nước dùng. Chả cá ở đây được chế biến hoàn toàn từ cá tươi với nhiều gia vị. Còn sợi bánh làm bằng bột gạo pha với bột mì, khi chín có độ dai và màu trong rất lạ. Nước dùng chủ yếu nấu bằng xương cá, đầu cá tạo ra cái ngọt thanh thanh, để lại cho người ăn cảm giác khó quên. Có thể tham khảo một số địa điểm: Bánh canh Bà O đường Bạch Đằng, bánh canh Quy Nữ đường Huyền Trân Công Chúa.

Du lịch Quy Nhơn
Bánh canh chả cá – Ảnh: Internet

Bánh xèo tôm nhảy
Là món bánh dân dã được rất nhiều người yêu thích, bánh xèo được làm từ bột gạo có quyện một chút bột nghệ và nước cốt dừa. Phần nhân bao gồm tôm đất nhỏ nhưng chắc thịt. Đĩa bánh xèo dọn ra với sắc màu vàng của nghệ, màu trắng phau của giá, màu đỏ của tôm và màu xanh của rau hòa quyện thành một món ăn đẹp mắt. Địa chỉ: Quán ăn ông Hùng (24 Diên Hồng), Gia Vỹ Quy Nhơn ( 14 Diên Hồng, 118 Đống Đa).

Du lịch Quy Nhơn
Bánh xèo tôm nhảy – Ảnh: Internet

• Bánh hỏi cháo lòng
Bánh hỏi là đặc sản Bình Định, tới Quy Nhơn du khách sẽ thấy nhan nhản những biển hiệu cháo lòng, bánh hỏi. Thật ra bánh hỏi, cháo lòng là hai món ăn khác nhau nhưng lại được người dân kết hợp với nhau tạo nên món ăn thú vị. Bánh hỏi là biến thể của bún tươi. Còn cháo được nấu khá loãng, bằng huyết ninh với nước cốt hầm từ xương và lòng lợn. Cháo vừa ngọt lại vừa thơm, ăn cùng với đĩa lòng lợn được chế biến khéo léo khiến món ăn này trở nên ngon ngọt khác thường.

Du lịch Quy Nhơn
Bánh hỏi cháo lòng – Ảnh: Internet

• Nem nướng, nem cuốn
Nem chợ huyện ngon do cách chế biến một phần nhưng yếu tố chính ở đây vẫn là thịt được chế biến từ heo cỏ nuôi dân dã. Nem có thể ăn với rau thơm, cuốn với bánh tráng, hoặc chỉ ăn mỗi nem để tận hưởng hương vị độc đáo của món đặc sản này. Nem khi được ăn chấm với nước mắm hay nước tương tùy theo khẩu vị của mỗi người. Tuy nhiên, nước chấm được ưa thích nhất vẫn là nước chấm được pha loãng với lạc giã nhỏ thêm đường và tỏi, ớt khiến nước chấm sánh, đậm đà. Địa chỉ: Nem chả nướng (Ngã 3 Phan Bội Châu – Trần Bình Trọng).

Du lịch Quy Nhơn
Nem nướng, nem cuốn – Ảnh: Internet

• Gỏi sứa
Gỏi sứa tai và gỏi sứa chân là món ăn được nhiều du khách đến Bình Định ưa thích. Gỏi sứa tai được làm từ sứa tai bóp sơ sau đó trộn cùng các loại gia vị, đậu phộng, chuối xanh, mướp đắng xắt mỏng, xoài xanh bào sợi và các loại rau thơm như rau răm, rau húng. Để làm gỏi sứa chân cầu kỳ hơn vì phải trộn cùng với thịt gà hoặc thịt lợn xắt mỏng cùng các loại ớt, xoài băm nhỏ, đậu phộng rang và một số loại rau thơm khác. Món ăn này sẽ ngon hơn nếu được chấm với mắm ruốc. Địa chỉ: Nhà hàng Hải Âu (489 An Dương Vương, Quy Nhơn).

Du lịch Quy Nhơn
Gỏi sứa – Ảnh: Internet

• Bánh bèo chén
Bánh bèo chén được làm từ bột gạo, tạo khuôn bằng những chiếc chén nhỏ. Mỗi chiếc bánh bèo chén Quy Nhơn chỉ có đường kính khoảng 2 đốt ngón tay. Giữa lòng chiếc bánh có một lỗ lớn, hõm xuống như má lúm đồng tiền. Mỗi đĩa bánh bèo thường được bày khoảng 10 chiếc nhỏ xinh, trắng muốt, thơm mùi gạo, dai và không hề bở. Sau đó người chế biến sẽ rắc ruốc tôm, đậu phộng giã nhỏ và hành lá lên trên, cuối cùng là chan nước chấm và rắc thêm vài mẩu bánh mì chiên giòn. Địa chỉ: Bánh Bèo – Trần Thị Kỷ (31 – 35 Trần Thị Kỷ).

Du lịch Quy Nhơn
Bánh bèo chén – Ảnh: Internet

• Gỏi cá chình
Là địa phương có nhiều ao, đầm nên Bình Định đã tạo môi trường sống thuận lợi cho nhiều loài cá đặc sản, trong đó có cá chình. Cá chình có thể chế biến nhiều món khác nhau, nhưng người dân bản địa và cả thực khách đều khoái khẩu nhất với món gỏi cá chình. Gỏi cá chình là một món ăn được chế biến vô cùng công phu từ việc chọn cá tươi sống đến công đoạn tẩm ướp gia vị sao cho vừa miệng nhất. Gỏi cá chình được xúc ăn với bánh tráng nướng và nước mắm giã gừng.

Du lịch Quy Nhơn
Gỏi cá chình – Ảnh: Internet

Cẩm nang du lịch Quy Nhơn – ChuduInfo

Mua sắm và giá cả tại Quy Nhơn – Cẩm nang Mua Sắm

• Rượu Bàu Đá
Để mua rượu Bàu Đá thì bạn có thể tới bất kỳ một khu chợ hay cửa hàng đặc sản nào ở Quy Nhơn, Bình Định. Nơi sản xuất ra loại rượu Bàu Đá là ở thôn Phù Lâm, xã nhân Lộc, huyện An Nhân nên nếu bạn muốn mua rượu chính gốc và nguyên chất nhất thì hãy tới địa chỉ này để mua. Giá bán của rượu Bàu Đá khá cao, một lít rượu Bàu Đá được bán ra khoảng 100.000 – 130.000 đồng. Loại rượu này được công nhận là một trong 10 loại rượu nổi tiếng hàng đầu ở Việt Nam nên bạn đừng bỏ qua khi đến đây.

Du lịch Quy Nhơn
Rượu Bàu Đá – Ảnh: Internet

• Bánh tráng nước dừa
Bánh tráng nước dừa là một trong những đặc sản được nhiều người yêu thích và mua về làm quà mỗi khi ghé Quy Nhơn. Điều đặc biệt là bánh tráng dừa chỉ ăn riêng chứ không dùng kèm các món khác như bánh tráng mè thông thường.

Du lịch Quy Nhơn
Bánh tráng nước dừa – Ảnh: Internet

• Nem Chợ Huyện
Nem chợ Huyện nổi tiếng khắp Bình Định với vị chua chua cay cay cực hấp dẫn được chế biến khá công phu. Nem chợ Huyện được bọc bằng lá ổi và lá chuối thành hình vuông nhỏ, bán với giá 3.500 – 4.000 đồng/chiếc. Nếu bạn muốn mua nem chợ Huyện về làm quà tặng người thân thì hãy tới chợ Quy Nhơn, chợ Phù Mỹ, chợ Đầm, chợ Dinh và chợ khu 6 hoặc tới nơi làm ra nem chợ Huyện ở xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước.

Du lịch Quy Nhơn
Nem Chợ Huyện – Ảnh: Internet

• Tré
Tré Bình Định được tạo hình như những chiếc “cán chổi” nhỏ xíu. Đây là một trong những “mồi nhậu” của người dân bản địa khi uống rượu bầu đá. Nguyên liệu để làm nên tré là thịt tai, thịt đầu, thịt ba chỉ cùng với mè, thính, riềng, ớt, lá ổi non và tỏi. Khi thưởng thức, chỉ cần bóc lớp vỏ bên ngoài là có thể ăn ngay. Món này thường được cuốn với bánh tráng cùng các loại rau sống, chấm mắm.

Du lịch Quy Nhơn
Tré – Ảnh: Internet

• Mực ngào tỏi ớt
Không khó để tìm mua mực ngào tỏi ớt bởi chúng được bán ở hầu hết các quán hàng ven biển hoặc trong thành phố. Để làm món này, khô mực sau khi nướng sơ sẽ tẩm các loại gia vị như mạch nha, ớt xào, tỏi… cho ngấm đều. Món ăn với đủ vị cay, mặn, ngọt mang đậm hương vị biển Quy Nhơn, rất thích hợp làm quà biếu hoặc mồi nhậu trong những buổi tụ tập bạn bè.

Du lịch Quy Nhơn
Mực ngào tỏi ớt – Ảnh: Internet

• Bánh ít lá gai
Là thứ bánh đơn sơ, mộc mạc và hồn hậu như con người đất võ nhưng hương vị ngọt lành của bánh ít lá gai luôn hấp dẫn du khách. Bánh ít lá gai được sử dụng trong những ngày giỗ, ngày lễ như cưới hỏi, thể hiện sự đảm đang khéo léo của người phụ nữ. Bánh được làm bằng bột nếp với lá gai và đường cát, nhân bánh làm bằng đậu xanh hoặc dừa nạo. Bánh ít lá gai dẻo, thơm, ăn không dính răng với vị ngọt của đường, vị thơm của nếp, vị bùi của đậu xanh, hương cay nồng của gừng tạo thành một món ăn đậm đà hồn quê Bình Định, giá một cái bánh khoảng 3.500 – 4.000 đồng.

Du lịch Quy Nhơn
Bánh ít lá gai – Ảnh: Internet

• Đồ lưu niệm và thủ công mỹ nghệ
Những món đồ được làm từ vỏ ốc, vỏ sò hay bức tranh cát của cô bé khuyết tật ở khu mộ Hàn Mặc Tử và bãi đá trứng Hoàng Hậu cũng là thứ mà khách du lịch thường xuyên lựa chọn mua về tặng người thân. Với bàn tay khéo léo của nghệ nhân tại Bình Định nên các món đồ trang sức, vòng tay, vòng cổ và chuông gió đều rất đặc sắc, đẹp mắt.

Du lịch Quy Nhơn
Đồ lưu niệm và thủ công mỹ nghệ – Ảnh: Internet

• Bánh hồng Tam Quan
Đặc sản bánh hồng Tam Quan được làm từ dừa và gạo nếp ngự có màu hồng nhạt hoặc trắng đục, khi ăn vừa mềm vừa thơm khiến ai ăn cũng nhớ mãi. Bánh hồng tại Bình Định được làm ở khá nhiều nơi nhưng tại thị trấn Tam Quan vẫn ngon hơn cả nên bạn có thể tới thị trấn Tam Quan để mua hoặc tới các cửa hàng đặc sản Bình Định. Bánh này có hạn sử dụng không được lâu nên bạn mua về hãy ăn nhanh và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Du lịch Quy Nhơn
Bánh hồng Tam Quan – Ảnh: Internet

• Dầu dừa tinh khiết ép lạnh
Với công dụng làm đẹp da, chống lão hóa da, làm mượt tóc, ăn cùng salad cực kỳ tốt. Nếu bạn mua dầu dừa trôi nổi trên thị trường do những người không có kinh nghiệm làm ra thì chắc chắn chất lượng, hạn sử dụng cũng không được lâu. Bình Định lại nổi tiếng là xứ dừa ở miền Trung nên tinh dầu dừa được làm ra ở đây đảm bảo tốt hơn những nơi khác rất nhiều. Giá bán dầu dừa tại Bình Định khoảng 40.000 – 50.000/lọ 100ml, mua nhiều giá sẽ giảm dần.

Du lịch Quy Nhơn
Dầu dừa tinh khiết ép lạnh – Ảnh: Internet

Cẩm nang du lịch Quy Nhơn – ChuduInfo

Lưu ý khác khi đi du lịch Quy Nhơn

Đến Quy Nhơn không nên bỏ qua hương vị ẩm thực phong phú của địa phương như: Bún chả cá, tré, bánh ít lá gai, bánh xèo, hải sản tươi…và đặc biệt nên thử qua rượu Bầu Đá trứ danh xưa nay.

Về lưu trú

Ở Quy Nhơn có khá nhiều khách sạn/ resort có giá tốt, một số resort có bãi biển riêng.
Một số resort được du khách yêu thích như:
FLC Luxury Resort Quy Nhơn

Du lịch Quy Nhơn
FLC Luxury Resort Quy Nhơn – Ảnh: Chudu24

Khách sạn FLC Luxury Quy Nhơn

Du lịch Quy Nhơn
Khách sạn FLC Luxury Quy Nhơn – Ảnh: Chudu24

AVANI Quy Nhơn Resort & Spa

Du lịch Quy Nhơn
AVANI Quy Nhơn Resort & Spa – Ảnh: Chudu24

khách sạn Quy Nhơn dưới 1 triệu có hồ bơi, bãi biển riêng bạn có thể tham khảo qua Chudu24.

Cẩm nang du lịch Quy Nhơn – ChuduInfo

Cẩm nang du lịch Hội An

Cẩm nang du lịch Hội An mục lục:

Tổng quan du lịch Hội An
Đi Hội An khi nào?
Đi đâu, chơi gì ở Hội An
Đến và đi lại Hội An bằng gì
Ăn gì và ăn ở đâu tại Hội An
Mua sắm và giá cả tại Hội An
Lưu ý khác khi du lịch Hội An


Tổng quan du lịch Hội An

Hội An là một thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam. Với yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, là nơi giao thương của những thuyền buôn đến từ Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ 17 và 18. Ngày nay du lịch Hội An luôn thu hút du khách trong và ngoài nước bởi sự cổ kính và êm đềm đến lạ.

Du lịch Hội An
Phố cổ Hội An – Ảnh: Internet

Trong suốt hai cuộc chiến tranh, Hội An may mắn không bị tàn phá và tránh xa được quá trình đô thị hóa nhanh chóng vào cuối thế kỷ 20. Là vùng đất hội tụ nhiều nền văn hóa nên Hội An cũng mang nhiều dấu ấn của các nề văn hóa khác nhau. Điều này được thể hiện trong các công trình kiến trúc như hội quán, đền miếu mang dấu tích của người Hoa, nằm bên những ngôi nhà truyền thống của người Việt và những ngôi nhà được xây theo kiến trúc Pháp.

Du lịch Hội An
Phố cổ Hội An – Ảnh: Internet

Bắt đầu từ những năm 1980, những giá trị kiến trúc và văn hóa của phố cổ Hội An dần được chú ý khiến nơi này dần dần trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn ở Việt Nam. Ngày nay, đến với Hội An bạn sẽ được chiêm ngưỡng những ngôi nhà cổ đã có từ hàng trăm năm trước, và tận hưởng không gian êm đềm, cổ kính đặc trưng của thành phố này.

Hãy cùng ChuduInfo bắt đầu khám phá Cẩm nang du lịch Hội An dưới đây, để tìm hiểu về các thông tin hữu ích cho chuyến đi của bạn.

Đi Hội An khi nào

Thời điểm du lịch Hội An lý tưởng nhất là vào tháng 2 đến tháng 4 hàng năm, lúc này ít mưa, thời tiết dễ chịu. Nếu đi vào mùa nắng khoảng tháng 7 – 9 hay mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 11, bạn cần chuẩn bị quần áo, đồ bơi, mũ nón, kem chống nắng, áo khoác. Nếu có thời gian, bạn nên sắp xếp đến thăm Hội An vào những ngày rằm, lúc này có hội thả đèn hoa đăng trên sông Hoài rất đẹp.

Cẩm nang du lịch Hội An – Mục Lục

Đi đâu, chơi gì ở Hội An – Cẩm nang Vui Chơi

Một số điểm tham quan ở Hội An
– Chùa Cầu
Tương truyền, chùa Cầu là chiếc cầu được các thương nhân Nhật Bản xây dựng vào đầu thế kỷ XVII mang theo nhiều huyền thoại. Về sau, cầu được các cư dân Hoa – Việt tu bổ và tôn tạo thành kiểu dáng kiến trúc như hiện nay. Cầu làm bằng gỗ, dài 18 mét và gắn liền với một ngôi chùa nhỏ, lợp ngói âm dương, dựng trên móng đá chắc chăn. Chùa thờ Bắc Đế Trấn Võ, là vị thần trị thủy nhằm cầu mong sự bình yên cho dân chúng và phố xá. Chùa Cầu đã trở thành biểu tượng văn hóa của Hội An và được chọn làm logo chính thức đại diện cho của Đô thị cổ Hội An.

Du lịch Hội An
Chùa Cầu – Ảnh: Internet

– Chùa Ông Hội An
Chùa Ông nằm ở số 24 đường Trần Phú, nơi đây còn được gọi là Quan Công miếu, công trình này được người Minh Hương và người Việt ở Hội An xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 17. Chùa Ông thờ vị tướng tài ba thời Tam Quốc là Quan Vân Trường (Quan Vũ), nhằm tỏ lòng thành kính và ca tụng tấm lòng nghĩa khí, tiết trung liệt của Ông.

Du lịch Hội An
Chùa Ông Hội An – Ảnh: Internet

– Hội quán Phúc Kiến
Hội quán vốn là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu, là bà chúa phù hộ cho tiền tài, sông nước và tiền của, tượng được vớt ở bờ biển Hội An vào năm 1697. Đây cũng là nơi hội họp đồng hương của những người Phúc Kiến. Đến đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc độc đáo tráng lệ, được chạm trổ tinh xảo.

Du lịch Hội An
Hội quán Phúc Kiến – Ảnh: Internet

– Hội quán Triều Châu
Hội quán được Hoa Kiều bang Triều Châu xây dựng vào năm 1845 để thờ Phục Ba tướng quân Mã Viện – vị thần giỏi chế ngự sóng gió giúp cho việc đi lại buôn bán trên biển được thuận buồm xuôi gió, đắc lợi. Hội quán có giá trị đặc biệt về kết cấu kiến trúc với bộ khung gỗ chạm trỗ tinh xảo, cùng những họa tiết, hương án trang trí bằng gỗ và những tác phẩm đắp nổi bằng sành sứ tuyệt đẹp.

Du lịch Hội An
Hội quán Triều Châu – Ảnh: Internet

– Hội quán Quảng Đông
Hội quán được Hoa Kiều Quảng Đông xây dựng vào năm 1885, thoạt đầu để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử, sau năm 1911 chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền của bang. Sự sử dụng hợp lý các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu lực, chi tiết trang trí đã đem lại cho Hội quán vẻ đẹp đường bệ, riêng có. Hàng năm vào ngày Nguyên Tiêu, vía Quan Công (24 tháng 6 Âm lịch) tại đây diễn ra lễ hội rất linh đình thu hút nhiều người tham gia.

Du lịch Hội An
Hội quán Quảng Đông – Ảnh: Internet

– Nhà thờ Tộc Trần
Nhà thờ Tộc Trần do một vị quan họ Trần (một dòng họ lớn từ Trung Hoa di cư đến Hội An vào những năm 1700) xây dựng năm 1802 theo những nguyên tắc phong thuỷ truyền thống của người Trung Hoa và người Việt. Tọa lạc trên một khu đất rộng khoảng 1500 m2, có nhiều hạng mục: nhà thờ tự ông bà và trưng bày các di vật liên quan đến dòng họ, nhà ở… Nhà thờ cổ tộc Trần Hội An là nhà thờ cổ mang phong cách nhà thờ tộc của người Việt từ ngàn xưa còn nguyên vẹn hình thể kiến trúc cổ.

Du lịch Hội An
Nhà thờ Tộc Trần – Ảnh: Internet

– Bảo tàng Lịch Sử – Văn Hóa
Bảo tàng được thành lập vào năm 1989, trưng bày những hiện vật gốc bằng gốm, sứ, đồng sắt, giấy, gỗ… và nhiều tư liệu có giá trị, phản ánh các giai đoạn phát triển của thương cảng Hội An từ thời thế kỷ thứ 2 sau Công Nguyên đến thế kỷ 15 nói riêng và văn hoá Đại Việt, Đại Nam từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19 nói chung.

Du lịch Hội An
Bảo tàng Lịch Sử – Văn Hóa – Ảnh: Internet

– Những ngôi nhà cổ
Mỗi một ngôi nhà cổ ở Hội An là một di tích trong quần thể kiến trúc phố cổ, là một “bảo tàng sống” đã được gìn giữ nguyên vẹn đến ngày nay. Hội An có rất nhiều ngôi nhà cổ lâu đời, trong đó nổi tiếng nhất là nhà cổ Tấn Ký, nhà cổ Đức An, Phừng Hưng, Diệp Đồng Nguyên.
Nhà cổ Tấn Ký được xây dựng cách đây gần 200 năm, mang kiến trúc đặc trưng của Hội An với nội thất chia làm nhiều gian, mỗi gian có chức năng riêng, được xây dựng bởi những loại vật liệu truyền thống.

Du lịch Hội An
Nhà cổ Tấn Ký – Ảnh: Internet

Nhà cổ Đức An là một ngôi nhà đã 180 năm tuổi, đến thăm nơi này bạn sẽ cảm nhận được những nét cổ kính, trầm mặc hiện hữu trong không gian ngôi nhà, trên từng đồ vật rất đỗi giản dị của gia đình như bộ bàn ghế, bộ tranh tứ bình, chiếc đèn dầu, chiếc giá để bút cũng đã hàng trăm năm tuổi. Hơn thế nữa, nơi đây còn là cơ sở liên lạc, hoạt động cách mạng vừa là nơi dừng chân bí mật của các đồng chí cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Hội An lúc bấy giờ.

Du lịch Hội An
Nhà cổ Đức An – Ảnh: Internet

Nhà cổ Phùng Hưng đã tồn tại hơn 100 năm, ngôi nhà có kết cấu độc đáo với phần gác cao bằng gỗ và các hành lang rộng bao quanh, thể hiện sự phát triển về kiến trúc và sự giao thoa giữa các phong cách kiến trúc Á Đông ở Hội An trong các thế kỷ trước đây.

Du lịch Hội An
Nhà cổ Phùng Hưng – Ảnh: Internet

– Xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An
Xưởng quy tụ hầu hết các ngành nghề thủ công truyền thống của Hội An và Quảng Nam như dệt chiếu, dệt vải, gốm, sơn mài… Vào thăm xưởng, du khách sẽ tìm thấy khung cảnh thanh bình êm ả của một hình ảnh làng quê Việt Nam; được tận mắt chứng kiến đôi bàn tay khéo léo và kỹ năng tuyệt vời của các nghệ nhân, tạo nên những sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo và đặc sắc. Du khách có thể tham gia một vài khâu trong quá trình sản xuất của các nghề và mua một vài sản phẩm về làm kỷ niệm.

Du lịch Hội An
Xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An – Ảnh: Internet

Một số điểm vui chơi tại Hội An
– Biển Cửa Đại
Cửa Đại là một bãi tắm đẹp, có bãi cát trắng mịn, nước trong xanh, sóng nhỏ và rất sẵn các quán hải sản tươi ngon với giá rẻ. Đến biển Cửa Đại vào buổi tối cũng rất tuyệt bởi lúc ấy bãi biển mênh mông, lung linh dưới những ngọn đèn dầu lãng mạn.

Du lịch Hội An
Biển Cửa Đại – Ảnh: Internet

Biển An Bàng
Đến biển An Bàng, bạn sẽ được cảm nhận sự trong lành tuyệt diệu khi thả bộ dọc theo triền cát, đón ánh mặt trời lên, ngắm nhìn vẻ đẹp tinh khôi lúc hừng đông trên mặt biển.

Du lịch Hội An
Biển An Bàng – Ảnh: Internet

Ngoạn cảnh sông Thu Bồn
Bạn có thể tham gia một tour đi ghe dọc sông Thu Bồn. Hai bên bờ sông có những cồn cát tuyệt đẹp, cảnh đồng ruộng, núi non đẹp như tranh vẽ. Đặc biệt, hoàng hôn trên sông Thu Bồn có thể khiến mọi du khách phải xao lòng.

Du lịch Hội An
Ngoạn cảnh sông Thu Bồn – Ảnh: Internet

Làng Bích họa Tam Thanh
Ngày 28.6, UBND Quảng Nam phối hợp với Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam và một số tổ chức phi chính phủ khánh thành Dự án giao lưu mỹ thuật cộng đồng Hàn – Việt tại xã Tam Thanh (TP Tam Kỳ).

Du lịch Hội An
Làng Bích họa Tam Thanh – Ảnh: Internet

Những bức tranh hiện lên trên những mảng tường rêu xiêu vẹo, có khi là nhà hoang, có khi là cái nhà tắm, có nơi chỉ là hàng rào. Trên đó là biển cả, là gương mặt của những người dân trong làng chài, phảng phất những nụ cười rạng rỡ, hiền khô. Người làng khi nhận để vẽ tranh tường chỉ nghĩ đơn giản là trang trí cho ngôi nhà vốn đã cũ của mình một màu mới.

– Làng Mộc Kim Bồng
Nghệ nhân làng mộc Kim Bồng từng tự hào với việc cha ông họ đã được vua chúa nhà Nguyễn mời ra kinh đô xây dựng và tôn tạo các công trình thành quách, lăng tẩm. Đến làng nghề này, du khách được tận mắt chiêm ngưỡng các khâu chế tác ra nhiều sản phẩm mỹ nghệ gỗ rất tinh xảo.

Du lịch Hội An
Làng Mộc Kim Bồng – Ảnh: Internet

– Tham quan đảo Cù Lao Chàm
Cù Lao Chàm gồm 7 hòn đảo nhỏ là Hòn Lao, Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô Con, Hòn Tai, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Lá, Hòn Ông. Cù Lao Chàm nổi bật về đa dạng sinh học với rừng tự nhiên, bãi biển đẹp, rạn san hô và nhiều loài thủy sản có giá trị.

Du lịch Hội An
Cù Lao Chàm – Ảnh: Internet

Hồ Phú Ninh
Nằm cách thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam tầm 7 km, hồ Phú Ninh được người dân yêu mến, gọi bằng cái tên thân thương “Hòn ngọc xanh”. Giữa tiết trời oi ả, nắng chói chang của miền Trung, hồ Phú Ninh hiện lên với không gian xanh mướt, thảm thực vật phong phú, núi non xinh đẹp, nhiều ốc đảo kỳ vĩ giữa mênh mông sóng nước.

Du lịch Hội An
Hồ Phú Ninh – Ảnh: Internet

Làng Gốm Thanh Hà
Vào thế kỷ 16, 17, Thanh Hà là một ngôi làng rất thịnh đạt, nổi tiếng về các mặt hàng gốm, đất nung được trao đổi, bán buôn khắp các tỉnh miền Trung Việt Nam. Nghề gốm của làng có nguồn gốc xuất xứ từ Thanh Hóa, sau khi tiếp thu được một số vốn liếng kỹ thuật thì đã hình thành làng gốm như ngày nay. Sản phẩm chủ yếu là các đồ dùng phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày như chén, bát, chum, vại, bình hoa, chậu cảnh, hình thù các con giống… mang nhiều kiểu dáng, màu sắc rất phong phú và đặc biệt nhẹ hơn so với các sản phẩm cùng loại của địa phương khác.

Du lịch Hội An
Làng Gốm Thanh Hà – Ảnh: Internet

Cẩm nang du lịch Hội An – Mục Lục

Đến và đi lại Hội An bằng gì

Di chuyển
– Phương tiện di chuyển khi du lịch đến Hội An
+ Máy bay: Hội An thuộc Quảng Nam nhưng sân bay gần nhất lại ở Đà Nẵng (Hội An cách Đà Nẵng khoảng 30 km) nên khi đến sân bay bạn có thể di chuyển bằng taxi để đến Hội An.
Về vé máy bạy, từ Tp. HCM hoặc từ Hà Nội đi Đà Nẵng có mức giá vé tương đương nhau dao động từ 400.000 – 1.000.000 đồng tùy vào hạng ghế. Bạn có thể tham khảo các hãng:
JetStar – Hotline: 19001550 – đặt mua tại website: www.jetstar.com
Vietnam Airline đặt mua tại website: www.vietnamairlines.com
VietJetAir – Hotline: 1900 1886. Đặt mua tại website: www.vietjetair.com
+ Tàu hỏa ( xe lửa): Tp.HCM hoặc Hà Nội đi Đà Nẵng có giá vé ngang nhau dao động khoảng từ 300.000 – 800.000 đồng tùy vào hạng ghế. (tham khảo đặt vé tại đây)
+ Xe khách: Xe khách đi Đà Nẵng giá vé từ khoảng 300.000 – 500.000 đồng.
– Lưu ý: Từ thành phố Đà Nẵng đi về Hội An có hai cách:
+ Bạn có thể đi theo quốc lộ 1 về phía Nam khoảng 27km đến đường Vĩnh Điện rồi rẽ trái thêm 10km là đến Hội An.
+ Con đường thứ hai gần hơn, vắng hơn, đi từ Trung Tâm Đà Nẵng qua cầu sông Hàn, vào tỉnh lộ Đà Nẵng – Hội An, đến Hội An khoảng 30km.

– Phương tiện di chuyển trong Hội An
• Hội An có đầy đủ các dịch vụ giao thông như xe bus, taxi, xe ôm, xích lô
• Giá thuê xe máy dao động khoảng 200.000 đồng/ngày.
• Nhưng thú vị nhất khi đến thăm Hội An vẫn là đi bộ hoặc thuê xe đạp vòng quanh khu phố để cảm nhận nét đặc biệt của nơi này. Giá thuê một chiếc xe đạp là khoảng 50.000 đồng/ngày.

Cẩm nang du lịch Hội An – Mục Lục

Ăn gì và ăn ở đâu tại Hội An – Cẩm nang Ăn Uống

Năm 2011, website du lịch nổi tiếng Tripadvisor đã bình chọn và công bố danh sách 10 điểm đến có ẩm thực hấp dẫn nhất châu Á, trong đó các món ăn của Hội An được xếp ở vị trí thứ 6. Sau đây là những món ăn nếu có dịp đến Hội An nhất định bạn không được bỏ qua.

Cơm gà Phố Hội
Cơm được nấu từ loại gạo ngon và dẻo, dùng nước luộc gà và lá dứa để nấu trên lò củi. Gà ta còn tơ, thịt mềm thơm, được luộc khéo sao cho lớp da vừa giòn vừa ngọt. Gà luộc xong được xé nhỏ rồi bóp với hành tây, hành phi, muối tiêu và rau răm. Cuối cùng là bày cơm ra đĩa, cho gà đã xé lên cơm, ăn với hành tây, đu đủ ngâm chua, nước mắm.

Du lịch Hội An
Cơm gà Phố Hội – Ảnh: Internet

Cao lầu
Cao lầu là món ăn có ảnh hưởng ít nhiều từ ẩm của người Hoa và món mì lạnh Udon của người Nhật. Tuy vậy, cao lầu Hội An vẫn mang đậm nét riêng của mình và duy chỉ có Hội An mới có món Cao Lầu ngon đúng nghĩa.

Du lịch Hội An
Cao lầu Hội An – Ảnh: Internet

Bánh hoa hồng
Bánh hoa hồng được làm bằng bột xay từ loại gạo nguyên hạt, dẻo thơm. Nhân bánh làm từ tôm đất giã nhuyễn ướp cùng tiêu, tỏi, hành, sả cùng những gia vị bí truyền. Sở dĩ bánh được gọi là hoa hồng bởi cách tạo hình độc đáo như một bông hoa hồng

Du lịch Hội An
Bánh hoa hồng Hội An – Ảnh: Internet

Bánh bèo Hội An
Bánh bèo Hội An có hương vị khác hoàn toàn so với những nơi khác. Bánh trong những chén nhỏ được sắp lên khay, khi khách đến chủ quán sẽ múc nhân bánh được làm từ tôm, thịt, tương ớt, hành thơm. Ăn bánh bèo Hội An nhất định bạn phải dùng cái siêu, vót bằng tre hình lưỡi dao. Kiểu ăn như thế cũng gợi lên sự hiếu kỳ và cũng là nét đặc biệt khiến bạn không thể quên.

Du lịch Hội An
Bánh bèo Hội An – Ảnh: Internet

Chè bắp
Chè bắp là một món ăn dân dã nổi tiếng ở Hội An bởi nó được nấu từ bắp Cẩm Nam ngon nức tiếng xứ Hội. Chè có vị ngọt thanh, thơm vị của bắp mới bẻ. Thời điểm thu hoạch bắp cũng là mùa chè rộ nhất, vào khoảng tháng 3 đến tháng 9 hàng năm.

Du lịch Hội An
Chè bắp Hội An – Ảnh: Internet

Mắm thính Hội An
Đến du lịch Hội An, du khách thường không thể bỏ qua khu chợ Hội An, nơi lưu giữ nhiều tinh hoa văn hóa một thời thương cảng xưa. Đặc biệt chợ Hội An là nơi họp mặt các loại mắm đặc sản chế biến từ những con cá, con tôm được đánh bắt từ biển Cửa Đại, Cù Lào Chàm…, trong đó có nhiều loại mắm thính. Hiện nay nghề làm mắm thính của cư dân vùng cửa biển Hội An được Trung tâm bảo tồn di sản Hội An đưa vào danh sách nghề truyền thống.

du lịch Hội An
Mắm thính chiên – Ảnh: Internet

Cẩm nang du lịch Hội An – Mục Lục

Mua sắm và giá cả tại Hội An – Cẩm nang Mua Sắm

Lưu ý khác khi du lịch Hội An
Lồng đèn
Trong số những món đồ thủ công mỹ nghệ được bày bán trong các cửa hàng ở Hội An, thì những chiếc đèn lồng lung linh nhiều màu sắc là điều gây ấn tượng với du khách hơn cả. Không phải quá lời khi nói rằng, nhắc đến đèn lồng thì hầu hết mọi người sẽ nghĩ ngay đến Hội An. Đèn lồng của Hội An có rất nhiều màu sắc và kích cỡ khác nhau, được làm dưới đôi tay tài hoa của những nghệ nhân địa phương.

Du lịch Hội An
Đèn lồng Hội An – Ảnh: Internet

Không chỉ được bày bán trong các cửa hàng, những chiếc đèn lồng còn xuất hiện khắp các con phố, bên ngoài các nhà hàng và nhà của người dân địa phương. Như một lẽ tự nhiên, những chiếc đèn lồng đã trở thành một phần không thể thiếu của nơi đây.
Lồng đèn Hội An có nhiều mẫu mã đa dạng với những kiểu dáng, màu sắc với giá cả khác nhau.
Địa chỉ mua tham khảo:
Bạn có thể dễ dàng mua được một chiếc đèn lồng tại các cửa hàng bán đồ lưu niệm dọc các con phố của Hội An hoặc chợ đêm Hội An.
– Ngoài ra, bạn có thể tới tham quan và mua tại cơ sở sản xuất đèn lồng Hội An Huỳnh Văn Ba (số 54 Nguyễn Thị Minh Khai) hay cơ sở Hà Linh số (72 Trần Nhân Tông, P. Cấm Châu).

Du lịch Hội An
Đèn lồng Hội An – Ảnh: Internet

Lụa/quần áo
Lụa tơ tằm Hội An có đặc điểm thoáng mát, nhẹ và mềm mại. Từ nguyên liệu này, các tiệm may mặc đã cho ra đời nhiều sản phẩm như quần áo, túi, khăn… với nhiều kiểu dáng và họa tiết tinh tế, đa dạng. Ngoài các mặt hàng có sẵn, bạn cũng có thể tự đặt theo thiết kế riêng của mình và nhận lại chỉ sau một ngày. Giá một chiếc khăn lụa trung bình là 150.000 đồng, còn riêng quần áo thì sẽ sẽ có giá từ một triệu đến hàng chục triệu đồng tùy loại.

Du lịch Hội An
Quần áo Hội An – Ảnh: Internet

Địa chỉ mua tham khảo:
– Yaly – 358 Nguyễn Duy Hiệu
– A Dong Silk – 40 Lê Lợi
– Lana – 130 Trần Phú

Du lịch Hội An
Lụa Hội An – Ảnh: Internet

Tượng Đồng Phước Kiều
Ở Hội An có một làng nghề chuyên làm đồ đồng Phước Kiều (xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) nổi tiếng. Bên cạnh tham quan, các bạn có thể mua cho mình những bức tượng đồng nhỏ làm quà lưu niệm. Mỗi bức có giá khoảng 130.000 – 350.000 đồng tùy theo kích cỡ. Hoặc mua những chiếc chiêng, chuông, con thú, trống đồng… cỡ nhỏ. Nhiều cửa hàng lưu niệm ở trung tâm Hội An cũng có bán tượng đồng này, nhưng mua được giá rẻ, tốt nhất bạn nên mua tại xưởng.

Du lịch Hội An
Tượng Đồng Phước Kiều – Ảnh: Internet

Gốm Thanh Hà
Làng gốm Thanh Hà nằm ngay bên bờ sông Thu Bồn, thuộc địa bàn phường Thanh Hà, thành phố Hội An, cách khu phố cổ khoảng 2km về hướng Tây.
Vào thế kỷ 16, 17, Thanh Hà là một ngôi làng rất thịnh đạt, nổi tiếng về các mặt hàng gốm, đất nung được trao đổi, bán buôn khắp các tỉnh miền Trung Việt Nam. Sản phẩm chủ yếu ở Thanh Hà là các đồ dùng phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày như chén, bát, chum, vại, bình hoa, chậu cảnh, hình thù các con giống… mang nhiều kiểu dáng, màu sắc rất phong phú và đặc biệt nhẹ hơn so với các sản phẩm cùng loại của địa phương khác.

Du lịch Hội An
Gốm Thanh Hà – Ảnh: Internet

Đến với làng nghề ngoài việc mua gốm, du khách còn được hướng dẫn để tự tay thực hiện các sản phẩm thủ công truyền thống tại đây.

Tranh ảnh nghệ thuật
Hội An là nơi tập trung một lực lượng lớn các họa sĩ, nhiếp ảnh gia nổi tiếng với những tác phẩm đẹp, mỗi bức có giá lên từ vài triệu lên tới vài chục triệu. Để mua tranh làm quà cũng như chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật bạn có thể ghé thăm:

Du lịch Hội An
Tranh ảnh nghệ thuật – Ảnh: Internet

– Phu Tam Photography – 99 Nguyễn Thái Học
– Art House Gallery – 692 Hai Bà Trưng
– T&G Art Gallery – 46 Nguyễn Thái Học
– Hoi An Art Craft Manufacturing Workshop – 9 Nguyễn Thái Học
– Hoi An Art Café – 30 Nguyễn Thái Học

Thiệp nổi
Thiệp nổi không bán trong những cửa hàng sang trọng mà tập trung chủ yếu tại vỉa hè trên các tuyến phố Hội An cũng như trong chợ đêm. Đây là món đồ được nhiều du khách yêu thích vì sự cầu kỳ và tinh tế. Điều đặc biệt của mỗi tấm thiệp là khi mở ra, một mô hình giấy sẽ nổi lên đầy sống động. Bạn có thể chọn nhiều hình khác nhau như chùa Cầu, hoa sen, con thuyền,…

Du lịch Hội An
Thiệp nổi – Ảnh: Internet

Bánh đậu xanh
Bánh đậu xanh Hội An tuy là bánh ngọt nhưng đặc biệt ở chỗ có nhân là mỡ lợn rán giòn, mặn mặn của vị muối. Bánh đậu xanh khô in hình chữ Vạn, được sấy rất kỹ và đóng gói cẩn thận, nên bánh để được lâu ngày. Nhiều lò bánh gia truyền thường lưu giữ những kỹ thuật, bí quyết khác nhau để tạo sự độc đáo riêng. Bánh được làm chủ yếu từ đậu xanh, rất tốt cho sức khỏe.
Có hai loại bánh đậu xanh là khô và ướt. Cả hai loại bánh này đều in bằng khuôn, hình tròn mỏng, nhỏ gọn trong lòng bàn tay. Bánh đậu xanh khô thì giòn tan, còn bánh đậu xanh ướt thì mềm mại.

Du lịch Hội An
Bánh đậu xanh – Ảnh: Internet

Địa chỉ mua tham khảo:
– Lò bánh đậu xanh bà Trinh – 62 Lê Lợi
– Chợ Hội An
Cẩm nang du lịch Hội An – Mục Lục

Lưu ý khác khi đi du lịch Hội An

– Nằm Top những nơi chụp ảnh tự sướng đẹp nhất thế giới, chính vì vậy bạn đừng quên mang theo máy ảnh, máy quay để ghi lại những khoảnh khắc không thể nào quên nơi đây
– Tới Hội An thường đi bộ trong các phố cổ, đặc biệt là vào ngày thứ 7 là ngày phố cổ không có động cơ di chuyển, với thời tiết nóng bức bạn nên mang theo chai nước bên mình nhé.
– Nên đến Hội An vào ngày rằm, 14 âm lịch, lúc này có Đêm phố cổ, cấm xe máy, đèn điện, nhà nhà đốt đèn lồng, có phố đi bộ, hát dân ca, hò xứ Quảng…

Về lưu trú: tại Hội An có khá nhiều khách sạn/ resort để bạn có thể khám phá và dừng chân tại Hội An.
+ Bạn thích ngắm bãi biển, thích mùi hương nhẹ nhàng của biển bạn có thể tham khảo resort gần biển.
Sunrise Premium Resort Hội An
Hoi An Beach Resort
Palm Garden Beach Resort & Spa

đặt phòng Hội An
Sunrise Premium Resort Hội An – Ảnh: Chudu24

+ Còn nếu bạn thích những tấm ảnh selfie cực lung linh nhưng không muốn đi xa, thì xem ngay những khách sạn/ resort siêu xinh ngay lòng Phố Cổ.
Khách sạn Maison Vy
Khách Sạn Royal Hội An, MGallery by Sofitel
La Residencia Luxury Boutique Hotel

khách sạn Hội An
Khách sạn Maison Vy – Ảnh: Internet

Hoặc bạn có thể tham khảo những khách sạn/resort khác tại Chudu24 với giá tốt nhất cho chuyến du lịch Hội An.

Cẩm nang du lịch Hội An – Mục Lục

Cẩm nang du lịch Đà Nẵng


Cẩm nang du lịch Đà Nẵng mục lục:

Tổng quan du lịch Đà Nẵng
Đi Đà Nẵng khi nào?
Đi đâu, chơi gì ở Đà Nẵng
Đến và đi lại Đà Nẵng bằng gì
Ăn gì và ăn ở đâu tại Đà Nẵng
Mua sắm và giá cả tại Đà Nẵng
Lưu ý khác khi du lịch Đà Nẵng


Cẩm Nang Du lịch Đà Nẵng – Tổng quan

Đà Nẵng là thành phố biển nằm ở miền Trung Việt Nam, có vị trí gần như là trung tâm khoảng cách giữa Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên – Huế, phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông. Với bãi biển dài hơn 60 km, được tạp chí Forbes của Mỹ bình chọn là 1 trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh và rất nhiều cảnh quan thiên nhiên ấn tượng như bán đảo Sơn Trà, khu du lịch Bà Nà Hills, danh thắng Ngũ Hành Sơn…, du lịch Đà Nẵng là lựa chọn tuyệt vời cho kỳ nghỉ dưỡng tại miền Trung.

du lịch Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng – Ảnh: Internet

Đà Nẵng còn được bao bọc bởi ba Di sản văn hóa thế giới là Huế, Hội An và Mỹ Sơn. Xa hơn một chút nữa là di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Vì thế Đà Nẵng được xem là điểm trung chuyển quan trọng trên con đường di sản miền Trung. Do nằm trong một địa hình đặc biệt, có núi rừng, trung du, đồng bằng, biển cả… Đà Nẵng mang trong mình một vẻ đẹp đa dạng. Có cái hùng vĩ, phóng khoáng của núi cao và cái mênh mông, trữ tình của biển cả; có cái mềm mại, khỏe khoắn của sông ngòi và cũng có những góc khuất, những đường vòng của đèo cao; có cái mơ mộng, dịu dàng của bờ cát, của bến sông và cũng có cái tráng lệ, mạnh mẽ của phố xá, của những tượng đài, cao ốc.

Ngoài các điểm vui chơi Đà Nẵng du khách còn có thể tận hưởng những dịch vụ lưu trú với chất lượng quốc tế tại các khu du lịch đạt tiêu chuẩn 4 – 5 sao như InterContinental Danang, Hyatt Regency Danang, Furama, Sandy Beach, A la carte Đà Nẵng… hay những khu du lịch sinh thái trong lành như Suối Lương, Bà Nà, Sơn Trà, Non Nước…

du lịch Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng về đêm – Ảnh: Internet

Không chỉ được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều cảnh quan đẹp, Đà Nẵng còn là một thành phố đáng sống bởi sự trong lành và yên bình nơi đây. Từng liên tục giữ thứ hạng cao nhất nước về tốc độ phát triển kinh tế nhưng Đà Nẵng vẫn duy trì tốt an ninh trật tự và rất hiếm khi xảy ra tình trạng kẹt xe. Đó là lí do mà du khách hoàn toàn thoải mái và yên tâm khi đi dạo khắp thành phố. Đến với Đà Nẵng, du khách sẽ được thưởng thức ẩm thực Đà Nẵng với nhiều món ăn đặc sản như mì Quảng, bánh tráng thịt heo, hải sản tươi sống ở hơn 150 nhà hàng cao cấp và đạt chuẩn.

Với mục tiêu trở thành thành phố sự kiện, Đà Nẵng đã xây dựng các sự kiện du lịch lớn, trong đó Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng – nơi phô diễn những màn pháo hoa tuyệt đẹp đến từ các nước trên thế giới. Vào tháng 05/2011, Đà Nẵng lần đầu triển khai Cuộc thi dù bay Quốc tế. Tiếp đến tháng 6 là sự kiện “Điểm hẹn mùa hè” thường niên, quy tụ những hoạt động giải trí biển, thỏa mãn kỳ nghỉ hè của du khách.

Hãy cùng ChuduInfo bắt đầu khám phá Cẩm nang du lịch Đà Nẵng dưới đây, để tìm hiểu về các thông tin hữu ích cho chuyến đi của bạn.

Đi Đà Nẵng khi nào

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới với 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét nhưng không đậm và không kéo dài.

Mùa cao điểm du lịch tại Đà Nẵng ở vào các tháng 6 và 7, đây cũng là thời điểm Đà Nẵng đẹp nhất trong năm. Chính vì thế, giá cả dịch vụ du lịch vào mùa này sẽ khá cao.

Nếu muốn có một chuyến du lịch tiết kiệm bạn có thể chọn đi vào các tháng 2, 3, 4, giai đoạn này thời tiết Đà Nẵng khá tốt, nhiệt độ trung bình từ 27oC – 29oC. Giá cả dịch vụ du lịch trong mùa này vừa tầm và bạn cũng không phải đối mặt với tình trạng đông đúc du khách.

Dù đi du lịch vào bất cứ mùa nào trong năm, bạn cũng nên lên kế hoạch sớm và tham khảo thông tin đặt phòng khách sạn Đà Nẵng qua Chudu24 để chọn được nơi nghỉ dưỡng ưng ý với mức giá tốt.

Cẩm nang du lịch Đà Nẵng – Mục Lục

Đi đâu, chơi gì ở Đà Nẵng – Cẩm nang Vui Chơi

Đà Nẵng – Thành phố du lịch khiến ai cũng mơ ước được một lần đặt chân đến, bởi môi trường sống trong lành, sạch đẹp, trật tự an ninh luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu. Ngoài những danh lam thắng cảnh mà tạo hóa ưu ái ban tặng, Đà Nẵng còn nổi tiếng bởi nhiều công trình, kiến trúc được thế giới vinh danh. Đà Nẵng với vị trí trung tâm của miền Trung, là cầu nối các di sản ở những khu vực lân cận thành một thể. Với tất cả những ưu thế đó, Đà Nẵng được mệnh danh là “thành phố đáng sống” và trở thành điểm đến thu hút rất nhiều lượt khách du lịch trong và ngoài nước mỗi năm.

1. Điểm vui chơi, giải trí ở Đà Nẵng

Công viên Châu Á – Asia Park

Trải rộng trên diện tích 868.694 m2 bên bờ Tây sông Hàn, Công viên Châu Á – Asia Park là sự kết hợp những nét độc đáo, mới lạ của các mô hình giải trí trên thế giới với những nét văn hóa  đậm chất Á Đông. Đây cũng là công viên vui chơi giải trí hàng đầu Đông Nam Á với mức đầu tư lên tới 40.000 tỉ đồng.

Asia Park có ba khu vực chính gồm công viên giải trí ngoài trời hiện đại, công viên văn hóa với các công trình kiến trúc và nghệ thuật thu nhỏ tiêu biểu cho 10 quốc gia châu Á, và khu Sun Wheel – nơi giao thoa giữa nét đẹp hiện đại và truyền thống. Vòng quay Sun Wheel trong công viên với chiều cao 115 m đã nằm trong top 10 vòng quay cao nhất thế giới. Công trình này còn có tốc độ tối đa 15 vòng một phút và chở 384 hành khách mỗi lượt.

du lịch Đà Nẵng
Asia Park (Công viên Châu Á) – Ảnh: Internet

Bãi biển Mỹ Khê

Được tạp chí kinh tế hàng đầu của Mỹ – Forbes bình chọn là “Một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành tinh”, bãi biển Mỹ Khê có chiều dài 900 m với bờ cát trắng mịn, sóng biển ôn hòa, nước ấm quanh năm cùng hàng dừa thơ mộng bao quanh. Bãi biển Mỹ Khê rất thuận tiện về giao thông và luôn mở miễn phí cho tất cả du khách. Với các tiêu chí như bãi biển có bờ cát dài và phẳng, ánh nắng và mức sóng phù hợp cho việc chơi các môn thể thao, có khả năng đảm bảo an toàn cho du khách, có các khu nghỉ dưỡng hạng sang, các biệt thự đạt tiêu chuẩn quốc tế…, biển Mỹ khê đã trở thành điểm đến quen thuộc của người dân thành phố cũng như du khách quốc tế.

du lịch Đà Nẵng
Bãi biển Mỹ Khê – Ảnh: Internet

Bãi tắm Non Nước

Bãi tắm Non Nước thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng gần 10 km về phía Đông Nam. Bãi tắm có chiều dài khoảng 5 km và có hình dáng như vòng cung, nổi bật một màu xanh ngọc, bên thềm cát trắng mịn chạy dài viền sát bờ biển, ôm lấy chân núi Ngũ Hành Sơn.

Đến với bãi tắm Non Nước, bên cạnh việc nghỉ ngơi, thư giãn và tắm biển, du khách còn có thể kết hợp dã ngoại, khám phá ngọn Ngũ Hành Sơn, viếng thăm những cảnh chùa thiêng liêng, tĩnh lặng, cùng hệ thống hang động bí ẩn, hoặc chọn dạo qua ngôi làng nghề đá mỹ nghệ ngay dưới chân núi và mua sắm những món quà kỷ niệm nhỏ xinh, độc đáo tại đây.

Suối khoáng nóng Núi Thần Tài

Nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà – Núi Chúa, Công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài là một quần thể du lịch mới của Đà Nẵng được khai thác từ nguồn tài nguyên mỏ nước khoáng nóng tự nhiên cùng cảnh quan thiên nhiên sinh thái sẽ trở thành điểm du lịch Đà Nẵng tuyệt vời cho du khách cả trong và ngoài nước. Điểm nhấn của dự án chính là Tháp Onsen được xây dựng mô phỏng kiến trúc Nhật và được chuẩn hóa theo quy trình nghiêm ngặt của tỉnh Beppu, nơi quê hương của suối khoáng nóng trên thế giới.

du lịch Đà Nẵng
Khu du lịch Núi Thần Tài – Ảnh: Internet
du lịch Đà Nẵng
Suối khoáng nóng Núi Thần Tài – Ảnh: Internet

Khu du lịch Hòa Phú Thành

Khu du lịch Hòa Phú Thành thuộc huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng, là khu tích hợp nhiều hoạt động vui chơi, nghỉ dưỡng mới lạ, hấp dẫn như trượt thác, trượt Zipline, massage cá…, nơi đây luôn thu hút đông đảo khách du lịch, nhất là giới trẻ và những ai thích cảm giác mạnh. Ngoài ra, làng Tống Cói là nơi du khách có thể tìm hiểu văn hóa cùng những công trình nhà ở đặc trưng, vườn tược và đời sống của đồng bào dân tộc Cơ Tu.

du lịch Đà Nẵng
Khu du lịch Hòa Phú Thành – Ảnh: Internet
du lịch Đà Nẵng
Trượt thác tại khu du lịch Hòa Phú Thành – Ảnh: Internet

2. Điểm tham quan, du lịch tại Đà Nẵng

Bà Nà Hills Mountain Resort (Khu du lịch Bà Nà Hills)

Được người Pháp phát hiện từ năm 1901 và xây dựng thành khu nghỉ dưỡng, đến nay các công trình kiến trúc, khu vui chơi, khách sạn xây dựng tại Bà Nà Hills đều mang đậm phong cách kiến trúc Pháp, tạo nét quyến rũ riêng cho công trình.

Tổng thể kiến trúc Bà Nà Hills Mountain Resort bao gồm hệ thống nhà hàng, khách sạn, khu hầm rượu theo phong cách Pháp; khu du lịch tâm linh dành cho du khách với chùa Linh Ứng ở độ cao gần 1.500m…; khu vui chơi giải trí trong nhà Fantasy Park và hệ thống tuyến cáp treo đạt nhiều kỷ lục thế giới. Bên cạnh đó, tại đây còn thêm nhiều hoạt động vui chơi giải trí khác như công trình Máng trượt Bà Nà và Bảo tàng tượng sáp Bà Nà Hills đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam.

du lịch Đà Nẵng
Làng Pháp tại Bà Nà Hills – Ảnh: Internet
du lịch Đà Nẵng
Tượng Phật tại Chùa Linh Ứng – Ảnh: Internet
du lịch Đà Nẵng
Cáp treo Bà Nà Hills – Ảnh: Internet

Ngũ Hành Sơn

Nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 8 km về phía Đông Nam, Ngũ Hành Sơn là tên chung của một danh thắng gồm 6 ngọn núi đá vôi nhô lên trên một bãi cát ven biển với diện tích khoảng 2 km2, gồm Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn (có 2 ngọn) và Thổ Sơn. Trên núi có các hang động và những ngôi chùa nổi tiếng có sức hút rất lớn đối với khách hành hương, tôn giáo, tín ngưỡng. Đặc biệt Lễ hội Quán Thế Âm tổ chức vào ngày 19/2 âm lịch hàng năm thu hút đông đảo du khách gần xa về trẩy hội, tạo nên cảnh sinh hoạt đậm đà màu sắc cổ truyền quê hương.

Ngũ Hành Sơn - Ảnh: Internet
Ngũ Hành Sơn – Ảnh: Internet

Bảo tàng Điêu khắc Chăm

Tọa lạc tại góc đường Bạch Đằng và Trưng Nữ Vương, Bảo tàng Điêu khắc Chăm được khởi công xây dựng tháng 7 năm 1915 với sự giúp sức của những nhà bác học người Pháp của trường Viễn Đông Bác Cổ. Đây là nơi chuyên sưu tập, cất giữ, trưng bày các di vật về nghệ thuật điêu khắc của vương quốc Chăm Pa tìm thấy ở các tháp, thành lũy Chăm ở khu vực duyên hải Nam Trung bộ và các tỉnh Tây Nguyên. Hiện nay, bảo tàng sở hữu gần 2.000 hiện vật lớn nhỏ, trong đó có gần 500 hiện vật đang trưng bày bên trong nhà bảo tàng, số còn lại rải rác trong khuôn viên và đang được cất giữ.

du lịch Đà Nẵng
Bảo tàng Điêu khắc Chăm – Ảnh: Internet

Những cây cầu độc đáo ở Đà Nẵng

  • Cầu Nguyễn Văn Trỗi

Cây cầu này do hãng RMK (Mỹ) thiết kế và thi công hoàn thành năm 1965 với kiến trúc vòm bằng giàn thép Poni hiếm hoi tại Việt Nam, mục đích phục vụ cho chiến tranh. Cầu Nguyễn Văn Trỗi gồm 14 nhịp giàn thép Poni dài hơn 500 m, khổ cầu 10,5 m, không có lề dành cho người đi bộ, từng được sửa chữa năm 1978 và 1996. Hiện cây cầu này được giữ lại như một kỷ vật của Đà Nẵng để phục vụ cho phố đi bộ.

du lịch Đà Nẵng
Cầu Nguyễn Văn Trỗi – Ảnh: Internet
  • Cầu quay sông Hàn

Cầu quay sông Hàn khá nổi tiếng bởi đây là cầu quay đầu tiên do kỹ sư và công nhân Việt Nam thiết kế, thi công năm 1998 – 2000. Cây cầu dài gần 500 m, rộng 12 m này nối liền hai tuyến đường trung tâm giữa quận Hải Châu và quận Sơn Trà. Cứ đến 1 giờ sáng, phần giữa của cây cầu lại quay 90 độ để mở đường cho tàu thuyền lớn qua lại, vào các đêm thứ 7 và Chủ Nhật cầu sẽ quay lúc 23 giờ đến 24 giờ. Điều này đem lại sự tò mò cho người dân và du khách đến Đà Nẵng.

du lịch Đà Nẵng
Cầu quay sông Hàn – Ảnh: Internet
  • Cầu dây võng Thuận Phước

Nằm ở vị trí đặc biệt, nơi con sông Hàn đổ ra biển vịnh Đà Nẵng, cầu Thuận Phước là cây cầu treo dây võng dài nhất nối đường Nguyễn Tất Thành với cầu Mân Quang, giữa 2 Quận Hải Châu và Sơn Trà thuộc thành phố Đà Nẵng, tạo thành hệ thống tuyến giao thông liên hoàn ven biển từ hầm Hải Vân đến bán đảo Sơn Trà, qua cầu Mân Quang và nối liền với tuyến du lịch Sơn Trà – Hội An. Từ đó, một hệ thống giao thông – du lịch hoàn chỉnh được hoàn thiện, mở ra khả năng khai thác tiềm năng du lịch không chỉ riêng Đà Nẵng mà cho cả các địa phương lân cận như Hội An và Thừa Thiên – Huế.

du lịch Đà Nẵng
Cầu dây võng Thuận Phước – Ảnh: Internet
  • Cầu Rồng

Cầu Rồng là biểu tượng tượng trưng cho nghệ thuật kiến trúc mới của Đà Nẵng. Hình dáng của cây cầu được mô phỏng theo hình dáng con Rồng của thời Lý có dáng vẻ oai phong, bay ra biển Đông, với nhịp thép có tổng chiều dài 568 m và nặng lên đến gần 9000 tấn. Người dân và du khách đều có mong muốn được chứng kiến cảnh cầu Rồng phun nước, phun lửa theo nhạc với 3 kịch bản âm thanh kết hợp với hiệu ứng ánh sáng. Cầu Rồng Đà Nẵng là nơi không chỉ có ý nghĩa về văn hóa du lịch mà nó còn mang ý nghĩa về  giao thông. Sự hòa quyện đa dạng và đặc sắc này đã tạo nên sức hút kì lạ và đã nhanh chóng lọt vào top những cây cầu đẹp, ấn tượng nhất hành tinh trên trang Viralnova.

du lịch Đà Nẵng
Cầu Rồng – Ảnh: Internet
  • Cầu Trần Thị Lý

Cầu Trần Thị Lý nhìn từ xa như một cánh buồm căng gió đang vươn ra biển lớn, nối liền quận Hải Châu, quận Sơn Trà và quận Ngũ Hành Sơn góp phần nâng cao năng lực giao thông ở cửa ngõ phía Đông Đà Nẵng. Tuy không đạt “kỷ lục” về quy mô như cầu Rồng, nhưng có kiến trúc và kết cấu với độ cao lớn để làm điểm nhấn cảnh quan, đây được cho là cây cầu có kiến trúc độc đáo vào loại nhất nhì Việt Nam với trụ dây văng nghiêng tạo dáng cầu đẹp và lạ mắt.

du lịch Đà Nẵng
Cầu Trần Thị Lý – Ảnh: Internet

Thánh địa Mỹ Sơn

Thánh địa Mỹ Sơn với hơn 70 công trình kiến trúc đền tháp của nền văn minh Chăm Pa được kết tinh trong những di chứng vật chất trường tồn, chứa đựng những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật được tạo lập trong một thời gian dài suốt 9 thế kỷ (từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ XIII). Đền tháp ở Mỹ Sơn được chia thành nhiều cụm, xây dựng theo cùng một nguyên tắc. Kết cấu mỗi cụm gồm có một ngôi đền thờ chính (Kalan), bao quanh bằng những ngôi tháp nhỏ hoặc công trình phụ. Ngôi đền chính tượng trưng cho núi Meru – trung tâm vũ trụ, là nơi hội tụ của thần linh và thờ thần Siva. Các đền phụ (miếu phụ) thờ các vị thần trông coi hướng trời. Ngoài ra còn có những công trình phụ là những ngôi tháp thường có mái lợp ngói, là nơi khách hành hương sửa lễ, cất giữ đồ tế lễ.

du lịch Đà Nẵng
Thánh địa Mỹ Sơn – Ảnh: Internet

Đối với những ai thích cảm giác phiêu lưu, muốn hòa mình vào thiên nhiên trong lành, không gian yên tĩnh và trải nghiệm cuộc sống nông thôn ở vùng làng quê Đà Nẵng thì có thể đến tham quan một số địa điểm như Cù lao Chàm, Rạn Nam Ô, làng cổ Phong Nam, làng Bích Họa, rừng ngập mặn nguyên sinh Tam Giang, làng Vân, đỉnh Bàn Cờ, đỉnh Bạch Mã, Giếng Trời, đèo Hải Vân…

Cẩm nang du lịch Đà Nẵng – Mục Lục

Đến và đi lại Đà Nẵng bằng gì

1. Phương tiện đến Thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng là một trong những thành phố lớn của cả nước, các dịch vụ và cơ sở hạ tầng rất phát triển nên bạn có thể đến du lịch bằng rất nhiều phương tiện khác nhau.

Máy bay

Các hãng hàng không nội địa Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jestar đều có đường bay tới Đà Nẵng và chiều ngược lại, tùy thuộc vào ngân sách của mình bạn có thể lựa chọn chuyến bay cho phù hợp. Bên cạnh đó, các hãng máy bay cũng thường xuyên có chương trình khuyến mãi giúp bạn giảm chi phí và tiết kiệm cho chuyến đi của mình.

du lịch Đà Nẵng
Sân bay quốc tế Đà Nẵng – Ảnh: Internet

+ Đối với các bạn di chuyển từ Hà Nội

Có rất nhiều chuyến bay Hà Nội – Đà Nẵng và chiều ngược lại mỗi ngày, tùy theo lịch trình của mình bạn có thể lựa chọn giờ bay phù hợp.

– Đối với chuyến bay của Vietnam Airlines:

  • Chiều bay Hà Nội – Đà Nẵng: Giá vé khoảng từ 400.000 đồng – 2.700.000 đồng (tùy theo thời điểm đặt vé). Thời gian bay khoảng 1 giờ 10 phút.
  • Chiều bay Đà Nẵng – Hà Nội: Giá vé khoảng từ 400.000 đồng – 2.150.000 đồng (tùy theo thời điểm đặt vé).

– Đối với chuyến bay của Vietjet Air:

  • Chiều bay Hà Nội – Đà Nẵng: Giá vé khoảng từ 150.000 đồng – 2.050.000 đồng (tùy theo thời điểm đặt vé). Thời gian bay khoảng 1 giờ 15 phút.
  • Chiều bay Đà Nẵng – Hà Nội: Giá vé khoảng từ 150.000 đồng – 1.840.000 đồng (tùy theo thời điểm đặt vé).

– Đối với chuyến bay của Jetstar:

  • Chiều bay Hà Nội – Đà Nẵng: Giá vé khoảng từ 190.000 đồng – 2.050.000 đồng (tùy theo thời điểm đặt vé).
  • Chiều bay Đà Nẵng – Hà Nội: Giá vé khoảng từ 270.000 đồng – 2.050.000 đồng (tùy theo thời điểm đặt vé).

Bạn có thể tham khảo thêm thông tin giá vé và lịch bay tại website của Vietnam Airlines, Vietjet Air  Jestar.

+ Đối với các bạn di chuyển từ TP. Hồ Chí Minh

Có rất nhiều chuyến bay TP. HCM – Đà Nẵng và chiều ngược lại mỗi ngày, tùy theo lịch trình của mình bạn có thể lựa chọn giờ bay phù hợp.

– Đối với chuyến bay của Vietnam Airlines:

  • Chiều bay TP. HCM – Đà Nẵng: Giá vé khoảng từ 400.000 đồng – 3.000.000 đồng (tùy theo thời điểm đặt vé). Thời gian bay khoảng 1 giờ 10 phút.
  • Chiều bay Đà Nẵng – TP. HCM: Giá vé khoảng từ 700.000 đồng – 2.900.000 đồng (tùy theo thời điểm đặt vé).

– Đối với chuyến bay của Vietjet Air:

  • Chiều bay TP. HCM – Đà Nẵng: Giá vé khoảng từ 200.000 đồng – 2.050.000 đồng (tùy theo thời điểm đặt vé). Thời gian bay khoảng 1 giờ 15 phút.
  • Chiều bay Đà Nẵng – TP. HCM: Giá vé khoảng từ 150.000 đồng – 2.050.000 đồng (tùy theo thời điểm đặt vé).

– Đối với chuyến bay của Jetstar:

  • Chiều bay TP. HCM – Đà Nẵng: Giá vé khoảng từ 150.000 đồng – 2.050.000 đồng (tùy theo thời điểm đặt vé).
  • Chiều bay Đà Nẵng – TP. HCM: Giá vé khoảng từ 150.000 đồng – 2.050.000 đồng (tùy theo thời điểm đặt vé).

Bạn có thể tham khảo thêm thông tin giá vé và lịch bay tại website của Vietnam Airlines, Vietjet Air  Jestar.

Tàu hỏa

Đây là phương tiện được nhiều người lựa chọn khi di chuyển đến Đà Nẵng bởi giá cả hợp lý cũng như độ an toàn tuyệt đối cho khách du lịch. Đặc biệt ga Đà Nẵng ở ngay trung tâm thành phố nên rất thuận tiện cho việc đi lại. Giá vé cũng rất rẻ tùy thuộc vào nhu cầu chọn ghế ngồi và loại tàu. Giá trung bình từ 300.000 đồng – 1.200.000 đồng. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin giá vé và loại tàu tại website của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

du lịch Đà Nẵng
Ga Đà Nẵng – Ảnh: Internet

Từ 2 đầu Hà Nội và Sài Gòn mỗi ngày có 7 chuyến tàu Thống Nhất chạy tới Đà Nẵng, tùy vào thời gian rãnh của mình bạn có thể lựa chọn chuyến tàu hợp lý (tàu SE1 chạy từ Hà Nội và tàu SE2 chạy từ Sài Gòn, thời gian xuất phát giống nhau).

Giờ tàu Hỏa Tàu SE1 & SE2
[Hà Nội 19g30 Đà Nẵng 8g48] [Sài Gòn 19g30 Đà Nẵng 12g31]

Giờ tàu Hỏa Tàu SE3 & SE4
[Hà Nội 22g00 Đà Nẵng 13g00] [Sài Gòn 22g00 Đà Nẵng 13g58]

Giờ tàu Hỏa Tàu SE5 & SE6
[Hà Nội 9g00 Đà Nẵng 1g28] [Sài Gòn 9g00 Đà Nẵng 2g47]

Giờ tàu Hỏa Tàu SE7 & SE8
[Hà Nội 6g00 Đà Nẵng 22g25] [Sài Gòn 6g00 Đà Nẵng 22g44]

Giờ tàu Hỏa Tàu TN1 & TN2
[Hà Nội 13g10 Đà Nẵng 6g49] [Sài Gòn 13g10 Đà Nẵng 8g15]

Giờ tàu Hỏa Tàu TN3 & TN4
[Hà Nội 14g30 Đà Nẵng 9g40] [Sài Gòn 14g30 Đà Nẵng 11g33]

Giờ tàu Hỏa Tàu SE19
[Hà Nội 20g10 Đà Nẵng 12g20]

Xe khách

Từ Hà Nội và Sài Gòn mỗi ngày có rất nhiều các chuyến xe khách chất lượng cao đi Đà Nẵng, từ Hà Nội mất khoảng 16 tiếng và từ Sài Gòn mất khoảng 25 tiếng.

+ Tuyến Hà Nội – Đà Nẵng

– Xe khách TheSinh Tourist: Giờ xuất bến tại Hà Nội 18g00, Đà Nẵng 17g15 – ĐT: 04 39290394 – 0511 3843259 – 08 38389593

Địa chỉ văn phòng:

  • Hà Nội: 64 Trần Nhật Duật
  • Đà Nẵng: 154 Bạch Đằng
  • TP. Hồ Chí Minh: 246 – 248 Đề Thám, Quận 1

– Xe khách Kim Chi: Giờ xuất bến tại Bến xe Nước Ngầm 16g00, Đà Nẵng 15g30 – ĐT: 0913 422687 – 0511 3872586

– Xe khách Đại Phát: Giờ xuất bến tại Bến xe Giáp Bát 16g00 – 17g00, Đà Nẵng 16g00 – 17g00 – ĐT: 04 38641637 – 0983 651722

– Xe khách Ngọc Ánh: Giờ xuất bến tại Bến xe Giáp Bát 15g00 – 18g00, Đà Nẵng 15g00 – 18g00 – ĐT: 0913469797 – 0913494498

– Xe khách Thanh Sơn: Giờ xuất bến tại Hà Nội 18g00, Đà Nẵng 16g30 – ĐT: 0905 650056 – 0905 439505

+ Tuyến Sài Gòn – Đà Nẵng

– Xe khách Phương Trang: Giờ xuất bến tại Sài Gòn 11g30 – 16g30 – 18g30, Đà Nẵng 10g15 – 13g30 – 18g30 – ĐT: 08 38309309

– Xe khách Ba Nga: Giờ xuất bến tại Sài Gòn 16g00, Đà Nẵng 11g00 – ĐT: 08 38428590 – 08 22475439

– Xe khách Thuận Thảo: Giờ xuất bến tại Sài Gòn 9g00 – 11g00 – 16g30 – 17g30 – 18g30, Đà Nẵng 11g00 – 15g00 – 16g00 – 17g30 – ĐT: 08 35112957 – 0511 376 7677

2. Phương tiện di chuyển trong thành phố Đà Nẵng

Xe đạp

Đà Nẵng là một trong những thành phố sạch đẹp mà bạn nên đi xe đạp để thưởng ngoạn cảnh đẹp và đường phố tại đây. Nếu có thời gian bạn nên thuê xe đạp, đạp vòng quanh các nẻo đường thành phố, đỉnh Sơn Trà hay các cung đường biển tuyệt đẹp. Một số khách sạn Đà Nẵng có cho thuê xe đạp hoặc bạn có thể yêu cầu khách sạn thuê xe từ các công ty dịch vụ bên ngoài. Giá thuê xe đạp tham khảo khoảng 30.000 đồng/ngày, bạn chỉ cần trình thẻ CMND là có thể thuê được.

Xe máy

Xe máy là phương tiện giúp bạn dễ dàng di chuyển nhất trên đường phố và cũng phù hợp cho những ai thích phiêu lưu, khám phá. Nhiều khách sạn Đà Nẵng có dịch vụ cho thuê xe máy hoặc bạn có thể yêu cầu khách sạn thuê xe từ các công ty dịch vụ bên ngoài, tuy nhiên giá thuê bên ngoài sẽ cao hơn. Giá thuê xe máy tham khảo: Xe số khoảng 120.000 đồng – 150.000 đồng, xe tay ga khoảng 170.000 đồng – 200.000 đồng, tùy loại xe và thời gian thuê, bạn chỉ cần trình thẻ CMND (một số nơi có yêu cầu đặt cọc) là có thể thuê được.

Xe buýt

Xe buýt là phương tiện di chuyển vừa rẻ, vừa an toàn và cũng mang đến bạn những trải nghiệm vô cùng thú vị.

du lịch Đà Nẵng
Xe buýt Đà Nẵng – Ảnh: Internet

– Tuyến số 1: Bến xe Đà Nẵng – Bến xe Hội An:

  • Tần suất: 20 phút/chuyến.
  • Số chuyến (đi và về) trong ngày: 38 chuyến.
  • Thời gian hoạt động hàng ngày: 5 giờ 30 đến 17 giờ 50.

– Tuyến số 2: Kim Liên – Chợ Hàn

  • Tần suất: Bình thường: 20 phút/chuyến.
  • Cao điểm: 15 phút/chuyến.
  • Số chuyến (đi và về) trong ngày: 62 chuyến.
  • Thời gian hoạt động hàng ngày: 5 giờ 30 đến 18 giờ 00.

– Tuyến số 3: Bến xe Đà Nẵng – Bến xe Ái Nghĩa

  • Tần xuất: 30 phút/chuyến.
  • Số chuyến (đi và về) trong ngày: 24 chuyến.
  • Thời gian hoạt động: 5 giờ 30 đến 17 giờ 00.

– Tuyến số 4: Đà Nẵng – Tam Kỳ

  • Tần xuất: 15 phút/chuyến.
  • Số chuyến (đi và về) trong ngày: 24 chuyến.
  • Thời gian hoạt động hàng ngày: 5 giờ đến 18 giờ 00.

– Tuyến số 6: Đà Nẵng – Phú Đa

  • Tần xuất: 30phút/chuyến.
  • Số chuyến (đi và về) trong ngày: 24 chuyến.
  • Thời gian hoạt động hàng ngày: 5 giờ 15 đến 16 giờ 45.

Xích lô, xe ôm

Để trải nghiệm những khu phố cổ, bạn có thể đi xích lô tham quan thành phố. Toàn đội xích lô đều sử dụng loại xe đã thiết kê lại kiểu dáng, màu sắc, có mái che, đệm ngồi phù hợp để du khách thoải mái khi di chuyển. Các đội viên đều mặc đồng phục theo quy định: quần xanh, áo và mũ màu vàng. Điểm đỗ xe của đội thường ở trước các khách sạn, nhà hàng lớn, các điểm tham quan và các đường phố chính. Giá xe xích lô du lịch được tính theo giờ với mức 30.000 đồng/giờ. Đối với xe ôm khoảng 1.000 đồng/km hoặc có thể thuê bao buổi, ngày.

du lịch Đà Nẵng
Xích lô Đà Nẵng – Ảnh: Internet

Taxi

Hiện có nhiều hãng taxi đang hoạt động phục vụ nhu cầu đi lại tại thành phố Đà Nẵng như Taxi Sông Hàn (0511.3.655.655), Hương Lúa Taxi (0511.3.828.282), Mai Linh Taxi (0511.3.525.252), Airport Taxi (0511.3.825.555),… Giá cả của các hãng taxi không chênh nhau nhiều, chất lượng phục vụ khá tốt. Giá tham khảo: Xe 4 chỗ 13.000 đồng cho 2 km đầu tiên và 6.500 đồng cho mỗi km tiếp theo. Xe 7 chỗ 14.000 đồng cho 2 km đầu tiên và 7.500 đồng cho mỗi km tiếp theo. Nếu đi đường xa bạn có thể thương lượng với hãng xe để giảm giá.

Du thuyền trên Sông Hàn

Đi dọc bờ sông Hàn, bạn có thể chọn cho mình một du thuyền để dạo quanh vịnh Đà Nẵng, tham quan Cù Lao Chàm thưởng thức các tiết mục nghệ thuật độc đáo ở sông Hàn và vịnh Đà Nẵng với giá cả phải chăng.

Tàu du lịch sông Hàn xuất phát tại bến đối diện Bảo tàng Điêu khắc Chăm Pa. Tàu là nhà hàng nổi có sức chứa 250 khách gồm tầng trệt, tầng 1 và sân thượng. Mỗi ngày có 2 chuyến 17g30 – 19g30 và 20g00 – 22g00. Giá vé 20.000 đồng/người, trẻ em dưới 12 tuổi 10.000 đồng/người.

Cẩm nang du lịch Đà Nẵng – Mục Lục

Ăn gì và ăn ở đâu tại Đà Nẵng – Cẩm nang Ăn Uống

Ẩm thực Đà Nẵng phong phú hương vị thơm ngon, cũng là một trong những lý do khiến du khách muốn lưu lại thật lâu tại thành phố này.

Mì Quảng

Mì Quảng là một trong những món ăn bạn nhất định phải nếm thử khi đến Đà Nẵng. Nước mì Quảng không đầy như các món bún phở khác mà chỉ xâm xấp nhưng thơm cay, đậm đà nhờ bí quyết pha chế và gia giảm đặc biệt. Theo kinh nghiệm của người xưa, ăn mì Quảng phải ăn kèm với nhiều rau sống mới ngon. Nhưng rau sống đúng kiểu mì Quảng phải được kết hợp từ 9 loại rau như cải non mới nụ, xà lách tươi, húng, quế, giá trắng có thể được trụng chín hoặc để sống, rau răm, ngò rí với hành hoa thái nhỏ… trộn lẫn với chuối bắp thái mỏng. Ngoài ra không thể thiếu dĩa ớt xanh, đậu phụng rang, bánh đa, miếng chanh và chén nước mắm nguyên chất, tất cả trộn lẫn tạo nên mùi vị đậm đà khó quên.

du lịch Đà Nẵng
Mì Quảng Đà Nẵng – Ảnh: Internet

Bánh tráng thịt heo

Món cuốn dân dã này không cần phương thức nấu nướng cầu kỳ, chỉ là món nguội đơn giản, nhưng để có được hương vị khó quên người nấu phải khá khắt khe từ khâu chọn lọc nguyên liệu. Bánh tráng phải là loại phơi sương, thơm mùi gạo và không bị gãy, vụn khi cuốn. Thịt heo chọn loại ngon, luộc vừa tới rồi ngâm một chút trong nồi nước dùng, sao cho miếng thịt có độ dẻo, phần mỡ trong, phần thịt trắng nõn nà, phần bì mềm, nếu luộc quá lửa thì thịt sẽ bị khô. Đĩa rau sống là thứ chiếm diện tích nhiều nhất của món ăn này, bởi có tới hơn chục loại tươi ngon, chủ yếu là rau vườn, có hương vị tươi mát và rất dễ kiếm dù ở bất kỳ mùa nào trong năm. Điểm đặc biệt tạo nên dấu ấn riêng của món ăn chính là mắm nêm. Mắm vừa miệng, thơm, không bị tanh. Nước chấm mang hương vị đậm đà của cá biển, vị cay nồng của tỏi ớt khiến nhiều người sẽ phải chảy nước mắt nhưng vẫn muốn ăn tiếp.

du lịch Đà Nẵng
Bánh tráng thịt heo – Ảnh: Internet

Cao lầu

Nhìn sơ qua hình thức bên ngoài thì có lẽ cao lầu giống với mì Quảng nhưng nó là một món ăn có nhiều nét đặc trưng riêng biệt. Cao lầu có sợi mì được làm từ bột gạo nhưng cách chế biến của nó thì phức tạp hơn rất nhiều. Bột gạo sau khi xay được ngâm chung với tro, tro ở đây nhất thiết phải là loại tro được đốt từ một loại cây sống ở Cù Lao Chàm, có như vậy sợi cao lầu mới có hương vị thơm ngon rất riêng. Một bát cao lầu đầy đủ gồm có sợi mì tươi, một ít sợi mì khô chiên giòn, thịt lợn thái lát và ít nước dùng. Nước dùng của cao lầu chính là nước tiết ra từ thịt lợn tẩm ướp gia vị, đun trên bếp, nước dùng có vị hơi ngọt, đậm đà và thơm ngon. Không như những món ăn của miền Trung khi ăn kèm với rất nhiều loại rau, đĩa rau sống của cao lầu đơn giản với cải non và rau đắng.

du lịch Đà Nẵng
Cao lầu – Ảnh: Internet

Bánh xèo

Bánh xèo Đà Nẵng ngon nức tiếng phải kể đến bánh xèo Bà Dưỡng. Bánh ở đây to bằng bàn tay, vỏ bánh giòn tan, nhân bánh ngọt thơm vị tôm và thịt bò cùng vị tươi mát của các loại rau, thêm chút chua của rau củ thấu được cuốn lại rồi chấm nước chấm, khiến các thực khách phải trầm trồ. Điều làm nên nét riêng biệt của quán bánh xèo Bà Dưỡng chính là nước chấm. Nước chấm gồm có gan heo, đậu phụng, mè, gia vị tạo thành hỗn hợp sền sệt, béo ngậy, thơm phức.

du lịch Đà Nẵng
Bánh xèo – Ảnh: Internet

Bún mắm nêm

Bún mắm nêm Đà Nẵng được xem là món đặc sản bình dân ở thành phố du lịch này. Ban đầu, thành phần của tô bún chỉ đơn giản gồm bún, mắm nêm và mít non luộc. Về sau, người ta thêm vào các món ăn kèm như thịt heo quay, thịt ba chỉ, chả bò, nem, tai heo… để tô bún bắt mắt, hấp dẫn hơn. Khác với những loại bún thông thường, bún mắm nêm Đà Nẵng không sử dụng nước lèo. Nguyên liệu chính làm nên chất lượng của nó là mắm nêm, được chế biến từ các loại cá như cá thu, cá cơm, cá nục bé… tạo ra thứ mắm màu nâu, sền sệt và sực nức mùi thơm đặc trưng từ cá biển.

du lịch Đà Nẵng
Bún mắm nêm Đà Nẵng – Ảnh: Internet

Bê thui Cầu Mống

Người Đà Nẵng còn gọi món này với cái tên quen thuộc là “bò tái Cầu Mống”. Thịt bê khi đưa ra khỏi lò phải đủ hai tầng thịt tái, chín rõ, bì chín đến độ trong suốt đồng thời vừa giòn vừa mềm. Mắm chấm làm từ cá cơm nguyên con có đường, tỏi, ớt, gừng và mè rang. Khi ăn có kèm thêm các loại rau thơm và bánh tráng gần giống với món bánh tráng cuốn thịt heo.

du lịch Đà Nẵng
Bê thui Cầu Mống – Ảnh: Internet

Gỏi cá Nam Ô

Đây là một món ăn làm từ cá sống nhưng nếu ăn rồi sẽ dễ nghiện. Cá làm món này có thể từ cá mòi, cá cơm, cá tớp… tuy nhiên ngon nhất vẫn là cá trích. Nét đặc trưng của món gỏi cá chính là thứ nước chấm làm từ nước cốt cá đun sôi, hòa cùng nước mắm Nam Ô, ớt, bột năng, bột ngọt. Ngoài các loại rau ăn kèm thường thấy, gỏi cá Nam Ô còn có cóc rừng, lành ngạnh, lá trâm, tim lan… vốn chỉ mọc trên đèo Hải Vân. Du khách có thể ăn cá với rau các loại cuốn bánh tráng hoặc chỉ việc trộn cá với rau kèm nước chấm. Gỏi cá Nam Ô với giá khoảng 80.000 đồng một suất đủ ăn cho 3 người.

du lịch Đà Nẵng
Gỏi cá Nam Ô – Ảnh: Internet

Bánh tráng đập

Bánh đập là món ngon dân dã của người dân các tỉnh miền Trung. Bánh đập gồm hai lớp: Lớp ngoài là bánh tráng giòn và phần trong là bánh ướt dẻo. Bánh tráng ngoài được nướng vàng đều hai mặt trên lửa than. Phần bánh ướt mềm và dẻo, được kẹp giữa hai lớp bành tráng giòn. Khi ăn, bạn ép sao cho các lớp bánh dính vào nhau rồi ăn kèm với mắm nêm.

du lịch Đà Nẵng
Bánh tráng đập – Ảnh: Internet

Sau đây là một số địa điểm ăn uống mà bạn có thể tham khảo khi đến Thành phố Đà Nẵng:

  • Mì Quảng Bà Mua: 19 Trần Bình Trọng – Đà Nẵng, gần trung tâm thành phố. Mì Quảng ở đây rất ngon, khâu chế biến đảm bảo vệ sinh an toàn. Một tô mì ở đây có giá dao động từ 20.000 đồng đến 30.000 đồng tùy vào từng loại.
  • Mì Quảng Bà Vị: 166 Lê Đình Dương – Đà Nẵng. Quán cũng là một địa điểm thưởng thức mì Quảng ngon ở Đà Nẵng, đặc biệt, mì ở đây có chả ram rất ngon. Giá mỗi tô dao động từ 30.000 đồng đến 55.000 đồng.
  • Bánh xèo Bà Dưỡng: 280/23 Hoàng Diệu – Đà Nẵng. Đây là quán bánh xèo nổi tiếng ở Đà Nẵng, tuy nằm sâu trong hẻm nhưng thu hút được rất nhiều thực khách. Quán có nước chấm rất ngon, rất đặc biệt tạo nên bản sắc riêng. Bánh xèo có giá 10.000 đồng/cái, nem lụi 5.000 đồng/cái.
  • Bánh xèo cô Mười: 23 Châu Thị Vĩnh Tế – Đà Nẵng. Bánh xèo Cô Mười có tiếng bởi giá cả “hạt dẻ”, phù hợp với túi tiền của đa số các bạn sinh viên sống quanh khu vực này. Giá trung bình từ 5.000 đồng đến 7.000 đồng/cái. Ở đây còn có các món như bún thịt nướng, bò hít…
  • Bánh Xèo Bà Nhỏ: 464/15 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, Đà Nẵng. Bánh xèo của quán đặc biệt ở chỗ có một lớp viền trứng ở bên ngoài, giá dao động từ 20.000 đồng đến 40.000 đồng/đĩa. Ngoài ra, ở đây còn có bún thịt nướng hay nem lụi cũng rất ngon.
  • Bún mắm bà Vân: 23/14 Trần Kế Xương – Đà Nẵng. Khu này có nhiều quán bán mắm, nhưng quán bà Vân nổi tiếng hơn cả. Có đủ loại thịt quay, luộc, tai, nem, chả… Quán bán từ sáng tới tối. Giá dao động từ 15.000 đồng đến 28.000 đồng/tô.
  • Bún mắm bà Thuyên: 424/03 Lê Duẩn – Đà Nẵng. Đây là quán bún mắm thịt heo quay nổi tiếng ở Đà Nẵng, sạch sẽ và phục vụ tốt. Mắm được làm từ cá thu rất thơm ngon. Du khách có thể thưởng thức ẩm thực kết hợp shoping và vui chơi giải trí tại Lê Duẩn. Giá dao động từ 20.000 đồng đến 30.000 đồng/tô.
  • Bánh Canh Cá Nướng: Quán nằm trên đường Trần Hưng Đạo kéo dài hay còn gọi là đường Bạch Đằng Đông, cách cầu Thuận Phước khoảng 2 km. Bánh canh rất ngon, hợp túi tiền và đặc biệt là rất đông.
  • Bánh Canh Ruộng: 20 Hà Thị Thân. Cũng là một quán bán bánh canh ngon của Đà thành, món ăn có vị ngọt tự nhiên do được hầm kỹ xương ống, cộng với được nêm nếm gia vị hợp lý, rất cay và ngon. Giá dao động từ 15.000 đồng đến 30.000 đồng/tô.
  • Gỏi Cá Nam Ô: 972 Nguyễn Lương Bằng – Đà Nẵng. Đây là một địa điểm nổi tiếng để thưởng thức gỏi cá ở Đà Nẵng. Gỏi cá Nam Ô có nhiều loại như cá mòi, cá tớp, cá cơm… nhưng ngon nhất là cá trích. Gỏi và nước chấm rất cay, rất ngon do được nêm ướp gia vị kỹ lưỡng. Giá dao động từ 40.000 đồng đến 80.000 đồng/đĩa.
  • Bánh cuốn thịt heo Trần: 04 Lê Duẩn, 28 Duy Tân. Quán rộng rãi, phục vụ nhiệt tình. Thịt heo và rau sống tươi ngon, nước chấm đậm. Giá cả hơi đắt hơn mặt bằng chung nhưng chất lượng đảm bảo, 100.000 đồng/phần ăn.
  • Quán Mậu: 35 Đỗ Thức Tịnh. Thịt heo dùng để cuốn bánh là loại thịt ba chỉ ngon nhất, rau sống rất sạch và nhiều, nước chấm được pha theo công thức gia truyền đã tạo nên hương vị đặc trưng của quán. Giá khoảng 70.000 đồng/suất.
  • Bê thui Cầu Mống Bà Ngọc: 228 Đống Đa – Đà Nẵng. Giá dao động từ 350.000 đồng đến 380.000 đồng một kg.
  • Quán Xuân: 491 Hải Phòng – Đà Nẵng. Đây là quán có truyền thống chế biến bún thịt nướng lâu đời tại Đà Nẵng. Không gian rộng thoáng sạch sẽ, nhân viên nhiệt tình. Giá dao động từ 20.000 đồng đến 40.000 đồng.
  • Khu bún thịt nướng ở sân Chi Lăng (đường Ngô Gia Tự). Bún thịt nướng ở đây bán ở vỉa hè, ngon và đậm đà, ăn kèm thêm nem lụi và thịt bò nướng lá lốt. Ngoài ra còn có bán bánh hỏi, bán tới 6 giờ là hết. Giá từ 15.000 đồng/tô
  • Khu ăn vặt cầu Trần Thị Lý (bên phải nhà thờ sát chân cầu Trần Thị Lý). Đây là một khu ăn vặt nổi tiếng ở Đà Nẵng với gần 20 quán ăn vặt khác nhau, phục vụ các món như ram cuốn cải, ốc hút các loại, bánh kẹp, yaourt muối… với mức giá bình dân. Các quán phục vụ đến 10g – 11g đêm, giá tùy theo từng món nhưng với 100.000 đồng, bạn có thể thưởng thức được hầu các món ở đây.
  • Bánh tráng kẹp dì Hoa: 62/2A Núi Thành – Đà Nẵng. Là một quán ăn nằm trong hẻm, không gian hơi chật hẹp nhưng lúc nào cũng tấp nập khách ra vào. Bánh tráng kẹp ở đây ngon nức tiếng Đà Thành, nước tương ở quán cũng ngon. Phục vụ tận tình và vui vẻ. Giá dao động từ 5.000 đồng đến 12.000 đồng/cái.
  • Chè Xuân Trang: 31 Lê Duẩn – Đà Nẵng. Không gian quán thoáng mát sạch sẽ, tọa lạc tại khu trung tâm thành phố. Các món ở đây bao gồm bò bía, kem plan, sữa chua đá… và đặc biệt là chè. Chè Xuân Trang rất ngon, đậm đà, ăn không có cảm giác quá ngọt, giá từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng.

Cẩm nang du lịch Đà Nẵng – Mục Lục

Mua sắm và giá cả tại Đà Nẵng – Cẩm nang mua sắm

1. Các địa điểm mua sắm tại Đà Nẵng

Chợ Cồn

Địa chỉ: 318 Ông Ích Khiêm, Hải Châu 2, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng.

Chợ Cồn nằm ở trung tâm thành phố. Chợ được xây dựng lại gồm 3 tầng khang trang với diện tích 14.000 m² và có tên chính thức là Trung tâm Thương nghiệp Đà Nẵng vào năm 1984. Nhưng người dân thành phố Đà Nẵng vẫn quen gọi là “Chợ Cồn” thay vì tên chính thức. Hàng hoá ở chợ phong phú, đa dạng với đủ các mặt hàng từ phổ thông đến cao cấp theo phương thức bán sỉ và lẻ. Đến  Đà Nẵng, du khách có thể ghé qua chợ Cồn để tham quan và mua sắm những đặc sản của Đà Nẵng cũng như của miền Trung với giá cả phù hợp.

Chợ Hàn

Địa chỉ: 119 Trần Phú, Hải Châu 1, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng.

Tọa lạc bên bờ sông Hàn với bốn mặt quay ra bốn đường phố chính Trần Phú, Bạch Đằng, Hùng Vương và Trần Hưng Đạo, hoạt động của chợ đông đúc từ những năm 1940, nét nổi bật của chợ là thực phẩm tươi sống và các gian hàng mắm – món ăn rất đặc trưng và gần gũi của người Việt Nam.

Chợ khá đa dạng và phong phú với các chủng loại hàng hóa, từ giày dép, quần áo, vải vóc, túi xách đến các đồ lưu niệm, quà tặng… Đặc biệt chợ Hàn nổi tiếng với các thực phẩm hải sản tươi sống, trái cây tươi và các đặc sản của Đà Nẵng. Về bao bì, nhãn mác, ngày sử dụng đã được ban quản lý chợ kiểm tra và niêm yết giá trên sản phẩm. Văn minh thương mại ở đây khá tốt, không có người chèo kéo, mồi chài, không cân thiếu, không gian lận.

Nhờ có vị trí đẹp và mang đậm nét đặc trưng của người dân Đà Nẵng, chợ Hàn đã phát huy được khả năng và thế mạnh của mình, không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán mà còn là điểm thu hút khách đến tham quan mua sắm.

du lịch Đà Nẵng
Chợ Hàn – Ảnh: Internet

Chợ Siêu thị Đà Nẵng

Địa chỉ: 46 Điện Biên Phủ, Q.Thanh Khê, TP. Đà Nẵng.

Chợ Siêu thị Đà Nẵng thuộc công trình Trung tâm Thương mại Đà Nẵng, là một trong những chợ lớn của thành phố, có kiến trúc hiện đại, rộng rãi rất thuận lợi trong việc giao lưu buôn bán hay tham quan du lịch. Với 493 ki-ốt, các tầng kinh doanh được sắp xếp hợp lý, văn minh và chuyên nghiệp tạo thành những phân khu kinh doanh theo ngành hàng cụ thể như thực phẩm, thời trang, mỹ phẩm, đặc sản, khu giải trí, ẩm thực… tạo thuận lợi nhất cho khách hàng vào mua sắm.

Trung tâm thương mại Đà Nẵng Square

Địa chỉ: 35 Thái Phiên, Hải Châu, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng.

Chợ Square Đà Nẵng gồm 3 tầng trên tổng diện tích trên 4.000 m2, với 237 shop hàng được bài trí hài hòa tại đây theo tiêu chuẩn gian hàng kinh doanh thương mại quốc tế, đáp ứng yêu cầu mua sắm không chỉ của người dân địa phương mà còn cho các khách thập phương đi du lịch muốn đến mua sắm ở Đà Nẵng. Đồng thời, Trung tâm thương mại Đà Nẵng Square có hệ thống thông tin mạng cục bộ để hỗ trợ người tiêu dùng tra cứu, theo dõi chính sách niêm yết giá, các mặt hàng của tiểu thương cũng như xây dựng đội xe vận tải chuyên nghiệp, giúp mang hàng miễn phí về nhà cho khách hàng với các hệ thống định vị, giám sát chu đáo.

Siêu thị Intimex Đà Nẵng

Địa chỉ: 159 Nguyễn Hữu Thọ, TP. Đà Nẵng hoặc cơ sở 01 Pasteur, Hải Châu 1, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng.

Siêu thị Intimex có quy mô nhỏ nhưng khá đầy đủ nhu yếu phẩm. Du khách có thể dễ dàng tìm thấy những vật dụng hàng ngày, đặc biệt các đặc sản của Đà Nẵng và miền Trung cũng được bày bán rất nhiều tại đây.

du lịch Đà Nẵng
Siêu thị Intimex Đà Nẵng – Ảnh: Internet

Các siêu thị đặc sản Đà Nẵng

– Hệ thống Siêu thị đặc sản miền Trung Thu Bồn

  • Địa chỉ: Số 86 đường 2/9, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0511 3574101

– Chuỗi Siêu thị đặc sản Thiên Phú Đà Nẵng

+ Cơ sở 1

  • Địa chỉ: 274 Nguyễn Tri Phương, TP. Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0511 2465565

+ Cơ sở 2

  • Địa chỉ: 659 Nguyễn Tất Thành, TP. Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0511 2465565

+ Cơ sở 3

  • Địa chỉ: 200 Hồ Nghinh, TP. Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0511 2465565

– Siêu thị đặc sản miền Trung Đại Lộc Phát

  • Địa chỉ: 12 Hoàng Hoa Thám, gần Ga Tàu Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0511 3750467 – 0903 508 277 – 0934 915 399

– Siêu thị đặc sản Nắng miền Trung

  • Địa chỉ: 125 Nguyễn Hữu Thọ, TP. Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0511 3632 326 – 0946 816 999

2. Một số đặc sản Đà Nẵng làm quà biếu

Nước mắm Nam Ô

Thương hiệu nước mắm Nam Ô không lẫn vào các loại nước mắm khác, do hương vị chế biến từ một thứ nguyên liệu độc đáo – cá cơm than. Để có được nước mắm ngon nhất, người ta làm từ loại cá cơm than đánh bắt vào tháng 3 và thứ muối Cà Ná hạt lớn để lâu năm, mất hết chất đắng, chỉ còn vị mặn mòi tinh khiết. Đây là một sản phẩm cổ truyền, nếu có dịp đến Đà Nẵng, du khách đến tham quan làng mắm và hãy mua ít nước mắm Nam Ô để làm quà cho người thân.

du lịch Đà Nẵng
Nước mắm Nam Ô – Ảnh: Internet

Tré Bà Đệ

Tré Bà Đệ nổi tiếng ở Đà Nẵng từ nhiều thập niên. Thương hiệu này tiếp tục lớn mạnh khi con cái của bà quyết theo nghề của mẹ, dần dần người ta gọi tré Bà Đệ là đặc sản của Đà Nẵng. Tré Bà Đệ có các sản phẩm như tré gói cổ truyền, tré gói lá chuối, tré gói lá ổi. Bí quyết làm tré là sau khi mua thịt heo nạc và ba chỉ về cắt mỏng cùng với các loại gia vị như đường, muối, tỏi trộn đều và gói lại. Sau đó ủ từ 2 đến 3 ngày mới đem ra dùng.

du lịch Đà Nẵng
Tré Bà Đệ – Ảnh: Internet

Rong biển Mỹ Khê

Rong biển Mỹ Khê có dạng thon dài, màu xanh nõn, có thể chế biến thành rất nhiều món từ nấu canh, hầm xương, xào tôm, xào thịt, làm gỏi. Ngoài ra, rong biển cũng được nấu làm nước giải nhiệt trong những ngày hè nóng bức.

du lịch Đà Nẵng
Rong biển Mỹ Khê – Ảnh: Internet

Chả bò Đà Nẵng

Đặc điểm của chả bò Đà Nẵng là hương vị thơm ngon, chất lượng, không có chất bảo quản, không có phèn sa. Cắt khoanh chả bò Đà Nẵng bạn sẽ thấy mùi thơm rất đặc trưng của chả bò làm tăng cảm giác hấp dẫn, miếng chả có màu đỏ hồng, vị hơi ngọt nhưng cũng rất đậm đà, giòn và dai.

du lịch Đà Nẵng
Chả bò Đà Nẵng – Ảnh: Internet

Một số địa chỉ mua chả bò ngon tại Đà Nẵng:

  • Chả Bà Hường – Số 4, Hoàng Diệu
  • Chả Sài Đọi – Số 106/2 Ngô Gia Tự
  • Chả Bà Ngọc – Số 54, Hà Huy Tập
  • Chả bò Lộc – Số 4, Trần Bình Trọng

Bánh khô mè

Bánh khô mè là đặc sản của vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng, nhưng có lẽ bánh khô mè sản xuất tại làng Cẩm Lệ là nổi tiếng thơm ngon hơn cả được nhiều du khách đến Đà Nẵng ưa thích. Bánh được chế biến từ mía đường, bột nếp và mè. Nhìn bên ngoài có vẻ giống mè xửng Huế nhưng bánh khô mè Cẩm Lệ ăn giòn tan, vị bùi của mè và vị ngọt của mía quyện vào nhau rất hấp dẫn.

Mắm dưa, mắm nêm, mắm ruốc

Mắm dưa, mắm nêm, mắm ruốc là đặc sản độc đáo của người dân Đà Nẵng. Không phải là món cao lương mỹ vị như bao đặc sản khác, các loại mắm này được thưởng thức trong các bữa ăn hàng ngày lại khiến cho bữa cơm gia đình thêm tròn vị. Hương vị mắm cay thơm, mặn mà kết hợp đúng điệu với các món ăn sẽ tạo nên hương vị vô cùng hấp dẫn.

Các loại khô

Các loại hải sản đánh bắt đa số tại biển Mỹ Khê, được mang về phơi khô hoặc chế biến thêm các loại gia vị tạo nên thức quà thơm ngon, đặc biệt của vùng đất miền Trung bình dị mà gần gũi. Các loại hải sản làm khô gồm mực, tôm, cá thiều, cá thu, cá ngừ đại dương,… Ngoài ra, bò khô và nai khô cũng là 2 loại đặc sản trứ danh của thành phố này.

Đá Non Nước

Nguyên liệu để làm ra các sản phẩm mỹ nghệ là đá cẩm thạch trước đây được khai thác ở núi Ngũ Hành Sơn. Đá Ngũ Hành Sơn có nhiều vân ngũ sắc được người nghệ nhân làng đá mỹ nghệ tạo ra những kiệt tác đi vào lòng người. Đến làng đá Non Nước, bạn có thể lựa chọn cho mình những món quà lưu niệm đặc sắc, do chính người nghệ nhân lành nghề cất công mài dũa hết sức công phu.

du lịch Đà Nẵng
Đá Non Nước – Ảnh: Internet

Cẩm nang du lịch Đà Nẵng – Mục Lục

Lưu ý khác khi du lịch Đà Nẵng

– Là một trong những thành phố thu hút khách du lịch hàng đầu của cả nước, Đà Nẵng có rất nhiều khách sạn, resort với đủ các tiêu chuẩn và đa dạng về dịch vụ, cũng như những homestay rất xinh và tiện nghi với các mức giá khác nhau, nên bạn có thể thoải mái lựa chọn địa điểm nghỉ ngơi với chất lượng dịch vụ phù hợp với mình. Bạn có thể tham khảo đặt phòng khách sạn Đà Nẵng tại Chudu24 để nhận được mức giá tốt và những thông tin tư vấn hữu ích nhé!

du lịch Đà Nẵng
InterContinental Danang Sun Peninsula Resort. Ảnh: Internet

– Nếu muốn tiết kiệm một khoản chi phí du lịch, bạn nên đến Đà Nẵng trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 4 vì lúc này đang vào mùa thấp điểm của du lịch Đà Nẵng nên giá cả dịch vụ khá rẻ, ngoài ra thời tiết trong khoảng thời gian này cũng khá thuận lợi.

– Từ tháng 9 đến tháng 11, Đà Nẵng thường có bão đổ bộ, nếu bạn lựa chọn thời gian này để đi du lịch thì tốt nhất bạn nên tìm hiểu rõ thông tin thời tiết và chuẩn bị những vật dụng cần thiết trước khi khởi hành.

– Nếu muốn tham gia vào các lễ hội lớn tại Đà Nẵng, bạn hãy lên kế hoạch trước để có lịch trình du lịch phù hợp. Các lễ hội đặc sắc tại Đà Nẵng gồm Lễ hội Quán Thế Âm diễn ra vào ngày 19/2 âm lịch hàng năm tại Khu du lịch Ngũ Hành Sơn, Lễ hội Cầu Ngư (hay lễ hội Cá Ông) diễn ra vào trung tuần tháng 3 âm lịch hàng năm, Lễ hội đua thuyền diễn ra vào tháng Giêng âm lịch hàng năm tại quận Liên Chiểu. Ngoài ra, vào các dịp lễ lớn trong năm Đà Nẵng sẽ tổ chức bắn pháo hoa và có các sự kiện văn nghệ, vui chơi giải trí hấp dẫn khác.

– Nếu bạn muốn chiêm ngưỡng những khoảnh khắc đẹp của các cây cầu độc đáo tại Đà Nẵng, hãy ghi nhớ một số khung giờ nhất định để chọn đúng thời điểm. Cầu quay sông Hàn thường xoay một góc 90 độ từ 23 giờ – 24 giờ vào các đêm thứ 7 và Chủ Nhật hàng tuần, từ thứ 2 đến thứ 6 cầu sẽ bắt đầu xoay lúc 1 giờ sáng và xoay trở lại lúc 2 giờ sáng. Cầu Rồng phun lửa và phun nước vào đúng 21 giờ đêm thứ 7 và Chủ Nhật hàng tuần.

– Cũng giống như các thành phố du lịch khác, đến Đà Nẵng du khách sẽ không tránh khỏi những trường hợp bị “chặt chém” hay chèo kéo mua hàng. Cách tốt nhất là khi mua bất kỳ món đồ nào, bạn nên hỏi trước giá cả. Nếu có thể bạn nên nhờ sự tư vấn của một số người quen đã từng có kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng.

Cẩm nang du lịch Đà Nẵng – Mục Lục

Du lịch Lào Cai – Kinh nghiệm & thông tin hữu ích

Du lịch Lào Cai – Tổng quan

Vài nét về du lịch Lào Cai – Lào Cai là tỉnh thuộc vùng cao biên giới phía Bắc Việt Nam, là khu du lịch trọng tâm với những thắng cảnh mang vẻ đẹp nguyên sơ của vùng núi phía Bắc. Lào Cai cũng là nơi có nhiều địa danh lịch sử, hang động tự nhiên, đặc sản và là vùng đất mang đậm nét đặc trưng văn hoá độc đáo của nhiều dân tộc.

Du lịch Lào Cai
Du lịch Lào Cai – Ảnh: Internet

Ngoài những thắng cảnh thiên nhiên tươi đẹp, Lào Cai còn có khí hậu mát mẻ, trong lành. Nằm ở độ cao trung bình 1.500 -1.800 m, khí hậu Lào Cai đặc biệt với sự chuyển đổi 4 mùa trong một ngày rất độc đáo. Đến Lào Cai, du khách đừng quên ghé đến các địa danh như Sapa, Thác Bạc, Núi Hàm Rồng, Ruộng bậc thang… Tất cả đều còn gìn giữ được nguyên vẹn nét đẹp do tạo hóa ban tặng, làm say lòng biết bao du khách.

Đi Lào Cai khi nào

Du lịch Lào Cai mùa nào cũng có nét đặc trưng riêng. Từ tháng 2 đến cuối tháng 3 là lúc mùa xuân về trên khắp Lào Cai, cũng là lúc hoa mận, hoa đào nở khắp mọi nơi, mang đến cho Lào Cai một vẻ đẹp vô cùng tươi mới. Đến tháng 9, tháng 10, những thửa ruộng bậc thang thay màu áo vàng rực của lúa chín, làm say lòng không ít du khách ưa khám phá.

Còn nếu bạn đến Lào Cai vào cuối tháng 11, lúc này mùa đông chỉ mới về, tiết trời lạnh hơn nhưng không tê buốt. Vào sáng sớm, sương mù bao phủ khiến cả thị trấn như bồng bềnh trong mây. Đến tháng 12 và tháng 1, tiết trời ở Sapa chuyển sang mùa đông và có tuyết rơi ở 1 số nơi, mọi thứ được phủ lên một màu trắng tinh của tuyết, tạo nên một khung cảnh đẹp tuyệt vời.

Lưu ý: nên sắp xếp lịch trình tham quan Lào Cai từ 2 – 3 ngày để thưởng ngoạn hết núi rừng hùng vĩ, non nước hữu tình. Để thuận tiện hơn cho việc tham quan, du khách có thể tham khảo đặt phòng nghỉ dưỡng với danh sách khách sạn Lào Cai tại Chudu24.

Đi đâu, chơi gì ở Lào Cai

Cổng trời Sapa

Xem thêm: Top 9 địa điểm nhất định phải đến khi du lịch Sapa

Đây là đỉnh đường bộ cao nhất Việt Nam có thể đi tới để ra khỏi thị trấn Sapa, đi theo hướng Bắc khoảng 18 km, du khách sẽ thấy đường lên cổng trời ngoằn ngoèo uốn lượn giữa lưng chừng núi trùng trùng điệp điệp, với những bóng nắng chạy dài thoắt ẩn thoắt hiện, chỉ có gió thổi lồng lộng trên con đường này. Con đường đèo này có tên là Trạm Tôn, len lỏi giữa dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ. Và cổng trời chính là đỉnh của con đèo này. Từ đây, du khách có thể chiêm ngưỡng đỉnh Phan Xi Păng – nóc nhà của Đông Dương.

Du lịch Cổng Trời Sapa
Cổng trời Sapa – Ảnh: Internet

Đối với du khách phương xa, để thuận tiện cho việc tham quan Cổng Trời và dừng chân nghỉ dưỡng, bạn có thể tham khảo hệ thống khách sạn Lào Cai.

Fansipan

Đi đâu ở Lào Cai? Đó chắc chắn là Fansipan – nóc nhà Đông Dương. Đỉnh cao 3.143 m và là ngọn núi cao nhất ở bán đảo Đông Dương, nằm ở trung tâm dãy Hoàng Liên Sơn, cách thị trấn Sapa 9 km. Trên đường lên đến đỉnh núi, bạn sẽ được khám phá hệ động thực vật và thiên nhiên kỳ thú của dãy Hoàng Liên. Nếu muốn chinh phục đỉnh Fansipan, bạn có thể đi theo tour của các công ty du lịch hoặc tự tổ chức với sự dẫn đường của người dân địa phương.

Ở khu vực này, nhằm thuận tiện cho việc nghỉ ngơi sau khi chinh phục đỉnh núi, bạn nên lựa chọn nghỉ dưỡng ở các khách sạn, resort. Tham khảo khách sạn gần đỉnh núi Fansipan.

Núi Hàm Rồng

Du lịch Lào Cai nhất định phải ghé qua núi Hàm Rồng. Núi Hàm Rồng nằm ngay trên thị trấn Sapa, từ đây du khách có thể ngắm toàn cảnh thị trấn, thung lũng Mường Hoa, Tả Phìn ẩn hiện trong sương khói. Hiện nay, đỉnh Hàm Rồng được tôn tạo trở thành một thắng cảnh đầy hoa trái của Sa Pa. Lên núi Hàm Rồng, du khách như lạc vào một khu vườn thần tiên, với mây trời lãng đãng trên cao, hoa tươi rực rỡ dưới mặt đất.

Không gì tốt và dễ dàng hơn nếu du khách lựa chọn nghỉ dưỡng khi du lịch núi Hàm Rồng. Ngắm cảnh sương mù và tận hưỡng không khí trong lành vùng sơn cước vào sáng sớm cũng là điều vô cùng tuyệt vời đấy. Tham khảo khách sạn gần núi Hàm Rồng.

Hang Tiên

Ngược dòng sông Chảy khoảng 6 km, từ trung tâm xã Bảo Nhai (huyện Bắc Hà) thuyền sẽ đưa bạn qua thành cổ Trung Đô với nhiều huyền thoại. Dòng sông Chảy đến đây thắt lại tạo thành dòng sâu, hiền hoà, len lỏi giữa hai bờ vách thành dựng đứng. Thắng cảnh Hang Tiên là một Hạ Long thu nhỏ, gắn liền với sự tích về miếu thờ Ba Cô xã Bảo Nhai. Nhiều du khách đến đây vãn cảnh, tắm suối Tiên đắm mình trong ánh ban mai bên đảo hoa, đều cầu mong được ban phúc cho sắc đẹp, sức khỏe và phú quý.

Cốc San

Du lịch Cốc San
Cốc San Lào Cai – Ảnh: Internet

Tọa lạc tại xã Cốc San, huyện Bát Xát, cách thành phố Lào Cai khoảng 7km, Cốc San là một hệ thống các thác nước và các hang động to nhỏ khác nhau. Từ quốc lộ 4D, có một con đường đất nhỏ dài khoảng hơn 1km dẫn vào Cốc San. Vẻ đẹp của Cốc San vẫn hoàn toàn mang tính chất tự nhiên, hoang sơ. Có một điều rất đặc biệt là hầu như ở mỗi gầm một con thác, sau làn nước đổ từ trên cao xuống lại có một hang động. Phong cảnh Cốc San mang vẻ đẹp huyền bí diệu kỳ toát lên từ những ngọn thác, những mô đá và những hang động.

Đến đây, nhằm thuận tiện cho việc tham quan, vui chơi và dừng chân nghỉ dưỡng, du khách có thể lựa chọn các resort, khách sạn tại khu vực này. Tham khảo khách sạn gần Cốc San Sapa.

Núi Cô Tiên

Tham khảo đặt phòng khách sạn tại:

Bắc Hà là một huyện vùng cao của Lào Cai, nằm trong vùng cao nguyên đá vôi của vòm sông Chảy. Gần thị trấn Bắc Hà, ở độ cao trên 1000m, du khách gặp núi Cô Tiên đứng sừng sững. Trên vách đá phẳng rộng như được bàn tay nghệ nhân đẽo gọt tạo am nhỏ, đặt tượng bà Quan Âm mặt quay về phương Nam, du khách không những được thưởng thức những nét đẹp văn hoá truyền thống độc đáo của người vùng cao, mà còn được ngắm nhìn cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, và núi Cô Tiên sừng sững ngay trước mặt du khách. Từ đây, nhìn bao quanh thị trấn là một biển mâ, thấp thoáng những đốm hoa mận nhỏ, xa xa là phiên chợ náo nhiệt với đầy đủ với sắc màu váy áo, kia la dinh thự Hoàng A Tưởng trầm tĩnh uy nghi và những thảm lúa, nương ngô, cánh rừng xanh ngắt, con đường ngoằn nghèo uốn quanh các quả núi…

Nhà thờ đá Sapa

Ở ngay trung tâm thị trấn Sapa, nhà thờ Đá được xây dựng từ năm 1895 và là một trong những công trình kiến trúc cổ nguyên vẹn nhất của người Pháp còn sót lại. Ngày nay nhà thờ đá đã được trùng tu và bảo tồn thành một địa điểm du lịch nổi tiếng ở thị trấn mù sương này.

Hệ thống khách sạn gần nhà thờ đá Sapa cũng được khai thác tối đa tại khu vực này, du khách có thể nghỉ dưỡng để thuận tiện khám phá cảnh đẹp và vui chơi giải trí tại đây.

Thung lũng Mường Hoa

Du lịch Lào Cai bạn nên đến thung lũng Mường Hoa. Thung lũng Mường Hoa thuộc xã Hầu Thào, cách thị trấn Sa Pa khoảng 8km về phía Đông Nam. Từ thị trấn Sa Pa, vượt qua một con đèo men theo dãy núi cao (có trạm thu phí 80.000 VND/người), bạn sẽ đến thung lũng Mường Hoa. Điều đặc biệt tại thung lũng này là bãi đá cổ có khắc nhiều hình khác nhau, nằm xen giữa cỏ cây và những thửa ruộng bậc thang của đồng bào dân tộc. Hàng trăm tảng đá sa thạch có khắc những hình vẽ, những ký tự kỳ lạ đến nay vẫn chưa xác định được nguồn gốc và ý nghĩa. Ngày nay, khu chạm khắc cổ này đã được xếp hạng di tích quốc gia, là di sản độc đáo của người Việt cổ. Tại thung lũng Mường Hoa còn có con suối nhỏ xinh đẹp trải dài khoảng 15 km, qua các xã Lao Chải, Tả Van, Hầu Thào và kết thúc ở Bản Hồ.

Thung lũng Mường Hoa là địa điểm không thể không đến khi du lịch Lào Cai. Vì vậy, việc lựa chọn các khách sạn gần thung lũng Mường Hoa nghỉ dưỡng để hòa mình giữa cỏ cây hoa lá và hít hà không khí lạnh nơi núi cao thì không gì tuyệt vời bằng.

Làng thổ cẩm Tả Phìn

Tham khảo đặt phòng khách sạn tại:

Làng thổ cẩm Tả Phìn thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, cách trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 17km về hướng đông. Sản phẩm của làng dệt thổ cẩm Tả Phìn đủ kiểu dáng và sắc màu trông thật bắt mắt. Một vài sản phẩm chính có thể kể đến là: những chiếc ba lô, túi khoác du lịch, những chiếc khăn, túi xách tay, ví đựng tiền, các tấm áo choàng thổ cẩm… với đủ sắc màu rực rỡ.

Du lịch Làng Thổ Cẩm Tả Phìn
Làng Thổ Cẩm Tả Phìn – Ảnh: Internet

Dinh Hoàng A Tưởng

Được mệnh danh là ngôi nhà quyền lực nhất Tây Bắc một thời, Dinh Hoàng A Tưởng là điểm dừng chân tiếp theo bạn không nên bỏ qua. Dinh được xây dựng theo lối kiến trúc Á – Âu với bố cục hình chữ nhật liên hoàn khép kín. Chủ nhân của nó là hai cha con Hoàng Yến Chao, Hoàng A Tưởng người Tày nhưng cai trị một vùng có tới 70% là dân tộc Mông nên vẫn được dân gọi là “vua”.

Gần 100 năm tồn tại với thời gian, ngôi nhà phủ rêu phong vẫn uy nghi nổi bật giữa thị trấn. Ngôi nhà từng quyền lực bậc nhất trên đỉnh cao nguyên trắng này mang trong mình nhiều câu chuyện và những vị khách phương xa ghé thăm sẽ nghe với nhiều phiên bản khác nhau. 100 năm lịch sử chứng kiến, dinh Hoàng A Tưởng là hình ảnh rõ nét nhất cho một thời quyền lực xa xưa.

Nếu có nhu cầu lưu trú tại khu vực này, du khách có thể tham khảo khách sạn gần dinh Hoàng A Tưởng.

Thác Bạc

Thác Bạc nằm ở xã San Sả Hổ, cạnh quốc lộ 4D và chỉ cách khu vực trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 12 km về hướng tây nên khá thuận lợi để tham quan.

Đường vào khu du lịch Thác Bạc có 2 cách: đường lên ở phía bên phải, đến lưng chừng thác, du khách sẽ đi qua một chiếc cầu để sang phần bên trái. Đi thêm 3 km nữa từ Thác Bạc là đến Cổng Trời để ngắm xuống thung lũng Lai Châu và đỉnh Fansipan hùng vĩ. Nếu thích đi bộ, bạn có thể dừng chân ở Trạm Tôn và đi xuyên vào vườn quốc gia Hoàng Liên, khoảng hơn 1 km để khám phá thác Tình Yêu.

Về lưu trú và nghỉ dưỡng trong khu vực này, bạn có thể tham khảo danh sách khách sạn gần khu du lịch Thác Bạc.

Đến & đi lại Lào Cai bằng gì

Khởi hành từ Hà Nội

Lào Cai cách Hà Nội 376 km nên du lịch Lào Cai, bạn có thể chọn phương tiện tàu hỏa hoặc xe khách:

– Tàu hỏa: hàng ngày có nhiều chuyến tàu khởi hành từ Hà Nội đi Lào Cai và ngược lại. Gía vé tùy theo hạng ghế ngồi. Thời gian di chuyển khoảng 8 tiếng. Vào các mùa cao điểm, bạn nên đặt vé khứ hồi trước để tránh tình trạng hết vé.

– Xe khách: phương tiện này chỉ thích hợp cho những bạn sức khỏe tốt, vì đường lên Lào Cai rất ngoằn nghèo và dốc. Hai hãng xe đi Lào Cai được đánh giá là tốt nhất hiện nay là xe Vietbus và xe Hưng Thành.

Khởi hành từ TP.HCM

Từ TP.HCM, bạn có thể du lịch Lào Cai bằng cách ra Hà Nội bằng tàu hỏa, ô tô hoặc máy bay. Sau cho chọn phương tiện bắt tiếp từ Hà Nội đến Lào Cai.

– Nếu bạn chọn phương tiện là tàu hỏa có thể ra ga Sài Gòn tại địa chỉ số 01 Nguyễn Thông, P.9, Q.3, TPHCM, ĐT: 08. 39 318 952. Bạn có thể mua vé trực tiếp ở ga hoặc qua điện thoại. Có nhiều loại vé cho bạn chọn (ghế cứng, ghế mềm, giường nằm có máy lạnh…). Tàu dừng tại ga Hà Nội trên đường Lê Duẩn.

– Nếu đi xe ô tô, bạn có thể chọn các hãng xe phổ biến như Hoàng Long (ĐT: 0988 259 568), xe Mai Linh (08 39292929)… Thời gian một chuyến đi dự kiến là khoảng 60 giờ.

– Ngoài ra, máy bay là phương tiện nhanh nhất ra Hà Nội đồng thời giá cũng cao nhất. Giá vé máy bay từ TP.HCM ra Hà Nội có nhiều mức. Hiện nay có rất nhiều hãng hàng không có chương trình khuyến mãi với giá vé hấp dẫn như Vietjet Air, Jetstar, Vietnam Airline… Bạn nên lưu ý các chương trình khuyến mãi để có thể săn được vé giá rẻ. Thời gian bay khoảng 1h45 phút, thời gian chờ đợi làm thủ tục khoảng 2 giờ, tổng thời gian bạn di chuyển từ TP.HCM đến trung tâm Hà Nội khoảng 5 tiếng đồng hồ.

Di chuyển ở Lào Cai

Khi đến Lào Cai, bạn có thể thuê xe máy để có thể chủ động đi tham quan các địa điểm. Lưu ý: ở Lào Cai chỉ có duy nhất một cây xăng nằm ngay đường đi thị xã Lào Cai cách Nhà thờ Đá cổ khoảng 1km.

Ăn gì và ở đâu tại Lào Cai

Thịt lợn cắp nách

Thịt lợn cắp nách
Thịt lợn cắp nách – Ảnh: Internet

Không còn xa lạ gì với du khách khi nhắc đến món thịt lợn cắp nách. Du lịch Lào Cai, bạn nhất định phải tìm đến món ăn đặc trưng, độc nhất vô nhị này. Thịt lợn cắp nách ngon bởi lớp bì giòn, lớp thịt nạc mềm ngọt. Để tròn vị hơn, bạn có thể nhâm nhi cùng rượu táo mèo Sa Pa.

Nem măng đắng

Đây là đặc sản độc đáo ở Lào Cai. Nem măng đắng làm từ lá măng thay cho bánh đa nem của người miền xuôi. Nhân từ thịt gà tơ, gà đồi cùng lá hẹ, củ kiệu băm nhỏ. Thưởng thức nem, bạn không khỏi ngạc nhiên với vị giòn sần sật, hơi đăng đắng của măng, vị ngọt béo của thịt gà, và mùi thơm của các loại gia vị. Tinh túy của ẩm thực Lào Cai đều đọng lại trong dư vị món ăn này.

Cuốn sủi

Cuốn sủi hay còn được biết với tên gọi khác là phở khan. Nếu có dịp du lịch Lào Cai, bạn sẽ nhận ra mọi hàng quán ở đây đều có bán món này. Cuốn sủi hấp dẫn du khách ở lớp phở được rắc mỳ bằng củ dong rang giòn. Thịt bò, gia vị được nấu sền sệt thành một thứ nước sốt có hương vị riêng. Không chỉ ngon miệng mà còn đẹp mắt khi được trình bày với ít hạt tiêu, lạc, rau thơm và vài lát ớt.

Phở chua Bắc Hà

Phở chua Bắc Hà
Phở chua Bắc Hà – Ảnh: Internet

Khác với hương vị của các loại phở chua ở những địa phương khác, phở chua Bắc Hà cuốn hút theo nét riêng. Nguyên liệu gồm bánh phở, thịt lợn xá xíu, rau sống và nước chua. Nước chua chế biến theo bí quyết gia truyền. Đầu tiên cần ngâm rồi sau trộn rau cải với nước đường và chắt lọc để tạo thành phẩm. Tay nghề người nấu phải cao đi kèm quy trình chế biến nghiêm ngặt, vì vậy bát phở chua chứa đựng cả tinh hoa của núi rừng Tây Bắc đấy.

Một điều cần lưu ý là phở chua ngon nhất khi ăn lạnh và trước khi ăn, du khách nên thêm ít muối vì vị phở chua hơi nhạt so với khẩu vị chung của mọi người.

Thắng cố ngựa Bắc Hà

Thắng cố là món ăn quen thuộc của người Mông. Món ăn được chế biến từ lục phủ ngũ tạng của ngựa. Thưởng thức thắng cố, bạn sẽ cảm nhận hương vị khó quên của nước hầm bởi nó được chế biến từ một “chuỗi” gia vị như thảo quả, địa liền, hạt dổi, củ sả, quế chi…

Quả tỳ bà

Quả tỳ bà được biết với tên gọi khác là nhót tây. Quả mang hương thơm thanh mát, vị ngọt chua. Qủa trồng nhiều trong vườn nhà của người dân. Đặc sản này còn mang công dụng trị viêm họng rất hay, đừng quên mang về làm quà nhé!

Rượu San Lùng

Ai chưa nếm qua vị rượu San Lùng xem như chưa đi du lịch Lào Cai. Để tạo ra rượu Sna Lùng, người ta phải ngâm thóc thành mộng và chưng ủ cùng cao lương thảo dược. Men đủ vị thảo dược của núi rừng, có vị phòng chống lạnh, trừ cảm, có vị làm cho lưu thông khí huyết, giảm đau nhức khớp, có vị làm cho không đau đầu… Khi uống, du khách sẽ cảm nhận vị lâng lâng khó tả, sảng khoái chứ không làm đau đâu như những loại rượu thông thường.

Nấm chân chim

Nấm chân chim
Nấm chân chim – Ảnh: Internet

Nghe tên gọi thôi đã thấy sự khác biệt rồi đúng không? Nấm là đặc sản của người Mông và được các thiếu nữ Mông bày bán trong gùi hoặc các tấm vải trải trên thảm cỏ. Nấm ngọt vị mang hương thơm dễ chịu. Bạn có thể mua về để xào hoặc nấu canh.

Thịt lợn muối

Món ngon thịt lợn muối trứ danh đặc sản Lào Cai. Thịt lợn chua xen vị muối mặn khi ăn giòn rụm, tan chảy trên đầu lưỡi thực khách ngay từ lần nếm đầu tiên. Đây là món ăn dân dã của người Tày và sẽ là thiếu sót nếu du lịch Lào Cai lại không nếm qua.

Về lưu trú, bạn nên lưu ý tìm và đặt phòng trước khi đến để nhận điều nhiều mức giá ưu đãi. Du khách có thể tham khảo đặt phòng giá tốt tại Chudu24 khi du lịch tại Lào Cai.

Mua sắm và giá cả tại Lào Cai

Du lịch Lào Cai thì nhất định phải mua những món này về làm quà, có thể kể đến như nấm linh chi rừng, tam thất, lá thuốc tắm của người Dao, ruốc cá hồi, hay các loại quả như táo mèo, mận, đào…

Bạn có thể mua quà lưu niệm tại khu chợ đêm sát chân nhà thờ Đá tuy nhiên nhớ mặc cả cẩn thận.

Lưu ý: Cẩn thận với các hàng quán bán thuốc hoặc nấm linh chi, củ tam thất dọc đường lên Núi Hàm Rồng vì giá bán cao và chủ yếu là của Trung Quốc mang sang.

Lưu ý khác khi du lịch Lào Cai

– Đến Lào Cai nói chung hay đến Sapa nói riêng thì dù là mùa nào đi chăng nữa bạn cũng nên mang theo ô (dù), thuốc chống côn trùng…

– Đường lên Sapa Lào Cai rất khó khăn do đó cần mang theo thuốc chống say tàu xe.

– Đồ ăn tại Lào Cai phong phú và hấp dẫn tuy nhiên bạn cũng cần mang theo thuốc đau bụng nếu như ăn phải thức ăn không hợp.

– Hỏi giá trước khi sử dụng bất cứ dịch vụ nào tại đây.

– Tham khảo đặt vé, đặt phòng trước khi đến để nhận nhiều ưu đãi đặc biệt.

– Về nơi ở, bạn có thể tham khảo đặt phòng khách sạn tại Chudu24 để nhận mức giá ưu đãi cực tốt.

Khu nghỉ dưỡng biển siêu xịn Mercure Vũng Tàu: Miễn phí trẻ – Giá cực hời chỉ 650k/người

Đến Vũng Tàu nghỉ dưỡng biển 4* siêu xịn tại Mercure Vũng Tàu:

GIÁ CHỈ 1.299.000 VNĐ/ĐÊM/2 KHÁCH

Bao gồm: 
* Ăn Sáng cho 2 người lớn và 1 trẻ em dưới 12 tuổi ngủ cùng bố mẹ
* Miễn phí các hoạt động giải trí tại khách sạn: bi lắc, xe đạp, thả diều, yoga, xem phim trên bãi biển (tối thứ 6 & Chủ Nhật)
* Miễn phí nước suối, trà, cà phê trong phòng
* Miễn phí sử dụng wifi, phòng tập thể dục, câu lạc bộ trẻ em trong khách sạn
* Miễn phí sử dụng hồ bơi, bãi biển riêng của khách sạn
Lưu ý:
– Thời gian đặt đến 18/05/2024, thời gian ở đến 31/07/2024
– Áp dụng lưu trú từ Chủ nhật – thứ 5
– Ưu đãi với số lượng có hạn và có thể kết thúc sớm
THÔNG TIN CHUNG VỀ SẢN PHẨM
  • Là resort 4* hàng đầu trung tâm Vũng Tàu với lợi thế có bãi biển riêng
  • Resort có 2 khu đồi và khu biển, cung cấp 80 phòng nghỉ với tầm nhìn cực đẹp, đáp ứng đa dạng nhu cầu lựa chọn của khách hàng
  • Nhiều tiện ích nghỉ dưỡng sang trọng khác như: Nhà hàng phục vụ menu Á Âu, Sunset Lounge với view ngắm hoàng hôn cực chill, hồ bơi, phòng tập gym…
Thông tin tham khảo đặt phòng: 
- Đặt phòng theo link: Khách sạn Mercure Vũng Tàu
- Đặt qua hotline: 1900 5454 40 hoặc email: datphong@chudu24.com

Six Senses Ninh Vân Bay: Voucher cực sốc cho kỳ nghỉ siêu sang

Nghỉ dưỡng siêu sang tại Six Senses Ninh Vân Bay:

GIÁ CHỈ TỪ 10.888.000 VNĐ/ĐÊM/2 KHÁCH

Bao gồm: 

  • Ăn Sáng cho số lượng người lớn và trẻ em dưới 12 tuổi theo tiêu chuẩn trong villa
  • Đón tiễn bằng tàu và xe chung theo lịch trình resort từ sân bay quốc tế Cam Ranh tới khu nghỉ và chiều ngược lại (dành cho số lượng người lớn và trẻ em theo tiêu chuẩn trong villa)
  • Các hoạt động khám phá và chăm sóc sức khỏe theo lịch hàng tuần của khu nghỉ
  • Tham gia các hoạt động Grow With Six Senses tại Khu vui chơi trẻ em Vooc Village
  • Nhiều loại kem phục vụ miễn phí hàng ngày tại Deli Corner từ 11:00 đến 16:30
  • Sử dụng trung tâm thể dục, phòng xông và tắm hơi, các trò chơi, bóng bàn, các môn thể thao khu vực sân ngoài trời (quần vợt, bóng chuyền, bóng rổ…) và thuyền ván đứng, kayak và thiết bị ống thở lặn ngắm san hô
  • Thuế VAT và phí dịch vụ

Lưu ý: 

  • Thời gian đặt và ở đến 30/06/2024
  • Ưu đãi với số lượng có hạn và có thể kết thúc sớm

THÔNG TIN CHUNG VỀ SẢN PHẨM

  • Với địa thế đặc trưng tựa núi non trập trùng cùng tầm nhìn vô tận ra đại dương, Six Senses Ninh Van Bay là một trong những khu nghỉ dưỡng nổi tiếng bậc nhất tại châu Á
  • Sử dụng gỗ làm chất liệu chủ đạo cho mọi thiết kế cùng vị trí tách biệt, ẩn mình vào núi non, mỗi căn biệt thự tại Six Senses Ninh Van Bay mang đến cho bạn không gian nghỉ dưỡng thân mật, riêng tư, hài hoà với thiên nhiên.
  • Six Senses Spa Ninh Van Bay giúp bạn thư giãn và phục hồi bởi sự kết hợp hài hoà giữa đặc trưng truyền thống Việt và công nghệ trị liệu tiên tiến.
  • Ẩm thực đa dạng được phục vụ tại hệ thống nhà hàng đẳng cấp Dining by the Bay, Dining by the Rock và Dining by the Pool…
  • Nhiều trải nghiệm đẳng cấp: tiệc trà, lớp học nấu ăn, trải nghiệm vui chơi ngoài trời cho trẻ tại Làng Voọc, lướt ván với tàu cao tốc…
Thông tin tham khảo đặt phòng: 
- Đặt phòng theo link: Six Senses Ninh Vân Bay
- Đặt qua hotline: 1900 5454 40 hoặc email: datphong@chudu24.com

Bộ sưu tập nghỉ dưỡng xa xỉ mang thương hiệu Aman tại châu Á

Aman là thương hiệu nghỉ dưỡng xa xỉ, đánh dấu được nét đặc trưng độc tôn của mình trên bản đồ du lịch thế giới. Thương hiệu Aman không thu hút giới thượng lưu bởi vẻ ngoài hào nhoáng, hoa lệ mà trái lại, mỗi điểm đến mà Aman mang đến khách hàng tựa như “ngôi nhà thứ 2” của họ, đơn giản đến tối giản, kèm theo đó là sự tôn trọng những giá trị văn hoá địa phương bên cạnh chất lượng dịch vụ tuyệt vời. Dưới đây là top những khu nghỉ dưỡng Aman tại châu Á để bạn tham khảo, liên hệ đặt phòng xác nhận ngay tại Chudu24 nhé.

TOP NHỮNG KHU NGHỈ DƯỠNG AMAN TẠI CHÂU Á

1. Aman Kyoto 
Thông tin đặt phòng:
- Đặt phòng tại Website Chudu24 theo link: Aman Kyoto Resort
- Đặt qua hotline: 1900 5454 40 hoặc email: datphong@chudu24.com

top những khu nghỉ dưỡng Aman tại châu Á 1

  • Aman Kyoto Resort là khách sạn thứ 3 tại Nhật Bản của tập đoàn Aman, được thiết kế bởi kiến trúc sư tài năng người Úc Kerry Hill.
  • Khách sạn gồm 28 phòng ngủ chia thành 6 khu. Ngoại thất có vẻ giống như machiya, những ngôi nhà truyền thống của Nhật, chủ yếu là nơi ở của thương nhân, trong khi nội thất lấy cảm hứng từ ryokan, những quán trọ truyền thống của Nhật Bản.
  • Hai nhà hàng tại Aman Kyoto cũng không ngoại lệ: Taka-An phục vụ theo phong cách ẩm thực truyền thống kaiseki, với đa dạng các món ăn nhỏ xinh để thực khách thưởng thức; trong khi The Living Pavilion phục vụ đa dạng các món ăn từ ẩm thực Nhật Bản đến quốc tế.
  • Aman Kyoto Resort nằm trong một khu vườn bí mật ở trung tâm khu rừng nằm cách Đền Kinkaku-ji vàng của Kyoto và 16 Di sản Thế giới được UNESCO công nhận khác một đoạn ngắn khoảng 15 phút đi bộ.
2. Aman Tokyo 
Thông tin đặt phòng:
- Đặt phòng tại Website Chudu24 theo link: Khách sạn Aman Tokyo
- Đặt qua hotline: 1900 5454 40 hoặc email: datphong@chudu24.com

top những khu nghỉ dưỡng Aman tại châu Á 2

  • Aman Tokyo tọa lạc tại khu tài chính danh giá của thủ đô, liền kề với Khu vườn Otemachi rộng 3.600 mét vuông.
  • Với 84 phòng và dãy phòng hiện đại mang nét thẩm mỹ truyền thống của Nhật Bản, khách sạn nằm trên sáu tầng trên cùng của Tháp Otemachi.
  • Khách sạn có tầm nhìn tuyệt đẹp ra Vườn Cung điện Hoàng gia và Núi Phú Sĩ ở phía chân trời, đồng thời có kết nối dễ dàng đến tất cả các điểm tham quan trong thành phố, bao gồm cả khu mua sắm Ginza nổi tiếng.
  • Khách sạn có khu vườn bên trong khuôn viên đem lại cảm giác yên bình, khu vực Aman Spa, hồ bơi và một số địa điểm ăn uống cao cấp giúp hoàn thiện nơi vườn địa đàng trên cao này.
3. Janu Tokyo by Aman 
Thông tin đặt phòng:
- Đặt phòng tại Website Chudu24 theo link: Khách sạn Janu Tokyo by Aman
- Đặt qua hotline: 1900 5454 40 hoặc email: datphong@chudu24.com

top những khu nghỉ dưỡng Aman tại châu Á 3

  • Thương hiệu flagship mới của tập đoàn Aman với tên gọi Janu, khách sạn Janu Tokyo by Aman là khách sạn đầu tiên mang thương hiệu này.
  • Janu Tokyo được kết nối với trung tâm sôi động của cộng đồng Azabudai Hills – một thành phố trong thành phố tràn ngập thiên nhiên, văn hóa và nghệ thuật.
  • Nằm trong Tháp Residence A được thiết kế bởi các kiến trúc sư Pelli Clarke & Partners – Janu Tokyo gồm 122 phòng và dãy phòng tràn ngập ánh sáng, thiết lập một chuẩn mực mới về tiêu chuẩn không gian, dịch vụ và trải nghiệm tại 8 khu ăn uống của khách sạn và các địa điểm giao lưu, cũng như trung tâm chăm sóc sức khỏe rộng 4.000 m2.
4. Amanfayun Resort Hangzhou Hàng Châu
Thông tin đặt phòng:
- Đặt phòng tại Website Chudu24 theo link: Amanfayun Resort Hangzhou Hàng Châu
- Đặt qua hotline: 1900 5454 40 hoặc email: datphong@chudu24.com

  • Được bao quanh bởi những cánh đồng trà và rừng cây ở ngoại ô Hàng Châu và Hồ Tây được UNESCO bảo vệ, Amanfayun vẫn giữ được bố cục của một ngôi làng truyền thống Trung Quốc.
  • Tọa lạc trên diện tích 14 ha, khu nghỉ dưỡng bao gồm 42 ngôi nhà, Aman Spa và một số nhà hàng trong làng dọc theo Con đường Fayun, con đường chính của làng.
  • Chỉ cách trung tâm thành phố 20 phút lái xe, Amanfayun là địa điểm lý tưởng để khám phá các ngôi chùa Phật giáo cổ xưa, vườn bách thảo và chợ lụa nổi tiếng của Hàng Châu.
5. Amandayan Resort Lijiang Lệ Giang
Thông tin đặt phòng:
- Đặt phòng tại Website Chudu24 theo link: Amandayan Resort Lijiang Lệ Giang
- Đặt qua hotline: 1900 5454 40 hoặc email: datphong@chudu24.com

  • Tên của Amandayan kết hợp từ ‘hòa bình’ có nguồn gốc từ tiếng Phạn với Dayan, tên lịch sử của Lệ Giang khi nó được thành lập lần đầu tiên bởi gia đình cầm quyền vào thế kỷ XIII.
  • Tọa lạc tại thành phố Lệ Giang huyền thoại của Trung Quốc, Amandayan nằm trên đỉnh Đồi Sư Tử với tầm nhìn bao quát ra những ngọn núi và Phố cổ được UNESCO bảo vệ.
  • Được bố trí xung quanh những khoảng sân yên bình và nằm trong một loạt nhà ở, khu nghỉ dưỡng 35 phòng suite này có nhiều nhà hàng, rạp chiếu phim và Aman Spa với hồ bơi.
  • Nhà hàng Pavilion Dining: Gần như nổi bật trên sườn đồi phía trên Phố cổ Lệ Giang, nhà hàng ngoài trời này của Amandayan sở hữu một khung cảnh tinh tế cho bữa sáng riêng tư hoặc bữa tối dưới ánh nến.
6. Aman Summer Palace Beijing Bắc Kinh
Thông tin đặt phòng:
- Đặt phòng tại Website Chudu24 theo link: Aman Summer Palace Beijing Bắc Kinh
- Đặt qua hotline: 1900 5454 40 hoặc email: datphong@chudu24.com

  • Chỉ cách Cổng Đông của khuôn viên Cung điện Mùa hè được UNESCO bảo vệ của Bắc Kinh vài bước chân là Aman Summer Palace Bắc Kinh.
  • Nằm trong một loạt các gian nhà theo kiểu Tứ Hợp Viện duyên dáng, một số trong đó đã có tuổi đời hơn một thế kỷ, Khu nghỉ dưỡng gồm 51 phòng suite này chỉ cách Tử Cấm Thành 15 km – nơi từng tiếp đón các vị khách của Từ Hi Thái hậu hơn 100 năm về trước.
  • Khu nghỉ có các cơ sở giải trí dưới lòng đất độc đáo bao gồm Aman Spa, hồ bơi nước nóng, phòng tập thể dục có mái che, phòng tập Pilates, rạp chiếu phim riêng và sân bóng quần.
7. Amanoi Resort Ninh Thuận
Thông tin đặt phòng:
- Đặt phòng tại Website Chudu24 theo link: Amanoi Resort Ninh Thuận
- Đặt qua hotline: 1900 5454 40 hoặc email: datphong@chudu24.com

  • Amanoi Resort Ninh Thuận (Amanoi Ninh Thuận) nằm trong khuôn viên vườn Quốc gia Núi Chúa (Ninh Thuận) với diện tích hơn 29.000ha bao bọc bờ vịnh Vĩnh Hy.
  • Gồm hơn 50 căn với 04 hạng Pavilions, Villas, Residences và Spa House. Các hạng phòng ở đây có lối thiết kế mở hài hòa với thiên nhiên, đảm bảo không gian nghỉ dưỡng của du khách luôn ngập tràn trong không khí trong lành và ánh nắng, mang đến giá trị cốt lõi của thương hiệu Aman, đó là sự thanh bình, riêng tư, thân thuộc, ấm cúng, tất cả khách hàng như người bạn đến chơi nhà. Các hạng phòng đều có lối kiến trúc giống nhau, bài trí tối giản theo phong cách truyền thống Việt Nam.

Xem thêm: Top resort thương hiệu Aman khu vực Đông Nam Á luôn được siêu sao Thế giới và hội nhà giàu check-in

Đi Seoul nên mua gì về làm quà?

Seoul – Thủ đô của Hàn Quốc, là một điểm đến mơ ước cho những ai yêu thích văn hóa K-pop, ẩm thực đặc sắc và muốn trải nghiệm cuộc sống đô thị sôi động. Khi du lịch đến Seoul, việc lựa chọn quà lưu niệm để mang về cho người thân và bạn bè là một phần không thể thiếu của chuyến đi. Dưới đây là danh sách những món quà bạn nên cân nhắc khi ghé thăm Seoul.

Trà Hàn Quốc

Trà là một phần quan trọng của văn hóa Hàn Quốc. Các loại trà như Trà Xanh (Nokcha), Trà Mận (Maesilcha), Trà Chanh (Yujacha), Trà Mộc Qua (Mogwacha) và Trà Gừng (Saenggangcha) không chỉ thơm ngon mà còn bổ dưỡng. Chúng được đóng gói cẩn thận trong những hộp xinh xắn, rất thích hợp để làm quà.

đi Seoul nên mua gì về làm quà 1
@Nguồn sưu tầm

Rượu Soju

Soju là thức uống truyền thống của người Hàn Quốc, thường xuất hiện trong các bữa ăn hàng ngày và các ngày lễ quan trọng. Với nồng độ cồn thấp, Soju là lựa chọn tuyệt vời để bạn mang về và tận hưởng cùng bạn bè và gia đình.

đi Seoul nên mua gì về làm quà 2
@Nguồn sưu tầm

Bánh Tteok 

Bánh gạo truyền thống Hàn Quốc có nhiều dạng và hương vị khác nhau, phản ánh văn hóa và truyền thống của đất nước. Bánh Tteok không chỉ ngon miệng mà còn mang ý nghĩa sâu sắc trong mỗi dịp Lễ Tết.

Mỹ phẩm 

Hàn Quốc nổi tiếng với ngành công nghiệp mỹ phẩm chất lượng cao và giá cả phải chăng. Một số thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng mà bạn có thể mua về làm quà bao gồm: Innisfree, Laneige, Etude House, Missha, The Face Shop, v.v. Các sản phẩm phổ biến bao gồm kem dưỡng da, mặt nạ, son môi, phấn mắt, v.v.

Rong biển khô

Rong biển là một phần không thể thiếu trong ẩm thực Hàn Quốc. Rong biển khô có thể được dùng như một món ăn nhẹ hoặc trong các món súp, và cũng là một món quà truyền thống trong dịp lễ Chuseok và Tết Nguyên đán.

Nhân sâm Hàn Quốc

Nhân sâm nổi tiếng với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, là một trong những sản phẩm đặc trưng của Hàn Quốc. Nó không chỉ là một món quà ý nghĩa mà còn thể hiện sự quan tâm đến sức khỏe của người nhận. Bạn có thể mua nhân sâm ở dạng củ tươi, viên nang, trà, kẹo, v.v.

@Nguồn sưu tầm

Hanbok

Trang phục truyền thống Hàn Quốc là một món quà độc đáo và ý nghĩa, thể hiện nét đẹp văn hóa của đất nước. Bạn có thể mua hanbok cho cả nam và nữ, với nhiều kiểu dáng và mẫu mã khác nhau.

Quà lưu niệm K-pop 

Hàn Quốc là quê hương của K-pop, một thể loại âm nhạc phổ biến trên toàn thế giới. Bạn có thể mua album, áp phích, móc khóa chìa khóa và các mặt hàng khác liên quan đến các nhóm nhạc K-pop yêu thích của mình.

Đồ thủ công mỹ nghệ

Hàn Quốc có nhiều ngành thủ công truyền thống lâu đời, sản xuất ra những món đồ thủ công mỹ nghệ tinh xảo và đẹp mắt. Một số món đồ thủ công mỹ nghệ phổ biến mà bạn có thể mua bao gồm đồ gốm sứ, đồ lacquer, quạt giấy, đồ thêu, v.v.

@Nguồn sưu tầm

Quần áo và phụ kiện

Seoul là thiên đường mua sắm với nhiều cửa hàng thời trang, từ các thương hiệu cao cấp đến các cửa hàng bình dân. Bạn có thể mua quần áo, giày dép, túi xách, trang sức và các phụ kiện khác với giá cả phải chăng.

Ngoài ra, Seoul còn nổi tiếng với các khu mua sắm như Myeongdong, Hongdae và Dongdaemun – nơi bạn có thể tìm thấy những món quà lưu niệm xinh xắn và độc đáo.

Khi chọn quà từ Seoul, hãy nhớ rằng món quà không chỉ là vật phẩm mà còn là cách bạn chia sẻ văn hóa và trải nghiệm của mình với người thân và bạn bè. Mỗi món quà đều mang một câu chuyện, một phần của Seoul, và tình cảm của bạn dành cho người nhận. Chúc bạn có một chuyến đi vui vẻ và tìm được những món quà ý nghĩa tại Seoul!

Xem thêm: Danh sách Khách sạn Seoul – Khách sạn Busan – Khách sạn Jeju

Mua sắm quà lưu niệm độc đáo tại Dubai

Dubai không chỉ thu hút du khách bởi những công trình kiến trúc hiện đại, những khu mua sắm sầm uất mà còn bởi những món quà lưu niệm độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa địa phương. Dưới đây là một số gợi ý về những món đồ lưu niệm mà du khách có thể mua tại Dubai:

1/ Vàng và trang sức: Dubai được mệnh danh là “thành phố vàng” với vô số cửa hàng trang sức lộng lẫy. Du khách có thể tìm thấy ở đây những món đồ trang sức được chế tác tinh xảo từ vàng, bạc, kim cương và đá quý.

Mua quà lưu niệm tại Dubai 1
ST

2/ Gia vị: Các khu chợ truyền thống ở Dubai là nơi du khách có thể tìm thấy những loại gia vị độc đáo đến từ khắp nơi trên thế giới. Du khách có thể mua những loại gia vị nguyên hạt hoặc đã được xay sẵn để mang về làm quà cho người thân và bạn bè.

3/ Nước hoa: Dubai nổi tiếng với những loại nước hoa Ả Rập truyền thống được làm từ các nguyên liệu tự nhiên như hoa hồng, đàn hương, hổ phách. Du khách có thể mua nước hoa dạng lỏng hoặc dạng sáp để sử dụng, làm quà tặng.

4/ Khăn choàng: Khăn choàng là một món đồ thời trang phổ biến ở Dubai. Du khách có thể mua những chiếc khăn choàng được làm từ lụa, len hoặc cotton với nhiều màu sắc và họa tiết khác nhau.

5/ Đồ thủ công mỹ nghệ: Du khách có thể tìm thấy ở Dubai những món đồ thủ công mỹ nghệ độc đáo như thảm dệt tay, đồ gốm sứ, đồ trang trí bằng gỗ và kim loại.

6/ Hạt cà phê: Dubai nổi tiếng với cà phê Ả Rập. Du khách có thể mua hạt cà phê nguyên chất hoặc cà phê đã rang xay để mang về làm quà.

7/ Chà là: Chà là là loại trái cây đặc sản của Dubai. Du khách có thể mua chà là tươi hoặc chà là sấy khô để mang về làm quà.

8/ Socola: Dubai có nhiều cửa hàng bán socola cao cấp với nhiều hương vị độc đáo. Du khách có thể mua socola làm quà cho người thân và bạn bè.

ST

9/ Lọ lộc bình: Lọ lộc bình là món đồ trang trí phổ biến ở Dubai. Du khách có thể mua lọ lộc bình với nhiều kích thước và màu sắc khác nhau để mang về làm quà.

10/ Hộp nhạc: Hộp nhạc là món quà lưu niệm độc đáo mà du khách có thể mua tại Dubai. Du khách có thể mua hộp nhạc với nhiều giai điệu khác nhau để mang về làm quà.

Lưu ý:

  • Nên trả giá khi mua hàng tại các khu chợ truyền thống.
  • Cẩn thận với hàng giả, hàng nhái.
  • Mua quà lưu niệm tại các cửa hàng uy tín để đảm bảo chất lượng.

Chúc bạn có những trải nghiệm mua sắm thú vị tại Dubai!

Xem thêm: Danh sách Khách sạn Dubai

Alba Wellness Huế: Sức hấp dẫn từ khu nghỉ suối khoáng nóng nép mình ở dãy Trường Sơn

Alba Wellness Resort Huế By Fusion là thiên đường cho những ai yêu thiên nhiên, mỗi ngày nghỉ tại đây bạn sẽ được hít căng vào lồng ngực bầu không khí trong lành, tận hưởng nhiều hoạt động sức khỏe chăm sóc thân tâm như các liệu trình spa thư giãn, tắm khoáng nóng Onsen,… cùng đa dạng tiện ích hấp dẫn khác, đặc biệt là đi dây trên không Highwire và Zipline. Chỉ cần nhanh tay book ngay khuyến mãi Alba Wellness Huế Tháng 5/2024, kỳ nghỉ trong mơ sẽ về tay bạn!

Khuyến mãi Alba Wellness Huế Tháng 5/2024

Thông tin đặt phòng:
- Đặt phòng tại Website Chudu24 theo link: Alba Wellness Huế
- Đặt qua hotline: 1900 5454 40 hoặc email: datphong@chudu24.com

* Ưu đãi chớp nhoáng – Không bao gồm Spa & Onsen | Miễn phí trẻ em dưới 11 tuổi | Đặt từ 03 – 16.05.24 – Giá chỉ từ 2.400.000 vnđ/đêm

Bao gồm:
  • Ăn sáng
  • Miễn phí 01 lần chơi Zipline & Highwire
  • Nước uống và trái cây chào đón khi nhận phòng
  • Thưởng trà thảo mộc Huế và khí công trên đền Bình An mỗi buổi chiều
  • Miễn phí các hoạt động về sức khỏe
  • Thuế VAT & Phí dịch vụ

** Ưu đãi chớp nhoáng – Giảm đến 20% | Miễn phí trẻ em dưới 11 tuổi | Đặt từ 03 – 16.05.24 – Giá chỉ từ 2.600.000 vnđ/đêm

Bao gồm:
  • Ăn sáng
  • Hạng Deluxe/Premium Deluxe được tặng: 50 phút spa bấm huyệt
  • Các hạng Bungalow:
    • (1) 50 phút spa bấm huyệt hoặc body massage
    • (2) Miễn phí dịch vụ giặt là 2 món/khách/đêm
    • (3) Đồ uống và snack nhẹ chúc ngủ ngon
  • Ưu đãi riêng hạng Zen Bungalow:
    • (1) Tặng thêm 1 trị liệu spa massage toàn thân (tổng 02 trị liệu massage/khách/đêm)
    • (2) Tiện ích nhà tắm như sữa tắm, dầu gội, dầu xả, lotion,… từ nguyên liệu hữu cơ cao cấp
    • (3) Menu gối và menu tinh dầu cho khách lựa chọn
    • (4) Các hoạt động sức khỏe 1-1 và đánh giá tình trạng sức khỏe với chuyên gia wellness
    • (5) Linh hoạt giờ nhận và trả phòng tùy theo tình trạng phòng trống
  • Miễn phí tắm khoáng nóng và 01 lần tắm Onsen (30 phút)
  • Miễn phí 01 lần chơi Zipline & Highwire
  • Nước uống và trái cây chào đón khi nhận phòng
  • Thưởng trà thảo mộc Huế và khí công trên đền Bình An mỗi buổi chiều
  • Miễn phí các hoạt động về sức khỏe
  • Thuế VAT & Phí dịch vụ
Điều kiện áp dụng chung:
  • Thời gian đặt: 03 – 16.05.2024
  • Thời gian lưu trú: 03.05 – 31.10.2024
  • Khuyến mãi áp dụng đặt phòng mới 1 – 9 phòng từ ngày 03.05.2024
  • Khuyến mãi không hoàn, hủy và không áp dụng đồng thời với các chương trình khác

Nằm cách Huế chỉ 30 km về phía Bắc, Alba Wellness Resort Huế By Fusion được bao bọc bởi rừng rậm hùng vĩ, những khu vườn và suối khoáng nóng tự nhiên chảy len lỏi qua những lớp trầm tích dưới chân dãy Trường Sơn. Tất cả giúp nâng tầm giá trị của khu nghỉ và biến nơi đây trở thành ốc đảo thiên đường có thật.

khuyến mãi Alba Wellness Huế tháng 5/2024 1
@Nguồn sưu tầm

Với 26 Bungalow hướng vườn và 30 phòng Deluxe nằm ẩn mình dưới cánh rừng xanh. Tất cả đều có kiến trúc độc đáo, sử dụng các chất liệu tự nhiên như tre, gỗ, mái lá,… cùng phong cách bài trí đầy sáng tạo nhưng vẫn sang. Riêng bungalow thì được thiết kế có không gian mở với hướng nhìn ra khu vườn quê mộc mạc gồm các loại rau thơm, thảo mộc, bầu, bí hay chanh dây,… làm thỏa lòng bất kỳ ai yêu thích không gian sống tĩnh lặng giữa thiên nhiên tươi đẹp.

khuyến mãi Alba Wellness Huế tháng 5/2024 2
@Nguồn sưu tầm
khuyến mãi Alba Wellness Huế tháng 5/2024 3
@Nguồn sưu tầm

Du khách đến với Alba Wellness Huế sẽ được thưởng thức những món ăn hấp dẫn từ hệ thống nhà hàng đẳng cấp, làm mới tâm và thân bằng nhiều hoạt động trải nghiệm, từ spa cho đến thiền, yoga, tắm nắng,… và những hành trình khám phá văn hóa địa phương đặc sắc như đạp xe ngắm cảnh ruộng đồng, thăm thú chợ quê, đền chùa, nhà thờ và những ngôi làng hàng trăm năm tuổi.

khuyến mãi Alba Wellness Huế tháng 5/2024 4
@Nguồn sưu tầm
@Nguồn sưu tầm

Ngoài ra, mỗi ngày nghỉ dưỡng tại đây du khách còn được tận hưởng dịch vụ đặc trưng chỉ có ở resort như một liệu trình giúp cơ thể và tinh thần hoàn toàn thư giãn, đó chính là Onsen – “trái tim” của khu nghỉ. Với không gian rộng hơn 2.000 m2, được chia làm hai khu riêng biệt dành cho nam và nữ, được trang bị đầy đủ tiện nghi và hệ thống bể tắm hiện đại gồm bể tắm khoáng, bể sục siêu vi, bể tia, bể lạnh, suối khoáng nóng ngoài trời,… Các chuyên viên trị liệu sẽ tận tình hướng dẫn để bạn trải nghiệm được trọn vẹn các bước trong quy trình 7 bước tắm Onsen của Nhật.

@Nguồn sưu tầm
@Nguồn sưu tầm

Tiếp sau đó, bạn sẽ bước vào liệu trình spa bằng tinh dầu, tre nóng, đá nóng, thảo dược thư giãn, giải phóng các vùng cơ mệt mỏi hoặc trẻ hóa da, đắp mặt nạ, tẩy tế bào chết,… Và nhớ đừng quên thưởng thức một cốc nước khoáng hay một ly trà thật chậm rãi như cách bạn đang nhấm nháp từng khoảnh khắc thi vị của cuộc sống.

@hatruc

Bên cạnh đó để thực sự hòa mình vào thiên nhiên, Alba Wellness Resort Huế By Fusion còn có nhiều hoạt động ngoài trời đầy thú vị như Zipline, đi dây trên không Highwire, dạo suối cho đến tham quan khu vườn rau, nông trại nai, hươu, lợn rừng,…

Chương trình khuyến mãi Alba Wellness Huế Tháng 5/2024 có thể kết thúc sớm trước thời hạn do số lượng ưu đãi có hạn. Để đặt phòng, bạn có thể liên hệ hotline 1900 5454 40 – 1900 6365 40 hoặc truy cập website www.chudu24.com nhé!

Khám phá Ẩm thực Dubai – Những Món Ngon Không Thể Bỏ Lỡ

Dubai không chỉ nổi tiếng với những tòa nhà chọc trời, những khu mua sắm xa hoa, mà còn thu hút du khách bởi nền ẩm thực đa dạng và phong phú. Ẩm thực Dubai là sự kết hợp hài hòa giữa các món ăn truyền thống Ả Rập và các món ăn quốc tế, mang đến cho du khách những trải nghiệm vị giác độc đáo. Dưới đây là những món ăn nên thử khi du lịch Dubai:

Xem thêm: Danh sách Khách sạn Dubai

1. Luqaimat: Bánh rán mật ong

Luqaimat là món bánh truyền thống Ả Rập được làm từ bột mì, chiên giòn và phủ lên trên lớp mật ong ngọt ngào. Món bánh này thường được ăn kèm với kem hoặc sữa chua, tạo nên hương vị béo ngậy và thơm ngon.

2. Shawarma: Bánh mì kẹp thịt nướng

Shawarma là món ăn đường phố phổ biến ở Dubai, được làm từ thịt gà, thịt bò hoặc thịt cừu nướng trên xiên, sau đó thái mỏng và kẹp vào bánh mì pita cùng với salad, rau củ và nước sốt.

3. Al Machboos: Cơm trộn thịt

Al Machboos là món ăn truyền thống của Dubai, được làm từ cơm trộn với thịt gà, thịt bò hoặc thịt cừu, cùng với các loại gia vị và rau củ. Món ăn này thường được ăn kèm với salad và nước sốt.

4. Hummus: Sốt đậu gà

Hummus là món ăn khai vị phổ biến ở Dubai, được làm từ đậu gà nghiền nhuyễn, pha với tahini (tương mè), dầu ô liu, nước cốt chanh và các gia vị. Hummus thường được ăn kèm với bánh mì pita hoặc rau củ.

5. Falafel: Bánh rán đậu gà

Falafel là món ăn chay phổ biến ở Dubai, được làm từ đậu gà nghiền nhuyễn, viên tròn và chiên giòn. Falafel thường được ăn kèm với bánh mì pita, salad và nước sốt.

6. Gahwa: Cà phê Ả Rập

Gahwa là thức uống truyền thống của Dubai, được pha từ cà phê Arabica rang xay và ủ trong ấm cà phê đặc biệt. Gahwa thường được phục vụ cùng với chà là và nước hoa hồng.

7. Karak Chai: Trà sữa

Karak Chai là thức uống phổ biến ở Dubai, được pha từ trà đen, sữa đặc và các gia vị. Karak Chai thường được bán trong các quán trà ven đường và là thức uống yêu thích của người dân địa phương.

8. Cà phê Thổ Nhĩ Kỳ: Cà phê đậm đặc

Cà phê Thổ Nhĩ Kỳ là thức uống phổ biến ở Dubai, được pha từ cà phê Arabica rang xay mịn và nấu trong cezve (bình cà phê Thổ Nhĩ Kỳ). Cà phê Thổ Nhĩ Kỳ có vị đậm đà và thường được phục vụ cùng với kẹo Thổ Nhĩ Kỳ.

9. Nước hoa hồng: Thức uống truyền thống

Nước hoa hồng là thức uống truyền thống của Dubai, được làm từ hoa hồng ngâm trong nước. Nước hoa hồng có vị ngọt nhẹ và thường được phục vụ trong các dịp lễ hội.

10. Chà là: Trái cây đặc sản

Chà là là trái cây đặc sản của Dubai, được sử dụng để ăn trực tiếp hoặc chế biến thành các món ăn khác như bánh kẹo, sữa chua. Chà là có vị ngọt thanh và là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào.

Ngoài ra, du khách còn có thể thưởng thức nhiều món ăn ngon khác ở Dubai như:

  • Biryani: Cơm trộn với thịt và rau củ
  • Kebabs: Thịt nướng xiên
  • Tabbouleh: Salad rau củ
  • Fattoush: Salad bánh mì chiên
  • Kebab Khubz: Bánh mì kẹp thịt nướng

Hãy đến với Dubai và khám phá những món ăn ngon, độc đáo của nền ẩm thực nơi đây. Chắc chắn bạn sẽ có những trải nghiệm ẩm thực khó quên!

HOT SALE! New World Hoiana Beach Resort | Miễn phí trẻ em + Đón tiễn sân bay chỉ từ 1.800k/khách

New World Hoiana Beach Resort Hội An là một kỳ quan nghỉ dưỡng bên bờ biển tuyệt đẹp, kết hợp giữa kiến trúc hiện đại và sự ấm áp của văn hóa địa phương. Với dịch vụ sang trọng và không gian xanh mát, đây là điểm đến lý tưởng cho những du khách mong muốn tận hưởng kỳ nghỉ thư giãn và đẳng cấp. Khám phá cuộc sống biển tuyệt vời tại Hoiana Beach Resort, bạn sẽ được chìm đắm trong không gian yên bình và trải nghiệm những khoảnh khắc đáng nhớ. Bạn có chuyến du lịch Hội An đừng bỏ lỡ chương trình ưu đãi đặt phòng New World Hoiana Beach Resort 2024 với giá chỉ từ 1.800k/khách, miễn phí 2 trẻ dưới 12 tuổi, đưa đón sân bay và nhiều tiện ích đi kèm khác.

Ưu đãi đặt phòng New World Hoiana Beach Resort 2024

Giá chỉ từ 3.600.000 VNĐ/đêm

Thông tin đặt phòng:
- Đặt phòng tại Website Chudu24 theo link: New World Hoiana Beach Resort
- Đặt qua hotline: 1900 5454 40 hoặc email: datphong@chudu24.com

Bao gồm:

– Ăn Sáng (Giá bao gồm ăn sáng dành cho 2 người lớn và tối đa 02 trẻ em dưới 12 tuổi ngủ chung giường với bố mẹ)
– Miễn phí xe bus đưa đón đến Sân bay quốc tế Đà Nẵng, các điểm nội thành trong Đà Nẵng và phố cổ Hội An theo lịch trình của Resort. Quý khách vui lòng gửi thông tin chuyến bay trước tối thiểu 72 tiếng
– Miễn phí nâng lên hạng phòng tiếp theo tùy theo công suất phòng tại Resort
– Đặt từ 2 đêm trở lên: Tặng thêm voucher ăn uống trị giá 1 triệu/phòng/kỳ lưu trú
– Đặt từ 3 đêm trở lên: Miễn phí 1 tiệc trà chiều (áp dụng 1 lần/kỳ lưu trú)
– Đặc quyền phòng Suites: 1 chiều đón/tiễn sân bay bằng Mercedes, miễn phí sử dụng phòng chờ câu lạc bộ và Quang Nam House, giảm giá 20% cho dịch vụ Spa (ở từ 2 đêm trở lên)
– Miễn phí hoạt động bãi biển (chèo thuyền kayak, thuyền sup, lướt ván) và hồ bơi tại resort
– Miễn phí sử dụng xe đạp trong resort và khu vui chơi dành cho trẻ em
– Miễn phí 02 chai nước suối trong phòng mỗi ngày
– Thuế VAT và phí dịch vụ

Lưu ý và chính sách:
– Thời gian đặt và ở: Từ nay đến 30/06/2024 (không phụ thu Lễ)
– Khuyến mãi áp dụng cho khách lẻ (01 – 09 phòng) đặt mới từ ngày 22/04/2024 và không áp dụng đồng thời các khuyến mãi khác.

Chương trình ưu đãi đặt phòng New World Hoiana Beach Resort 2024 có thể kết thúc sớm trước thời hạn do số lượng ưu đãi có hạn


THÔNG TIN SẢN PHẨM

Tọa lạc bên trong hệ sinh thái nghỉ dưỡng phức hợp Hoiana Resort & Golf, New World Hoiana Beach Resort là khu nghỉ dưỡng cung cấp đầy đủ tiện nghi hiện đại, phục vụ chuyên nghiệp nhưng vẫn hài hòa với văn hóa, thiên nhiên địa phương.

ưu đãi đặt phòng New World Hoiana Beach Resort 2024 1
@changmakeup

New World Hoiana Beach Resort có concept thiết kế kiến trúc mang đậm dấu ấn châu Á đương đại sang trọng, và thanh lịch, tạo cảm giác thư giãn thoải mái cho mọi du khách khi bước chân đến đây.

ưu đãi đặt phòng New World Hoiana Beach Resort 2024 2
@nofoodphobia

Khu nghỉ dưỡng cung cấp 330 phòng tiêu chuẩn và cao cấp, đáp ứng hoàn hảo nhu cầu tiện ích kết hợp với xu hướng thân thiện môi trường. Nội thất mang đậm dấu ấn làng quê truyền thống và chú trọng tính bền vững khi sử dụng gối hữu cơ, nệm xơ dừa và ga trải giường bông hữu cơ.

ưu đãi đặt phòng New World Hoiana Beach Resort 2024 3
@nofoodphobia

Không gian phòng nghỉ theo hướng mở giúp gần gũi với thiên nhiên, tận dụng được tối đa ánh sáng tự nhiên bên ngoài và sẽ là nơi ẩn náu hoàn hảo cho những du khách ưa chuộng sự tĩnh lặng sau một thời gian dài làm việc không ngừng.

@butternba

Bên cạnh đó, New World Hoiana Beach Resort còn mang đến cho du khách trải nghiệm tinh hoa ẩm thực thế giới pha trộn với nền ẩm thực phong phú của miền Trung Việt Nam, tạo nên sự đổi mới trong hương vị món ăn và làm kích thích mọi giác quan. Nếu bạn muốn thưởng thức một bữa ăn thú vị bên bờ biển thì có thể ghé Blend – nhà hàng theo phong cách mới lạ lấy cảm hứng từ những khu chợ châu Á nhộn nhịp. Hay bạn có thể vừa bơi lội, vừa chill nhẹ nhàng với các thức uống nhiệt đới mát lạnh tại Cove Bar & Grill.

@newworldhoianabeachresort

Ngoài ra khu nghỉ dưỡng còn cung cung cấp đa dạng các hoạt động ngoài trời thú vị dành cho gia đình, mà các thành viên có thể tham gia vào mọi thời điểm trong ngày, nhằm tạo nên các khoảnh khắc gắn kết gia đình quý báu.

@nofoodphobia
@__mittea

Các hoạt động như chèo kayak giàu năng lượng, các bữa tiệc hồ bơi bọt biển sôi động, các lớp học bơi thú vị và nhiều hoạt động khác sẽ không làm các gia đình thất vọng. Một loạt các dụng cụ được cung cấp miễn phí cho các hoạt động gia đình như xe đạp, tấm SUP và bè bơi cũng sẽ khiến các gia đình tận hưởng suốt ngày dài. Ngoài ra, khu ván trượt nước luôn là lựa chọn hấp dẫn, hứa hẹn mang lại những khoảnh khắc và trải nghiệm gia đình không thể quên mà các gia đình không thể bỏ lỡ.

Để đặt phòng, bạn có thể liên hệ qua hotline 1900 5454 40 & 1900 6365 40 của Chudu24 hoặc website www.chudu24.com nhé!

Ưu đãi tri ân từ FLC – Chuỗi quần thể nghỉ dưỡng lý tưởng cho gia đình

Cùng gia đình lên kế hoạch cho kỳ nghỉ bất tận tại chuỗi khách sạn/ resort cực chất của hệ thống FLC. Cơ hội trải nghiệm không gian nghỉ dưỡng đẳng cấp và tham gia các hoạt động thú vị với mức giá tri ân cực hấp dẫn, gọi đến số hotline 1900 5454 40 hoặc 1900 6365 40 để được tư vấn cụ thể Ưu đãi đặt phòng FLC 2024 nhé!

Ưu đãi đặt phòng FLC 2024

Ưu đãi đặt phòng FLC 2024
ST

Tri ân khách hàng | Đặt trước 1 ngày

1/ FLC Hạ Long Bay Golf Club & Luxury Resort – Giá từ 1.100.000/phòng/đêm

Thông tin đặt phòng:
- Đặt phòng theo link: FLC Hạ Long Bay Golf Club & Luxury Resort
- Đặt qua hotline: 1900 5454 40 hoặc email: datphong@chudu24.com

2/ Khách sạn FLC Quy Nhơn Luxury – Giá từ 1.100.000/phòng/đêm

Thông tin đặt phòng:
- Đặt phòng tại Website Chudu24 theo link: Khách sạn FLC Quy Nhơn Luxury
- Đặt qua hotline: 1900 5454 40 hoặc email: datphong@chudu24.com

3/ Khách sạn FLC Grand Quy Nhơn – Giá từ 1.100.000/phòng/đêm

Thông tin đặt phòng:
- Đặt phòng tại Website Chudu24 theo link: Khách sạn FLC Grand Quy Nhơn
- Đặt qua hotline: 1900 5454 40 hoặc email: datphong@chudu24.com

4/ Khách sạn FLC City Beach Quy Nhơn – Giá từ 1.100.000/phòng/đêm

Thông tin đặt phòng:
- Đặt phòng tại Website Chudu24 theo link: Khách sạn FLC City Beach Quy Nhơn
- Đặt qua hotline: 1900 5454 40 hoặc email: datphong@chudu24.com

5/ FLC Quy Nhơn Luxury Resort – Giá từ 4.950.000/phòng/đêm

Thông tin đặt phòng:
- Đặt phòng tại Website Chudu24 theo link: FLC Quy Nhơn Luxury Resort
- Đặt qua hotline: 1900 5454 40 hoặc email: datphong@chudu24.com

Tri ân khách hàng | Đặt trước 1 ngày, bao gồm:

  • Ăn Sáng
  • Nước uống chào mừng khi nhận phòng
  • Miễn phí trà, cà phê và nước suối trong phòng theo tiêu chuẩn
  • Miễn phí sử dụng bể bơi và phòng tập Gym
  • Miễn phí Internet tốc độ cao trong phòng
  • Thuế VAT
  • Phí Dịch Vụ

*** Lưu ý & chính sách:

  • Thời gian đặt và ở đến: 23.05.2024 đối với Quy Nhơn – 14.05.2024 đối với Hạ Long
  • Khuyến mãi không áp dụng cho 27.04 – 29.04; 30.04 – 01.05
  • Khuyến mãi áp dụng cho khách Việt Nam
  • Giá khuyến mãi được áp dụng tùy theo tình trạng phòng trống của Khách sạn tại thời điểm lưu trú
  • Không kết hợp đồng thời với các chương trình ưu đãi, khuyến mãi khác

Chương trình Ưu đãi đặt phòng FLC 2024 có thể kết thúc sớm trước thời hạn do số lượng có hạn.

Ngoài ra, Chudu24 còn có Ưu đãi “Summer Vacation” | Đặt đến 31.05, tham khảo chi tiết tại đây.

Xem thêm:

Dự trù chi phí du lịch Dubai từ Việt Nam

Dubai – Thành phố sôi động và xa hoa bậc nhất thế giới, luôn chào đón du khách với những trải nghiệm độc đáo và ấn tượng. Tuy nhiên, nhiều du khách lo lắng về chi phí du lịch Dubai, đặc biệt là khi nơi đây được mệnh danh là “thành phố đắt đỏ”. Bài viết này sẽ giúp du khách hiểu rõ hơn về chi phí du lịch Dubai và có kế hoạch tài chính phù hợp cho chuyến đi của mình.

Xem thêm: Danh sách Khách sạn Dubai

1. Các khoản chi phí chính

Vé máy bay: Giá vé máy bay khứ hồi từ Việt Nam đến Dubai dao động từ 15.000.000 VND đến 30.000.000 VND, tùy thuộc vào hãng hàng không, thời điểm đặt vé và hạng vé.

Visa: Du khách Việt Nam cần xin visa du lịch Dubai. Chi phí visa du lịch Dubai là 120 USD (khoảng 2.800.000 VND).

Chỗ ở: Giá phòng khách sạn ở Dubai dao động từ 1.000.000 VND đến 10.000.000 VND một đêm, tùy thuộc vào vị trí, loại phòng và tiện nghi. Du khách có thể lựa chọn các nhà nghỉ bình dân, khách sạn tầm trung hoặc khách sạn cao cấp để phù hợp với ngân sách của mình.

chi phí du lịch Dubai từ Việt Nam 1
@Nguồn sưu tầm

Ăn uống: Chi phí ăn uống ở Dubai khá cao. Du khách có thể tiết kiệm chi phí bằng cách ăn uống tại các nhà hàng địa phương hoặc tự nấu ăn. Giá thức ăn tại các nhà hàng bình dân dao động từ 200.000 VND đến 500.000 VND một người.

Di chuyển: Du khách có thể di chuyển bằng taxi, xe buýt, tàu điện ngầm hoặc Uber. Giá taxi khá cao, dao động từ 15.000 VND đến 30.000 VND một km. Du khách có thể mua thẻ NOL để di chuyển bằng xe buýt và tàu điện ngầm với giá 20 AED (khoảng 130.000 VND).

Tham quan: Giá vé tham quan các địa điểm du lịch ở Dubai dao động từ 10 AED (khoảng 65.000 VND) đến 200 AED (khoảng 1.300.000 VND), tùy thuộc vào địa điểm.

2. Mẹo tiết kiệm chi phí

Đặt vé máy bay và khách sạn sớm: Du khách nên đặt vé máy bay và khách sạn sớm để có giá tốt nhất.

Sử dụng phương tiện giao thông công cộng: Du khách nên sử dụng phương tiện giao thông công cộng để tiết kiệm chi phí di chuyển.

Ăn uống tại các nhà hàng địa phương: Du khách nên ăn uống tại các nhà hàng địa phương để tiết kiệm chi phí ăn uống.

Mua thẻ Dubai Pass: Du khách có thể mua thẻ Dubai Pass để tiết kiệm chi phí tham quan các địa điểm du lịch.

Tham gia các hoạt động miễn phí: Dubai có nhiều hoạt động miễn phí mà du khách có thể tham gia như tắm biển, tham quan các khu chợ truyền thống, v.v.

@Nguồn sưu tầm

3. Dự trù chi phí

Du khách nên dự trù chi phí cho chuyến du lịch Dubai dựa trên các khoản chi phí chính và các mẹo tiết kiệm chi phí. Dưới đây là dự trù chi phí cho một chuyến du lịch Dubai 5 ngày 4 đêm dành cho một người:

  • Vé máy bay: 20.000.000 VND
  • Visa: 2.800.000 VND
  • Chỗ ở: 5.000.000 VND
  • Ăn uống: 3.000.000 VND
  • Di chuyển: 1.000.000 VND
  • Tham quan: 2.000.000 VND

Tổng chi phí: 33.800.000 VND

Lưu ý: Chi phí trên chỉ mang tính chất tham khảo, có thể thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu và thói quen chi tiêu của mỗi người.

Chúc bạn có một chuyến du lịch Dubai vui vẻ và tiết kiệm!

MỚI

HOT

HAY

NƯỚC NGOÀI